Giảm thời gian tạm giữ phương tiện
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ và Đường sắt đã có hiệu lực từ 1-1-2014 với nhiều điểm mới đáng chú ý:
Nhiều mức phạt vi phạm giao thông giảm
Nghị định này thay thế các Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, Nghị định số 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đáng chú ý là quy định về mức xử phạt với các trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Từ 1-1-2015, mức phạt tiền đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lần lượt giảm xuống còn 1-2 triệu đồng đối với cá nhân và 2-4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ôtô (theo quy định trước đây là 6-10 triệu đồng).
Từ 1-1-2017, chính thức phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng hoặc 200.000- 400.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức là chủ môtô, xe gắn máy không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật (mức xử phạt cũ từ 800.000-1,2 triệu đồng). Nhìn chung, mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP không tăng mà được giữ nguyên như các Nghị định trước đây và có giảm nhẹ đối với một số hành vi như: Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe, chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định; Đi xe máy không chính chủ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (Nghị định 71 là 800.000 -1,2 triệu đồng), ô tô từ 1-2 triệu đồng (Nghị định 71 là 6-10 triệu đồng)…
Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Nghị định cũng bổ sung mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm mới, cụ thể: Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với trường hợp điều khiển ôtô có liên quan trực tiếp đến tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn; phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi phía trước để điều khiển môtô, xe gắn máy (trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước) – quy định tại Điều 6; tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng hoặc phạt tiền từ 2-3 triệu đồng (trường hợp không có GPLX hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng GPLX) đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số quy định được người dân đặc biệt quan tâm là quy định về tạm giữ phương tiện, quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe… cũng được sửa đổi để phù hợp với thực tế. Đối với quy định về việc tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, thời gian tạm giữ giảm xuống 7 ngày (trước đây là đến 10 ngày), số lượng các trường hợp tạm giữ cũng giảm mạnh: Chỉ quy định tạm giữ phương tiện đối với những vi phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, nếu để người vi phạm tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cao hoặc những vi phạm về điều kiện an toàn của phương tiện như điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, điều khiển xe không gắn biển số, không đủ hệ thống hãm…
Ngoài ra, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP cũng giao Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính (thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an, thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính)…Trong Nghị định này, các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được quy định chi tiết, đúng tinh thần của Luật, là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
Theo ANTD
Từ ngày mai (28/12), chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền
Từ ngày mai (28/12), nếu chồng có hành vi lăng mạ, chì chiết vợ sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng.
Từ ngày mai (28/12), nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính như: "tội bất hiếu", "chồng chửi vợ", "chồng ngăn vợ gặp bạn bè",... bắt đầu có hiệu lực.
Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcan ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.
Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng
Người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
Cũng theo Nghị định, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
Chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Từ ngày mai (28/12), tiểu tiện ở đường phố cũng sẽ bị phạt đến 300.000 đồng. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
Bỏ phạt "thả rông", "dọa ma trẻ con"
Thực ra, những quy định trên đều đã có từ nhiều năm nay. Thậm chí, trong các nghị định trước đây, nhiều hành vi khác liên quan đến trật tự an toàn xã hội, bạo lực gia đình bị xử phạt. Trong đó có quy định xử phạt hành vi không mặc quần áo nơi công cộng mà nhiều người quen gọi là "thả rông". Một số hành vi khác trước đây cũng có quy định xử phạt là: vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ; cha mẹ dọa con bằng ma quỷ, ngáo ộp;... Nhưng thực tế, từ trước đến nay hầu như vẫn chưa ai bị xử lý.
Trước đây, ít ai để ý đến những quy định này. Cách đây không lâu, khi soạn thảo Dự thảo Nghị định 167, Bộ Công an tiếp tục đưa những hành vi này vào để lấy ý kiến dư luận. Theo đó, nhiều quy định xử phạt đã gây ra không ít tranh cãi.
Trong Dự thảo cuối cùng trình Chính phủ, Bộ Công an đã sửa đổi nhiều nội dung so với Dự thảo ban đầu. Và nghị định 167 Chính phủ mới ban hành, nhiều quy định như xử phạt "thả rông", "vợ kiểm soát tiền chồng", "dọa ma trẻ con" đều đã được bỏ ra khỏi Nghị định.
Một số hành vi khác được quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cũng sẽ bị phạt số tiền tương tự.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Người nào đưa hối lộ để trách xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, Nghị định nêu rõ: Phạt 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Theo Khampha
Ngồi tù 3 năm vì buôn bán Viagra giả Biết nhiều người lùng mua thuốc "tăng cường" sinh lực phòng the, Nguyễn Thị Bích Châu thu gom nhiều loại thuốc Viagra, Cialis... không nguồn gốc xuất xứ về bán. Bị cáo Nguyễn Thị Bích tại phiên tòa Biết nhiều người lùng mua thuốc "tăng cường" sinh lực phòng the, Nguyễn Thị Bích Châu đã thu gom nhiều loại thuốc Viagra, Cialis... không...