Giảm thủ tục nhận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Dự kiến thời điểm lao động mất việc nhận được hỗ trợ tính từ đầu tháng 2 khi Việt Nam công bố dịch, thay vì đầu tháng 4 như trước.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 42 và Quyết định 15 hỗ trợ lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19. Bộ đề xuất mở rộng người được hỗ trợ, cho lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên tất cả các cấp. Người lao động nhận hỗ trợ không quá ba tháng, mỗi tháng 1,8 triệu đồng.
Theo quy định, lao động tự do là một trong những nhóm được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Huế
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất xác định lại thời điểm lao động mất việc được hỗ trợ, tính từ ngày 1/2 đến 1/6, thay vì từ ngày 1/4 như cũ. Bởi qua thực tế triển khai, nhiều lao động đã bị mất việc từ trước thời điểm trên do ảnh hưởng của dịch. Nếu giữ quy định cũ, nhóm này sẽ chịu thiệt thòi bởi đây là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Với gói 16.000 tỷ đồng (nằm trong gói 62.000 tỷ) cho doanh nghiệp vay lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động, điều kiện để doanh nghiệp vay vốn có thể được nới lỏng. Cụ thể, Bộ đề xuất bãi bỏ điều kiện “đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động”. Thời gian lao động ngừng việc được hỗ trợ sẽ tính từ tháng 4 đến tháng 12/2020, thay vì tính đến tháng 6/2020 như quy định cũ. Doanh nghiệp được vay vốn không quá ba tháng.
Theo dự kiến ban đầu, số tiền 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương ngừng việc cho khoảng 3 triệu lao động. Song hầu như không hồ sơ nào được giải ngân do thủ tục khắt khe, đại dịch được khống chế và doanh nghiệp hồi phục dần sản xuất.
Video đang HOT
Các thủ tục hành chính phê duyệt bởi cấp huyện và tỉnh khi doanh nghiệp làm hồ sơ xét duyệt được bãi bỏ. Chủ doanh nghiệp sẽ trực tiếp kê khai hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của thông tin cung cấp.
Máy móc của một công ty gia công hàng may mặc bọc nylon, tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch, cuối tháng 2/2020. Ảnh: Ngọc Thành.
Ngày 10/4, Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ trực tiếp người dân gặp khó khăn vì Covid-19. Dự kiến 20 triệu người yếu thế được nhận hỗ trợ từ gói này. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương.
Qua 4 tháng triển khai, đến đầu tháng 8, Kho bạc Nhà nước giải ngân gần 12.000 tỷ đồng. Hơn 11.500 tỷ đồng trong đó hỗ trợ người có công với cách mạng, người được bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. 427 tỷ đồng còn lại hỗ trợ khoảng 426.000 lao động gặp khó khăn. Tỷ lệ giải ngân chậm, chỉ đạt hơn 19% toàn gói.
Việt Nam bước vào làn sóng Covid-19 thứ hai từ cuối tháng 7. Cơ quan chức năng đã tính đến kịch bản xấu nhất những tháng cuối năm, dự báo số lao động mất việc có thể tăng 60.000 đến 70.000 mỗi tháng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng tăng 2,12%, thấp nhất trong một thập kỷ qua.
Kiến nghị gỡ 'nút thắt' để thu hồi nợ xấu trong bối cảnh COVID-19
Hàng loạt vấn đề về tái cơ cấu, xử lý nợ xấu trong 5 năm qua của ngành ngân hàng, các giải pháp cần thực hiện sau COVID-19 đã được đề cập tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2020 (Vietnam Banking Forum 2020") được Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng nhóm báo Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 30/9.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết: Thời gian qua, tình hình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42. Đây là Nghị quyết có giá trị pháp lý rất quan trọng khi mà lần đầu tiên, các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo các khoản nợ của TCTD đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một Nghị quyết của Quốc hội, tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất nhằm đảm bảo quyền của chủ nợ trong xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên để Nghị quyết số 42 được triển khai có hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, một số ngân hàng đã kiến nghị một số giải pháp cần tháo gỡ để thu hồi nợ xấu được khả thi hơn.
Theo ông Nguyễn Thế Huân, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), hiện nay, tỷ lệ nợ xấu được VietinBank chủ động kiểm soát ở mức an toàn theo quy định của NHNN (dưới 3%). Từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực đến nay, VietinBank đã xử lý thu hồi hơn 28.000 tỷ đồng được xác định là nợ xấu theo Nghị quyết 42.
Tuy nhiên, với áp lực tăng vốn tự có, đặc biệt là vốn điều lệ của VietinBank giai đoạn 2016 - 2020 rất lớn thì bên cạnh các mục tiêu tăng trưởng, VietinBank phải đảm bảo duy trì mức vốn tự có đáp ứng quy định của NHNN và lộ trình áp dụng chuẩn Basel II tại Thông tư 41 (hiệu lực từ ngày 1/1/2020), đảm bảo tỷ lệ vốn cấp 1; tài sản có rủi ro theo tiêu chuẩn của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế nhằm duy trì mức xếp hạng tín nhiệm hiện tại. "Nếu không tăng được vốn điều lệ, VietinBank sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành và theo đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế", ông Nguyễn Thế Huân nói.
