Giảm thiểu chất thải y tế
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Đại diện Sở Y tế và lãnh đạo các cơ sở y tế trong tỉnh ký cam kết giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế
Nhằm hạn chế tối đa sự phát sinh chất thải y tế, ngành Y tế nói chung và các cơ sở y tế đã và đang đưa ra nhiều giải pháp để quản lý, xử lý tốt chất thải y tế, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến một cộng đồng “xanh” hơn.
* Hơn 6,5 ngàn tấn chất thải từ các cơ sở y tế mỗi năm
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, cả nước có khoảng 13 ngàn cơ sở y tế, hằng năm điều trị nội trú cho gần 150 triệu lượt bệnh nhân và hơn 450 triệu lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú. Mỗi năm, toàn ngành Y tế phát sinh khoảng 21,3 ngàn tấn chất thải y tế nguy hại và hơn 116 ngàn tấn chất thải sinh hoạt khác.
Chất thải trong ngành Y tế phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như: bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu… Bên cạnh đó là khối lượng lớn rác thải sinh hoạt dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế…
Tại Đồng Nai, tổng lượng chất thải phát sinh của các cơ sở y tế trên địa bàn vào năm 2018 là hơn 6,5 ngàn tấn, trong đó 17 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa có giường bệnh nội trú phát sinh hơn 4,7 ngàn tấn; các trung tâm y tế và 170 trạm y tế xã, phường, thị trấn phát sinh hơn 1,3 ngàn tấn, còn lại là tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Trong số này, chất thải y tế nguy hại khoảng 2,5 tấn/ngày đêm.
Ngoài ra, khối lượng nước thải y tế phát sinh trong toàn tỉnh khoảng hơn 6 ngàn m3/ngày đêm, trong đó 17 bệnh viện thải ra hơn 4,5 ngàn m3/ngày đêm. Các trung tâm y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện thải ra hơn 1,2 ngàn m3/ngày đêm. Các cơ sở y tế tư nhân thải 120 m3/ngày đêm, còn lại là các trạm y tế.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung, cùng với sự phát triển của các cơ sở y tế cả về quy mô lẫn việc thực hiện thêm nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh đông nên hằng năm lượng chất thải phát sinh của ngành Y tế cũng tăng theo. Ngoài ra, tính ưu việt của các sản phẩm nhựa dùng một lần trong y tế như: bơm kim tiêm dùng một lần hay dụng cụ, thiết bị dùng một lần trong phẫu thuật, xét nghiệm gồm: găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm… (góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, nhất là những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học) cũng là một trong những nguyên nhân khiến các cơ sở y tế tăng cường sử dụng và làm phát sinh lượng chất thải y tế lớn.
* Những việc có thể làm ngay
Video đang HOT
Để giảm thiểu chất thải trong ngành Y tế, từ năm 2015, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 58 quy định về quản lý chất thải y tế. Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho hay, thực hiện Thông tư này định kỳ 6 tháng/lần, Sở Y tế đều tổ chức kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ quy chế quản lý chất thải rắn tại các cơ sở y tế; đồng thời tổ chức triển khai tập huấn cho các đơn vị thực hiện theo đúng quy định về quản lý và thu gom chất thải y tế.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế, ngoài những vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc men phục vụ trực tiếp cho công tác khám, chữa bệnh cho người dân cần phải thực hiện giảm có lộ trình, việc hạn chế chất thải y tế là rác thải thông thường có thể giảm được ngay.
Để làm được điều đó, việc trước tiên mà các cơ sở y tế cần làm là tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế, Sở Y tế đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công chức và người lao động trong ngành dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải, treo băng rôn tại các cơ sở y tế. Đồng thời, phát động phong trào chống rác thải nhựa đến 212 đơn vị trực thuộc thông qua việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại chất thải nhựa. Kết quả, đã thu gom được hơn 5,1 tấn chất thải nhựa, ký cam kết thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa với các bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh.
Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Đinh Cao Minh cho hay, mỗi ngày bệnh viện điều trị cho gần 2 ngàn bệnh nhân nội trú và khám bệnh cho khoảng 4-6 ngàn bệnh nhân ngoại trú. Với lượng bệnh nhân đông nên mỗi ngày lượng chất thải y tế, rác thải sinh hoạt của bệnh viện rất nhiều. Trước tiên là các túi ny-lông đựng thuốc, vỉ thuốc, chai dịch truyền. Những chất thải nhựa này không thể giảm ngay được vì còn lệ thuộc vào các công ty cung cấp thuốc, vật tư y tế, cần có sự chung tay của cả hệ thống.
Người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai sử dụng các hộp đựng cơm có thể sử dụng nhiều lần thay thế những hộp xốp sử dụng một lần
Những chất thải nhựa có thể giảm được ngay như: các hộp xốp đựng cơm cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, các chai nhựa đựng nước uống, ống hút nhựa. Bệnh viện có chủ trương từ nay trở đi sẽ hạn chế sử dụng các chai nước bằng nhựa trong các cuộc họp, giao ban hằng ngày, thay vào đó là các bình nước, ly nước bằng thủy tinh, sành sứ.
