Giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài
Các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, kiên quyết không cấp phép cho các tàu dưới tiêu chuẩn hoạt động.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), trong năm 2015 đã có 829 lượt tàu biển Việt Nam bị kiểm tra tại các cảng của khu vực Tokyo-MOU (Tổ chức các quốc gia tham gia bản ghi nhớ Tokyo về hợp tác kiểm tra tàu tại các cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương).
Cũng trong năm này, 20 lượt tàu của Việt Nam đã bị lưu giữ, trong đó 14/20 tàu bị lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Trung Quốc, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Singapore, 2 tàu lưu giữ bởi chính quyền hàng hải Philippines… Ngoài ra còn có 9 tàu bị lưu giữ bởi Indian Ocean-MOU và 1 tàu bị lưu giữ tại khu vực Biển Đen (Black Sea – Mou).
Tại các tàu bị lưu giữ, các cơ quan kiểm tra đã phát hiện 140 khiếm khuyết, trong đó có tới 46 khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu liên quan đến trang thiết bị, còn lại là các khiếm khuyết liên quan đến giấy tờ tài liệu tàu cũng như khiếm khuyến liên quan đến vận hành của thuyền viên.
Nhiều khiếm khuyết đã dẫn đến việc tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài. (Ảnh minh họa: Kt)
Video đang HOT
Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2015, Cục Hàng hải Việt Nam và các Cảng vụ Hàng hải đã cố gắng thực hiện một cách tốt nhất công tác kiểm tra tàu biển theo đúng quy định, hướng dẫn của pháp luật Việt Nam và của Tổ chức Tokyo-MOU; cập nhật các quy định mới về kiểm tra tàu, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ, chia sẻ kinh nghiệm, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu tối đa tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài.
Trong năm 2016, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ yêu cầu các Cảng vụ Hàng hải tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra, kiên quyết không cấp phép cho các tàu dưới tiêu chuẩn hoạt động; kiểm tra tàu theo đúng thời hạn quy định, xây dựng hình ảnh thân thiện, chuyên nghiệp khi kiểm tra tàu biển./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Vụ người Trung Quốc bị bắn chết: Nghi can nước ngoài, xét xử ở đâu?
"Vụ án này xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam và nếu nghi phạm không thuộc trường hợp miễn trừ về lãnh sự thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sẽ là Tòa án Việt Nam", luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng nhận định.
Chiều 30/12, Công an thành phố Đà Nẵng đã họp báo, thông báo kết quả điều tra vụ giết người xảy ra tại phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã xác định được đối tượng sử dụng súng bắn chết anh Li Mu Zi vào sáng 26/11 là Feng Long Chun (Phùng Long Xuân, quốc tịch Trung Quốc). Ngay sau đó, nghi phạm bị cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố về hành vi giết người.
Khi biết thông tin trên, dư luận băn khoăn liệu hành vi của nghi phạm Feng Long Chun sẽ bị xử lý như thế nào ? Vụ án sẽ được xét xử ở Việt Nam hay Trung Quốc?
Đưa ra nhận định về thẩm quyền xét xử vụ án trên, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng - văn phòng luật sư Thái Hùng, Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng nhận định: "Theo Điều 5 của BLHS 1999 thì Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Hơn nữa, Điều 171 BLTTHS 2003 quy định Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Như vậy, vụ án này xảy ra tại lãnh thổ Việt Nam và nếu nghi phạm không thuộc trường hợp miễn trừ về lãnh sự thì Tòa án có thẩm quyền xét xử sẽ là Tòa án Việt Nam".
Cũng theo luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng thì việc quy định thẩm quyền xét xử thuộc về Tòa án nơi tội phạm được thực hiện nằm tạo điều kiện thuận lời cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng tìm kiếm thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng hoặc người có liên quan đến vụ án. Mặt khác việc xử lý vụ án tại nơi phạm tội được thực hiện cũng đảm bảo tốt hơn sự có mặt của những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra truy tố xét xử.
Nơi xảy ra vụ án - Ảnh: Vietnam.net
Cùng có quan điểm về vụ việc, luật sư Nguyễn Danh Huế - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Trong vụ án này cả nạn nhân và nghi phạm đều là người nước ngoài, tuy nhiên vụ giết người này được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nên theo quy định tại Điều 5 BLHS và Điều 171 BLTTHS thì nghi phạm Feng Long Chun sẽ bị xét xử tại Tòa án Việt Nam cụ thể là TAND TP. Đà Nẵng"
"Hiện, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự từ năm 1999. Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam xét thấy cần thiết có thể yêu cầu phía Trung Quốc hỗ trợ, xác minh, điều tra thu thập chứng cứ về nhân thân của nạn nhân và nghi phạm trong vụ án này", luật sư Nguyễn Danh Huế cho biết thêm.
Nguyên nhân ban đầu vụ án được xác định là do mâu thuẫn trong kinh doanh sim card điện thoại cho người Trung Quốc đến Việt Nam du lịch, kinh doanh trên Xed TAOBAO của Trung Quốc. Feng Long Chun đã đến Đà Nẵng sát hại nạn nhân Li Mu Zi để trả thù.
Feng Long Chun từ Trung Quốc đi Thái Lan và mua 1 khẩu súng ngắn, rồi sang Campuchia và nhập cảnh vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch và đón xe ôtô khách ra Đà Nẵng. Tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Feng Long Chun mua một chiếc xe máy hiệu Enjoy màu đỏ BKS 92L9-0594 và ra Đà Nẵng.
Đến khoảng 7h45 ngày 26/11, Li Mu Zi vừa dắt xe máy ra trước cổng nhà, Feng Long Chun sử dụng súng bắn một phát vào vùng bụng của Li Mu Zi, giấu súng vào túi và tẩu thoát.
Băng Tâm
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội tăng học phí phải đồng nghĩa với nâng cao chất lượng dạy học Năm 2016 sẽ tăng học phí từ mầm non đến THPT, đa số gia đình có con đang trong độ tuổi đi học cho rằng với mức tăng này là phù hợp Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành, kể từ ngày 1/1/2016, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công...