Giảm thuế, mua ô tô nhiều sẽ “tác động ngược”?
Chiều 13/11, thảo luận về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) bức xúc và không đồng tình với chủ trương xoá thuế cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Lãi hưởng, lỗ đổ cho dân
Không đồng tình với quy định xóa thuế cho các DNNN, theo ĐB Danh Út (Kiên Giang), việc này sẽ tạo ra bất bình đẳng giữa các DN. Nếu DN cứ làm ăn thua lỗ rồi xóa thuế sẽ kìm hãm sự phát triển, khuyến khích làm ăn phi pháp. Trên cơ sở đó, ĐB đề nghị không nên quy định điều này vào trong luật.
Tương tự, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cũng tỏ ra không đồng tình với việc xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt cho DNNN đang chuẩn bị cũng như đã cổ phần hoá. Theo ĐB Vở, chỉ nên xóa nợ trong những trường hợp phát sinh nợ do lỗi của cơ quan nhà nước, không nên xóa cho các đối tượng khác như dự án luật đã nêu, vì điều này trái với quy định của Hiến pháp là mọi công dân phải có nghĩa vụ đóng thuế.
ĐB Vở cũng cho rằng, “không thể chấp nhận tình trạng khi có lợi thì DN hưởng còn lỗ để nhà nước gánh chịu, mà nhà nước ở đây chính là người dân. Quy định này cũng thể hiện sự không nghiêm của pháp luật về thuế. “Pháp luật hiện hành quy định khi chuyển pháp nhân thì pháp nhân mới phải kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ, trong đó có cả nợ thuế”, ĐB Vở cho hay.
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường và nhiều ĐB khác không đồng tình với việc xoá thuế cho DNNN. Ảnh: HL
“Không thể chấp nhận tình trạng khi có lợi thì DN hưởng còn lỗ để nhà nước gánh chịu, mà nhà nước ở đây chính là tiền thuế của người dân”. ĐB Trương Văn Vở
Cũng không tán thành với việc xoá thuế cho DNNN, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng, tờ trình của Chính phủ không nêu rõ số lượng bao nhiêu DN, hay tổng số số tiền xóa từ thuế là bao nhiêu? Trên cơ sở đó, nữ ĐB đang làm DN đề nghị không thực hiện chủ trương này để không tạo thành một chính sách thường xuyên, tạo sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế.
Video đang HOT
Có cùng nhận định, ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, kể cả trong trường hợp chuyển giao, nếu thuế cũ còn nợ thì người chủ mới vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ. ĐB Lịch đề nghị Chính phủ thống kê danh sách cụ thể xem có bao nhiêu DN nằm trong diện được xoá thuế, đồng thời cần đưa ra kịch bản về mức độ phục hồi của DN, đặc biệt không được để quy định này trở thành một chủ trương dài hạn.
Giảm thuế, mua ô tô nhiều sẽ “ tác động ngược”?
Một trong những kỳ vọng rất lớn của người tiêu dùng trong thời gian qua là việc đưa thuế suất về bằng không cũng như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tới đây sẽ góp phần giảm giá ô tô, lúc đó người có thu nhập trung bình khá sẽ có cơ hội mua sắm ô tô. Tuy nhiên khi thảo luận về lĩnh vực thuế tiêu thụ đặc biệt chiều cùng ngày, không ít ĐBQH đã lên tiếng phản đối chủ trương giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, vì cho rằng sẽ gây bất lợi cho DN nội địa và ngành ô tô Việt Nam.
Nêu quan điểm về điều này, ĐB Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) viện dẫn ra nhiều bất cập khi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và đề nghị cân nhắc kỹ để đảm bảo lợi ích giữa DN, người tiêu dùng, nhà nước. Trên cơ sở đó, vị ĐB đoàn Vĩnh Phúc đề nghị giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc chỉ giảm ở mức thấp. Lý do mà ĐB Thuỷ đưa ra là khi giảm thuế đồng loạt sẽ gây “tác động ngược”. Vì khi đó người mua ô tô sẽ tăng đột biến, kéo theo hệ quả lớn về môi trường, kẹt xe, rồi tai nạn giao thông… Mặt khác, việc giảm thuế sẽ khiến DN ngoại hưởng lợi kép, còn DN nội sẽ gặp bất lợi, dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, mất thị trường.
ĐB Lê Văn Lai (Quảng Nam) đưa ra cảnh báo, nếu giảm sâu thuế tiêu thụ đặc biệt thì “đất nước sẽ đối mặt với những thách thức mới”. Khi xe ồ ạt vào Việt Nam, ngành sản xuất ô tô trong nước sẽ bước lên vũ đài mới với một sự “cạnh tranh không tương thích”. Ngành ô tô Việt Nam mới ra đời và còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi đó các nước có đầy đủ điều kiện để chiến thắng chúng ta ngay trên sân nhà.