Để đẩy nhanh tiến độ xử lý, thu hồi nợ qua cơ quan Tòa án và Thi hành án vẫn còn rất chậm, ông Nguyễn Thế Huân đề xuất: Bên cạnh nguồn lực tích lũy từ lợi nhuận để lại, các TCTD, trong đó có VietinBank rất cần sự phê duyệt của Chính phủ, NHNN và các bộ, ban ngành có liên quan cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020; đồng thời Nhà nước bố trí nguồn lực để tăng vốn cho các TCTD Nhà nước trên cơ sở duy trì tỷ lệ biểu quyết của Nhà nước ở mức tối thiểu 65%.
Về Bộ Tài chính, đề xuất phối hợp với NHNN đề xuất cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng về các khoản thuế, phí còn nợ của bên bảo đảm trong việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm (TSBĐ); có hướng dẫn về tiêu chuẩn định giá khoản nợ để làm cơ sở cho các cơ quan thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khoản nợ cho các ngân hàng.
Theo ông Đỗ Giang Nam, Phó Giám đốc Công ty Quản lý tài sản VAMC, hoạt động bán nợ cho mọi tổ chức, cá nhân, không phải chỉ là VAMC. Phương pháp bán nợ được thực hiện công khai minh bạch sẽ là tiền đề hình thành thị trường mua bán nợ xấu, vốn phổ biến tại các thị trường phát triển như Hàn Quốc, Thái Lan...
"Phương pháp bán nợ này tuy nhiên vẫn còn tiệm cận tại Việt Nam. Quan trọng nhất của biện pháp này là tạo được hành lang pháp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mua lại khoản nợ xấu và trả lời được câu hỏi họ có thể làm gì với khoản nợ xấu. Hầu hết các nhà đầu tư thực hiện mua bán nợ có thỏa thuận chuyển nợ thành vốn góp và tham gia vào tái cấu trúc doanh nghiệp, giúp doanh phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp mua bán nợ theo giá trị trường sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục đối với việc xử lý nợ xấu tại VAMC; đồng thời giúp huy động nguồn lực vào thụ trường mua bán nợ xấu, có ý nghĩa to lớn với xã hội", lãnh đạo VAMC nói.
Kết quả mua nợ tại VAMC: Lũy kế mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) tháng 8/2020 đạt 329.007 tỷ đồng. Trong đó, mua nợ bằng TPĐB sau khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đạt 67.612 tỷ đồng; mua nợ theo giá trị thị trường (GTTT) từ 2017 đến 2020 đạt 8.341 tỷ đồng.
Từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến nay, kết quả xử lý nợ tại VAMC như sau: Thu hồi nợ ước đạt 94.370 tỷ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó, từ năm 2013 đến 14/8/2017. Thu giữ thành công một số TSBĐ có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ.
Kết quả thu hồi từ biện pháp bán nợ tăng gấp hơn 4 lần so với giai đoạn trước đó, từ 2013 đến ngày 14/8/2017; kết quả thu hồi nợ từ biện pháp xử lý TSBĐ tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước đó, từ 2013 đến ngày 14/8/2017; ý thức trả nợ của khách hàng tăng cao rõ rệt, việc thu hồi nợ thông qua các biện pháp khác như tố tụng cũng tác động tích cực đến kết quả thu hồi xử lý nợ. Giai đoạn 2017 đến 31/8/2020: thực hiện đấu giá thành công nhiều khoản nợ và TSBĐ với tổng số tiền trúng đấu giá 1.371 tỷ đồng.
Về khó khăn vướng mắc của Nghị quyết số 42, theo ông Đỗ Giang Nam, trước hết, thực tế quy định khác nhau giữa Nghị quyết số 42 và văn bản pháp luật khác về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm thì việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Kế tiếp, Nghị quyết số 42 chỉ mang tính chất thời điểm, có hiệu lực 5 năm. Do đó, cần có văn bản pháp luật thay thế khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực.
Một khó khăn khác là hành lang pháp lý cho phát triển thị trường mua bán nợ còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích nhà đầu tư tham gia thị trường; chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ làm cơ sở cho các tổ chức thẩm định giá thực hiện; sự phối hợp của các đơn vị liên quan trong việc xử lý nợ xấu đôi khi còn chưa đồng bộ và thống nhất.
Theo lãnh đạo VAMC, để tạo lập, phát triển thị trường mua bán nợ, cần: Hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển thị trường mua bán nợ; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện; có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư nước ngoài) tham gia thị trường mua bán nợ (tăng quyền của chủ nợ); thành lập Hiệp hội các AMC (Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại) nhằm kết nối, chia sẻ thông tin; minh bạch thông tin về hàng hóa (nợ xấu và tài sản bảo đảm).
Xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu còn nhiều bất cập, chồng chéo Nghị quyết 42 là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng, khi lần đầu tiên các vấn đề vướng mắc về pháp lý của ngành Ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm đã kéo dài nhiều năm qua được giải quyết trong một văn bản của Quốc hội... Đây là nhận...