Giảm thiểu rủi ro thiên tai: Bài cuối – Cảnh báo sớm và hành động sớm gắn chặt với thực tiễn
Cảnh báo sớm và hành động sớm khí tượng thủy văn sẽ giúp người dân chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, việc cảnh báo sớm và hành động sớm phải gắn chặt với thực tế diễn biến của thiên tai mới đạt được hiệu quả.
Cán bộ Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn quan trắc thời tiết tại Trạm. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN
Dự báo sớm, hành động sớm phải phù hợp với thực tế
Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn) Mai Văn Khiêm, cảnh báo sớm và hành động sớm là đòi hỏi, mong muốn của mỗi tổ chức khí tượng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, luôn song hành với nhau và không thể tách rời. Cảnh báo sớm và hành động sớm mang tính cấp thiết nhằm hành động ngay lập tức để giải quyết các rủi ro khí hậu, giảm thiểu thiểu thiệt hại do thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây ra.
Giám đốc Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm nhấn mạnh, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đã có rất nhiều cố gắng, tiến bộ. Chất lượng dự báo ngày càng được cải thiện tốt hơn. Nhiều trận bão hiện nay cơ quan dự báo đã có thể cảnh báo trước từ 5 ngày (trước đây chỉ tối đa 3 ngày) ngay từ khi bão còn ở phía Đông của Philippines và liên tục được cập nhật để thông tin chính xác hơn. Hệ thống tuyên truyền, các cơ quan báo chí đã vào cuộc tích cực, giúp người dân kịp thời nắm bắt thông tin về diễn biến thiên tai và các biện pháp phòng, tránh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc cảnh báo sớm để hành động ứng phó sớm phải phù hợp với tình hình diễn biến thiên tai. Người dân cần cập nhật thường xuyên những bản tin dự báo, cảnh báo ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để có kế hoạch ứng phó hiệu quả nhất như: việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện… Tránh trường hợp không theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin thiên tai của cơ quan chuyên môn, các cơ quan truyền thông dẫn tới việc chuẩn bị các kế hoạch ứng phó chưa sát thực, hiệu quả gây khó khăn hoặc bị động trong công tác phòng, tránh thiên tai.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khẳng định, cảnh báo sớm mà không hành động sớm, việc cảnh báo trở nên vô nghĩa. Hành động mà không phù hợp với diễn biến thực tế dẫn đến hiệu quả ứng phó thấp, đôi khi lãng phí hoặc gây khó khăn, thiệt hại trong công tác phòng, tránh thiên tai. Người dân phải sử dụng cả thông tin dự báo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để xây dựng các phương án hành động sớm phù hợp, được hiểu đơn giản như: điều khiển phương tiện giao thông trên đường, người lái xe phải vừa phải quan sát gần để xử lý các tình huống, đảm bảo lái xe an toàn nhất, vừa phải quan sát xa để định hướng được đường đi, tránh bị động.
Đề cập đến những yếu tố cần thiết để đảm bảo hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, ông Mai Văn Khiêm cho rằng, trước hết cần phải hiểu được hiểm họa để phòng, tránh. Cùng với đó, hệ thống quan trắc, dự báo phải được tự động hoá, hiện đại hóa và mang tính đảm bảo.
Ngoài ra, những người sống trong vùng nguy cơ hiểm họa phải được phổ biến những cảnh báo, biến thông tin cảnh báo sớm thành hành động sớm. Ngày nay, các dự báo không còn dừng ở thông tin ngày mai thời tiết thế nào mà dần dịch chuyển sang dự báo tác động – thông báo cho công chúng về những gì thời tiết sẽ gây ra, điều này có vai trò rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Ngoài ra, khả năng ứng phó của cộng đồng sống trong vùng nguy cơ hiểm họa rất quan trọng, bởi thiếu bất kỳ nhân tố nào trong các yếu tố trên cũng có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống”, ông Khiêm khuyến cáo.
Hướng tới các giải pháp hiệu quả
Hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển phát thải thấp, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngành Khí tượng Thủy văn đang xây dựng các giải pháp để tăng cường dự báo các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, dự báo các rủi ro, tác động của thiên tai đến từng đối tượng chịu tổn thương; tìm kiếm các nguồn nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo như: địa nhiệt, sóng, gió và năng lượng mặt trời, các nguồn vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống không thân thiện với môi trường và khí hậu.
ADVERTISING
Ngành Khí tượng Thủy văn đã phát triển các mô hình, phương pháp mới cả trong quan trắc và dự báo, cảnh báo, đồng thời tích cực phối hợp với các trường, viện nghiên cứu để tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong công tác khí tượng thủy văn. Mục tiêu đến năm 2030 phát triển ngành Khí tượng Thủy văn của Việt Nam đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của khu vực châu Á; đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, tin cậy, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; hình thành và phát triển được thị trường dịch vụ, công nghệ khí tượng thủy văn phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực.
Sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơ quan quản lý thiên tai và chính quyền địa phương là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa và ứng phó tốt hơn trước thiên tai. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng tính phức tạp trong những thách thức mà xã hội phải đối mặt và làm suy yếu các cơ chế, biện pháp ứng phó với thiên tai. Đại dịch cũng cho thấy, trong thế giới phẳng ngày nay, cần áp dụng cách tiếp cận đa thiên tai, xuyên biên giới để đạt được tiến bộ hướng tới các mục tiêu toàn cầu về hành động khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.
Trong bối cảnh biến đổi khí hâu, thiên tai ngày càng xảy ra khắc nghiệt, đại dịch COVID-19 làm gia tăng những thách thức mà xã hội phải đối mặt và làm suy yếu các cơ chế, biện pháp ứng phó với thiên tai. Vì vậy, cần tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngành Khí tượng Thủy văn, cơ quan quản lý thiên tai, chính quyền địa phương và các cơ quan báo chí truyền thông để tăng cường khả năng phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một tốt hơn.
Giám đốc Mai Văn Khiêm nêu rõ, thống nhất, đoàn kết, chuẩn bị kỹ lưỡng, hành động đúng lúc, đúng chỗ giúp Việt Nam biến rủi ro thành cơ hội để phát triển, có thể cứu sống nhiều người và bảo vệ sinh kế của cộng đồng ở khắp mọi nơi, cả hiện tại và trong tương lai.
Tăng cường phối hợp trong công tác dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai
Sáng 22/3, Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức Hội thảo "Cảnh báo sớm để hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai".
Cán bộ Trạm khí tượng Mẫu Sơn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lạng Sơn quan trắc thời tiết tại Trạm. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Khí tượng thế giới 23/3, việc tổ chức hội thảo nhằm nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, dự báo, cảnh báo sớm; đồng thời chia sẻ, trao đổi, tăng cường sự hiểu biết và phối hợp trong công tác dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai giữa Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Đài Truyền hình Việt Nam và các đối tác khác. Mục tiêu là phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó thiên tai tốt hơn, bảo vệ sinh mạng, sinh kế cho người dân, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Theo ông Dương Đức Mỹ, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu nhiều tác động nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu với sự xuất hiện của 21/22 loại hình thiên tai, trừ sóng thần. Đặc biệt là bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất. Trong 20 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP.
Đề cập tới tình hình thiên tai ở Đồng bằng Bắc Bộ, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Đinh Hữu Dương cho rằng, hàng năm, khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới gây gió mạnh, kèm mưa lớn trên khu vực, gây thiệt hại rất lớn về người và của. Ngoài bão, áp thấp nhiệt đới thì các hiện tượng như mưa lớn, dông, lốc sét, nắng nóng, rét đậm, rét hại cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và kinh tế. Năm 2021, khu vực này chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 cơn bão, 11 đợt mưa vừa, mưa to, 23 đợt không khí lạnh, 9 đợt nắng nóng; các đợt dông, lốc sét, lũ, ngập lụt và hải văn nguy hiểm.
Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, để giúp giảm thiểu tối đa tác động, thiệt hại từ thiên tai ngày càng khốc liệt, cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Khí tượng Thủy văn, cơ quan quản lý rủi ro thiên tai và chính quyền địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ này chính là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường nhấn mạnh, trong thời gian qua, ngành Khí tượng Thủy văn đã tăng cường công tác cảnh báo, dự báo sớm, đặc biệt là triển khai các nhiệm vụ liên quan tới dự báo, cảnh báo dựa trên tác động với mong muốn đưa các thông tin chi tiết hơn, dễ hiểu hơn về tác động của thiên tai theo thời gian thực tới người sử dụng. Từ đó góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 25/9/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trao đổi về công tác ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, ông Dương Đức Mỹ, Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho rằng, cần tập trung vào các giải pháp như: Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; nâng cao nhận thức về thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai; nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên tai; đầu tư cho khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai...
Tại Việt Nam, thiên tai xảy ra với cường độ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Số cơn bão rất mạnh tăng dù tổng số cơn bão không đổi. Số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt có xu thế tăng trên phạm vi cả nước. Số tháng hạn tăng trên đa phần diện tích của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và một phần diện tích Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ...
Cảnh báo sớm, hành động sớm để giảm nhẹ rủi ro thiên tai Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) lựa chọn chủ đề: "Cảnh báo sớm, hành động sớm thông tin Khí tượng Thuỷ văn và Khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Early Warning and Early Action, Hydrometeorological and Climate Information for Disaster Risk Reduction", nhằm nêu bật tầm quan trọng của thông...