“Chính phủ đã tính tới chiến lược phát triển ô tô trong nước có khả năng thất bại không? Đã tính đến việc vượt qua khó khăn này bằng giải pháp nào chưa?”, đặt câu hỏi, rồi ĐB Lai cho biết, nếu thuế tiêu thụ đặc biệt giảm sâu, ngành ô tô trong nước sẽ “chết”. Tại Quảng Nam, DN ô tô sẽ không tồn tại, kéo theo nhiều hệ lụy, hàng chục nghìn lao động sẽ phải đối mặt với cảnh thất nghiệp.
Theo_24h
Chính thức điều chỉnh cách tính thuế: Xe nhập lại có cơ hội tăng giá?
Chưa kịp chờ thuế nhập khẩu giảm về 0% theo lộ trình các hiệp định thương mại tự do, xe ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ lại có "cơ hội" tăng giá nhờ đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt?
(Ảnh minh hoạ).
Chính thức thay đổi cách tính thuế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó có quy định mới về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo đó, Nghị định hướng dẫn chi tiết cách xác định giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại.
Cụ thể, đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Giá vốn xe nhập khẩu bao gồm: Giá tính thuế nhập khẩu thuế nhập khẩu (nếu có) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu.
Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu và giá cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Liên quan tới chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô, cụ thể là cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã vấp phải nhiều ý kiến tranh luận trái chiều kể từ khi dự thảo này được công bố hồi giữa năm nay.
Theo Nghị định vừa được Chính phủ ký ban hành, giá tính thuế đối với xe nhập xác định trên giá bán ra của nhà nhập khẩu trong khi hiện nay đang tính dựa trên giá nhập khẩu (CIF) và thuế nhập khẩu.
Lo ngại giá xe nhập sẽ tăng?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai từng lý giải, quy định mới này được đưa ra trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu ô tô sẽ hạ dần và xuống 0% vào năm 2018 đối với ASEAN sẽ đảm bảo công bằng giữa nhà nhập khẩu , nhà sản xuất trong nước.
"Với các cam kết thuế tới đây, rõ ràng giá tính thuế đối với doanh nghiệp sản xuất là giá bán của nhà sản xuất, trong khi nhà nhập khẩu chỉ là giá nhập tới cửa khẩu chưa công bằng. Do đó, căn cứ vào luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất giá tính thuế là giá bán ra của nhà nhập khẩu bao gồm cả chi phí bán hàng", bà Mai nói.
Thứ trưởng cũng khẳng định, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm các nước cho thấy: Một số nước đang áp dụng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá buôn; một số áp giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, qua nhiều khâu thương mại; có một số ít các nước áp giá nhập khẩu trên giá CIF và thuế nhập khẩu.
"Hiện nay, một nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan cũng đang áp giá tính thuế là giá CIF nhưng cũng đang chuyển dần, dự kiến sẽ áp trên giá bán lẻ", bà Mai nói.
Trước đó, các lãnh đạo từ Bộ Tài chính nhiều lần khẳng định, phương pháp giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhằm bảo đảm công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Đối với lo ngại phương án giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới sẽ khiến giá ô tô nhập khẩu đội lên 5 - 10%, thậm chí là 15 - 20% khiến giấc mơ ô tô giá rẻ ngày càng xa vời, một lãnh đạo Bộ Tài chính từng khẳng định: "Giá tăng nhiều hay ít, tất cả mới chỉ là phỏng đoán. Giá tăng hay không tăng phụ thuộc vào cơ chế thị trường, có lúc nhập về không bán được thì giá có hạ không hay bán bằng giá cũng chả bán được?".
Theo vị này, nếu ô tô trong nước chất lượng tăng thêm thì rõ ràng là tự nhiên cạnh tranh trong nước tăng lên, giá giảm và người dân được lợi từ đó. "Không phải có kết cấu thuế một tí vào đấy thì giá tăng, có lúc không có thuế, giá vẫn tăng vù vù mà có khi có thuế giá vẫn có thể giảm", ông nói.
Phương Dung
Theo Dantri
Đà Nẵng: Nhiều chung cư có nguy cơ đổ sập TP Đà Nẵng đang tiến hành rà soát và xử lý nhiều khu chung cư, nhà tập thể xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang mùa mưa bão nên việc di dời, bố trí tái định cư cho các hộ sống trong những khu nhà này là việc làm cấp...