Giảm thiểu tác động của lạm phát, Indonesia bán 60 triệu lít dầu ăn với giá ưu đãi cho người dân
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Chính phủ Indonesia ngày 26/6 thông báo đã triển khai việc phân phối 60 triệu lít dầu ăn với giá ưu đãi trên khắp cả nước.
Người dân đong dầu ăn để bán tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là quá trình hiện thực hóa chính sách “Dầu ăn cho nhân dân” mà Chính phủ Indonesia đưa ra hồi đầu tháng 6 với kỳ vọng sớm ổn định giá dầu ăn, ngăn chặn lạm phát và hỗ trợ đời sống cho người dân.
Giới chức Indonesia cho biết việc phân phối dầu ăn được thực hiện thông qua các thành viên của công ty mẹ PT Indonesia Trading Company và PT Rajawali Nusindo. Đến nay, chương trình đã phân phối tới 60 triệu lít dầu ăn tới các chợ truyền thống trên khắp Indonesia.
Quá trình phân phối dầu ăn được thực hiện theo hướng dẫn của chính phủ với 2 phương án. Thứ nhất, chính phủ thông qua công cụ quản lý vĩ mô, chỉ đạo các cơ quan quản lý hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất dầu ăn cung cấp đầy đủ, thường xuyên nhằm đảm bảo nguồn cung. Thứ hai, việc phân phối dầu ăn được thực hiện thông qua ứng dụng kỹ thuật số Warung Pangan. Ứng dụng Warung Pangan sẽ hỗ trợ cho cả những đại lý phân phối cao cấp tới những khách hàng cá nhân. Để biết thông tin chính xác giá dầu, nguồn cung cấp dầu, các khách hàng chỉ cần quét mã QR. Tính đến thời điểm hiện tại, giao dịch mua dầu ăn thông qua ứng dụng Warung Pangan đã đạt 287.490 lít.
Video đang HOT
Việc bán hàng được thực hiện tại các gian hàng của đối tác Warung Pangan, với tổng cộng 4.014 gian hàng ở 16 tỉnh, 77 thành phố, 476 tiểu khu, 923 làng nội thành. Những người không sử dụng ứng dụng Warung Pangan có thể mua dầu ăn thông qua Số nhận dạng công dân (NIK). Người bán dầu ăn sẽ ghi NIK của người mua để theo dõi quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, để ổn định giá dầu ăn, Chính phủ Indonesia cũng ấn định giá bán lẻ dầu ăn cao nhất là 14.000 rupiah/lít (tương đương 1 USD/lít) hoặc 15.500 rupiah/lít, với mức mua tối đa 10 lít/người/ngày.
Anh cảnh báo hiện tượng đánh bạc, chơi tiền số gia tăng do áp lực tài chính
Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao ở Anh đang đẩy một số người vào hoạt động cờ bạc và đầu tư tiền điện tử vì họ coi đây là nỗ lực cuối cùng để kiếm sống.
Người dân mua rau quả tại cửa hàng ở Walthamstow, Anh, ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, GamCare (tổ chức từ thiện hỗ trợ cai nghiện cờ bạc) cho biết họ ngày càng nhận được nhiều cuộc gọi từ những người nhận tiền phúc lợi của nhà nước, nói rằng họ đã đánh bạc với hy vọng họ có thể trang trải các hóa đơn năng lượng và thực phẩm tăng vọt, sau đó bị mất sạch tiền.
GamCare báo cáo rằng một số người đã được tổ chức này hỗ trợ cai nghiện cờ bạc thành công trước đây đã tái nghiện cờ bạc do áp lực tài chính ngày càng lớn.
Một cuộc khảo sát 4.000 người do YouGov thực hiện theo đề nghị của GamCare và được công bố ngày 23/6 cho thấy 46% trong số họ lo lắng về tình hình tài chính. Hơn một nửa trong số những người được hỏi cho biết họ đã đánh bạc trong 12 tháng qua và hầu hết nhóm này đều thua.
Bà Anna Hemmings, Giám đốc điều hành GamCare, cho biết: "Các cố vấn đường dây trợ giúp của chúng tôi đang nghe nhiều người nói rằng chi phí sinh hoạt ảnh hưởng đến hành vi cờ bạc của mọi người, đặc biệt là những người đã cai cờ bạc. Chúng tôi cũng nhận cuộc gọi từ nhiều người muốn được hỗ trợ sau khi giao dịch tiền điện tử".
Có người kể rằng họ đã đầu tư vào Bitcoin 6 tháng trước để mong có tiền trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao nhưng lại mất 55% khoản đầu tư.
GamCare cho biết 43% những người chơi cờ bạc đã đầu tư vào tiền điện tử và 25% trong số này cho biết họ muốn đầu tư nhiều hơn để cắt lỗ. Tỷ lệ này ở nhà đầu tư tiền điện tử bình thường chỉ là 7%.
Cảnh báo của GamCare xuất hiện tại thời điểm các hộ gia đình Anh đang phải chật vật khi tỷ lệ lạm phát ở Anh cao nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7. Lạm phát ở Anh đạt mức cao nhất trong 40 năm: 9,1% vào tháng 5. Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo lạm phát sẽ vượt quá 11% vào tháng 10.
Nhà kinh tế trưởng ONS Grant Fitzner cho biết nguyên nhân khiến lạm phát tăng lên là do giá thực phẩm leo thang trong khi giá xăng đạt mức kỷ lục.
Mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ đang kéo theo cuộc khủng hoảng về giá sinh hoạt. Tuần này, các công nhân đường sắt Anh đã tiến hành cuộc đình công lớn nhất của ngành trong hơn 30 năm khi giá ca leo thang ảnh hưởng đến đồng lương của họ. Các luật sư tại England và xứ Wales đã ủng hộ đình công vào tuần tới, trong khi các giáo viên, nhân viên của cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) và bưu điện cũng đang cân nhắc động thái tương tự.
Nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Tình trạng này đã buộc các ngân hàng trung ương nâng lãi suất, làm tăng nguy cơ suy thoái khi chi phí vay nợ ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và chi tiêu của người dân. Kể từ tháng 12/2021, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất chủ chốt 5 lần.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi người lao động không nên yêu cầu tăng lương cao hơn để ngăn chặn "vòng xoáy tiền lương - giá cả" theo kiểu những năm 1970 khiến lạm phát tăng cao hơn.
Kết quả khảo sát bi quan về kinh tế thế giới Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới. Người dân mua hàng hoá ở siêu thị tại Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đây là kết quả của cuộc khảo sát đối với 750 CEO và nhân sự...