Giảm thiểu rủi ro do xâm nhập mặn
Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại các tỉnh ĐBSCL, sáng 17.3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác T.Ư đã đến thăm xã Hữu Định (H.Châu Thành, tỉnh Bến Tre), chúc sức khỏe 6 mẹ VN anh hùng trong xã.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi kiểm tra cánh đồng lúa ở H.Giồng Trôm, Bến Tre – Ảnh: Khoa Chiến
Ngoài ra, Tổng bí thư còn đến thăm Nhà máy chế biến dừa Thành Thành Công và khảo sát thực tế ruộng lúa bị thiệt hại do xâm nhập mặn ở H.Giồng Trôm. Gặp gỡ những nông dân trồng lúa bị thiệt hại nặng do nhiễm mặn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ân cần hỏi thăm, chia sẻ những khó khăn về thiệt hại của bà con. Chiều cùng ngày, Tổng bí thư đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bến Tre về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Báo cáo với Tổng bí thư, ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 7,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực. Nhìn chung toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội, nhưng vẫn còn hạ tầng thủy lợi và nước sạch chưa hoàn thiện. Mặt khác, Bến Tre đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn làm hơn 19.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại 100%; trên 510 ha hoa màu, 103.000 cây giống, 5.800 ha cây ăn quả, 475 ha diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại; hơn 88.200 hộ dân với 353.000 người thiếu nước ngọt sử dụng, chủ yếu là hộ nghèo. Lãnh đạo tỉnh Bến Tre đề nghị Tổng bí thư và lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư sớm có chỉ đạo đánh giá toàn diện xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL để từ đó điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp. Đề nghị T.Ư hỗ trợ khoảng 450 tỉ đồng để thực hiện các công trình khẩn cấp phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt, cung ứng nước sạch cho nhân dân.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những kết quả mà Bến Tre đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên, Bến Tre cần tập trung thực hiện quyết liệt nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh kết hợp triển khai thực hiện tốt nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Đối với xâm nhập mặn, Tổng bí thư chỉ đạo Bến Tre thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xử lý kịp thời để giúp dân giảm thiểu rủi ro.
Khoa Chiến
Theo Thanhnien
Ủy ban sông Mekong: 'Ít nhất 2 tuần nước từ Trung Quốc mới về Việt Nam'
Sau khi Trung Quốc tuyên bố tăng gấp đôi mức xả đập, Văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam tính toán lưu lượng Đồng bằng Sông Cửu Long có thể đạt 27-54% trong 2-3 tuần nữa.
Ông Trần Đức Cường, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết thông tin trên tại buổi hợp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo ông Cường, các hồ chứa đập thủy điện của Trung Quốc trữ lượng khoảng 23 tỷ mét khối, còn ở hạ lưu đạt 20 tỷ mét khối. Việc sử dụng lượng nước trên các hồ này để cứu nạn là khả thi nên Ủy ban đã khuyến cáo Bộ Ngoại giao đề xuất Trung Quốc xả nước cứu hạn.
Tuy nhiên, lượng nước trên chỉ đáp ứng phần nào khả năng cứu hạn ở hạ lưu, chứ không giải quyết được vấn đề xâm nhập mặn, bởi điều này còn phụ thuộc vào diễn biến của đỉnh triều. Ông khuyến cáo cần có giải pháp chống hạn xâm nhập mặn trong thời gian chờ đợi.
Nhiều nông dân xuống giống vụ đông xuân nhưng chỉ thu hoạch được lúa lép. Ảnh: Cửu Long.
Trước lo lắng về việc kiểm soát lượng nước từ hồ chứa của Trung Quốc xả xuống, đại diện Ủy ban sông Mekong khẳng định, trong hệ thống quan trắc của Ủy hội Mekong quốc tế có hai trạm đặt trên lãnh thổ Trung Quốc, một trạm sát với đập Cảnh Hồng nên có thể cung cấp số liệu về lưu lượng nước xả tới Đồng bằng sông Cửu Long.
Do tác động của El Nino, lượng mưa trong khu vực giảm mạnh khoảng 20-30% so với trung bình nhiều năm, đồng thời lượng nước sông Mekong về Việt Nam giảm 50%, dẫn đến tình trạng mặn lấn sâu vào đất liền đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế và đời sống dân sinh của 10/13 tỉnh thành phố như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng... ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn. Tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay là gần 160.000 ha; 155.000 hộ gia đình (575.000 người) bị thiếu nước; nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, nhà máy sản xuất không có nước ngọt.
Trước tình hình này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có công hàm đề nghị Trung Quốc xả nước từ hồ chứa đập Cảnh Hồng (Vân Nam) với lưu lượng 2.300m3/s. Hôm 14/3, hồi đáp đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước xuống hạ lưu sông Mekong.
Vị trí đập Cảnh Hồng (khoanh đỏ). Đồ họa: Michael Buckley
Trong khi người dân và các địa phương bị hạn trông ngóng từng ngày nước về thì các chuyên gia thuỷ lợi cho rằng không nên quá lạc quan bởi nước trước khi về Việt Nam sẽ bị chặn lại hầu hết ở Thái Lan, Lào, Campuchia - những quốc gia cũng đang bị hạn hán nặng nề. Đến 17/3, Trung Quốc thông báo nâng mức xả từ 1.100 m3/giây lên 2.190 m3/giây. Động thái này mang đến nhiều hy vọng hơn cho những vùng bị hạn ở cuối nguồn.
Phạm Hươ ng
Theo VNE
Phản ứng trái chiều khi Trung Quốc tuyên bố xả nước Trong khi người dân, lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mừng vui ngóng nước từ Trung Quốc thì các chuyên gia thủy lợi cho rằng không nên quá hy vọng, bởi lượng nước về không đáng kể. Trước việc Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước từ một đập ở tỉnh Vân Nam xuống hạ lưu sông Me Kong đến...