Bệnh viện sẽ lựa chọn Các đơn vị cung cấp thức ăn và tăng cường cung cấp thức ăn trong các vật dụng sử dụng nhiều lần cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế nhằm hạn chế việc bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế ra ngoài mua thức ăn đựng trong các hộp xốp mang vào bệnh viện sử dụng. cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên. Mặt khác, thay vì phát thuốc, đựng thuốc vào các túi ny-lông cho bệnh nhân như hiện nay, bệnh viện sẽ thực hiện đựng thuốc vào các túi giấy.
Trong khi đó, bác sĩ Phan Văn Huyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, mỗi ngày bệnh viện phát sinh khoảng 1,5 tấn rác thải. Sau khi ký cam kết giảm thiểu chất thải nhựa với Sở Y tế mới đây, bệnh viện đã tiến hành treo các băng rôn, áp phích ở những nơi có đông người với những khẩu hiệu vận động nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hạn chế tối đa việc sử dụng các vật dụng làm phát sinh chất thải nhựa, thay thế bằng bằng các vật dụng làm từ giấy, thủy tinh, những vật dụng dùng được nhiều lần thay vì các hộp xốp, túi ny-lông.
* Giảm chất thải là vật tư y tế theo lộ trình
Tại hội nghị trực tuyến Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành, vi thói quen sử dụng túi ny-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân…; phát động phong trào thi đua, phát hiện và biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc; rà soát, đánh giá nguồn phát sinh, số lượng, chủng loại chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch kèm theo lộ trình cụ thể thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị đảm bảo hiệu quả, khả thi và đạt chất lượng dịch vụ y tế.
Các Sở Y tế cũng đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa để đánh giá bệnh viện xanh – sạch – đẹp. Trong công tác đấu thầu, mua sắm trang thiết bị vật tư tiêu hao và các dụng cụ, cần hạn chế tối đa các sản phẩm dùng một lần.
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Trần Hồng Hà cho biết, những sản phẩm nhựa dùng một lần đã từng là những vật dụng mang tính tiện lợi cho người dân. Nhưng đã đến lúc chúng ta nên thay đổi thói quen này để xây dựng một thế giới xanh – sạch hơn. Để làm được điều này không dễ, ngoài quyết tâm, nỗ lực hạn chế chất thải nhựa của người dân cần tính đến khả năng cung ứng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này cũng cần phải đáp ứng các nhu cầu về chủng loại, mặt hàng, số lượng, giá thành… để người dân có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Khẳng định ngành Y tế Đồng Nai sẽ hưởng ứng và thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa trong các cơ sở y tế, Phó giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho hay, những việc có thể làm ngay sẽ được Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Riêng về vấn đề vật tư y tế cần có lộ trình đồng bộ từ phía Bộ Y tế cho đến các nhà sản xuất, cung cấp thuốc, vật tư y tế. Trong khi chờ chủ trương của cấp trên thì trong những lần tổ chức đấu thầu thuốc, Sở Y tế sẽ chú trọng tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa để xét chọn nhà thầu.
Hạnh Dung
Theo Đongnai
Ngành y tế Hà Tĩnh ký kết triển khai giảm thiểu chất thải nhựa
Trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến toàn quốc do Bộ Y tế tổ chức vào sáng 16/8, Sở Y tế Hà Tĩnh đã cùng ký cam kết triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chủ trì.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Chất thải nhựa đang hàng ngày tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ y tế; chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động chuyên môn y tế.
Trước tình hình đó, ngày 29/7/2019, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế. Chỉ thị yêu cầu các cơ sở y tế, các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức người lao động trong ngành tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống;
Các đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.
Sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ, đóng gói, chứa đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định...
Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát đĩa, ống hút và các vật dụng khách làm từ túy nhựa dùng một lần hoặc túi ni lông khó phân hủy cho mục đích ăn uống của người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên trong ngành.
Tại hội nghị đã diễn ra lẽ ký cam kết giữa Bộ Y tế với đơn vị trực thuộc về việc thực hiện việc giảm thiểu chất thải nhựa.
Bộ Y tế cũng yêu cầu đưa chỉ tiêu giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị thuộc ngành; phân loại chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà bệnh nhân... thực hiện.
Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc đã ký cam kết thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp quốc đồng khẳng định, cùng chung nỗ lực với thế giới về giảm thiếu chất thải nhựa, Việt Nam đang tập trung quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể đã, đang được triển khai.
Môi trường sống có quan hệ mật thiết với ngành y tế. Chính vì vậy, việc Bộ Y tế ban hành chỉ thị tổ chức hội nghị triển khai là hết sức cần thiết, nhất là khi chất thải nhựa phát sinh trong ngành rất lớn và đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Những nội dung, giải pháp đề ra thể hiện tinh thần quyết tâm cao của ngành. Mong Bộ Y tế, các cơ quan của bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT, với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các nội dung, giải pháp, giúp các dịch vụ y tế được triển khai an toàn, thân thiện với môi trường.
Theo Baohatinh
Ngành Y tế "cung cấp" ra môi trường 22 tấn rác thải nhựa mỗi ngày Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22 tấn/ngày. Hai vị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường phát động "Chống rác thải nhựa" trong ngành Y tế Sáng 16/8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp...