Giảm tải cho ngã tư Vũng Tàu
Ngã tư Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quan trọng của TP.Biên Hòa. Tuy nhiên, thời gian qua, đây cũng là một trong những “điểm nóng” về tình trạng mất an toàn giao thông do quá tải và xung đột giao thông liên tục xảy ra.
Nút giao ngã tư Vũng Tàu xảy ra nhiều xung đột giao thông do có lượng phương tiện lưu thông lớn. Ảnh: Phạm Tùng
Do đó, để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng đã tính toán đến phương án mở thêm nút giao thông để giảm tải cho ngã tư Vũng Tàu.
* “Điểm nóng” xung đột giao thông
Ngã tư Vũng Tàu là một nút giao 3 tầng hiện đại với cả cầu vượt và hầm chui nằm ở vị trí cửa ngõ vào đô thị Biên Hòa. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng giao thông tại khu vực này lại khá lộn xộn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự xung đột giữa các luồng giao thông khi phương tiện lưu thông qua đây.
Là nút giao giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 51 nên một lượng lớn phương tiện lưu thông từ phía cầu An Hảo, từ Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 cũng đổ về khu vực ngã tư Vũng Tàu. Do đó, dù đã tổ chức nhiều phương án phân luồng các dòng phương tiện qua ngã tư này nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, tình hình giao thông tại nút giao này vẫn rất rối.
Video đang HOT
Đơn cử, đối với người tham gia giao thông, nhất là người đi xe gắn máy, khi muốn đi từ cầu An Hảo, qua khu vực ngã tư Vũng Tàu để sang quốc lộ 51 thì rất khó khăn và nguy hiểm do phải di chuyển cắt đường chạy dọc KCN Biên Hòa 1 rồi lại phải 2 lần băng qua quốc lộ 1.
Ông Vũ Xuân Dự, Trưởng phòng Kế hoạch – tài chính (Sở GT-VT) cho biết, về quy mô và quy hoạch, dự án nút giao ngã tư Vũng Tàu hiện nay được thực hiện theo quy hoạch dự án từ năm 2007. Sau đó, đề án xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến 2 đầu cầu thực hiện cập nhật dự án năm 2007 vào. Tuy nhiên, thực tế xây dựng hiện nay so với dự án ban đầu như việc không xây dựng hầm chui trên quốc lộ 1 mà chỉ xây dựng hầm chui rẽ trái theo hướng từ quốc lộ 51 về cầu Đồng Nai. Việc xây dựng hầm chui này chỉ đáp ứng được một phần lưu lượng phương tiện lưu thông tại đây.
Đặc biệt, khi xây dựng các hạng mục cầu vượt, hầm chui tại ngã tư Vũng Tàu, các cơ quan chức năng chưa tính được lưu lượng phương tiện tham gia giao thông khi cầu An Hảo được xây dựng. Do đó, khi cầu An Hảo xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện lưu thông từ hướng cầu An Hảo ra ngã tư Vũng Tàu tăng nhanh thì việc xử lý giao cắt giữa các hướng lưu thông nảy sinh bất cập.
Cũng theo ông Vũ Xuân Dự, từ cuối tháng 8-2020, khi Trạm thu phí BOT cầu Đồng Nai chính thức tạm dừng thu phí theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tình hình giao thông qua ngã tư Vũng Tàu cũng căng thẳng hơn do lưu lượng phương tiện tiếp tục tăng. “Sau khi trạm thu phí tạm ngưng hoạt động thì lưu lượng xe hướng quốc lộ 51 đi cầu Đồng Nai tăng 30-40%” – ông Vũ Xuân Dự cho biết.
* Chọn phương án thêm nhánh rẽ từ cầu Đồng Nai về quốc lộ 51
Trước thực tế giao thông phức tạp tại nút giao ngã tư Vũng Tàu, các cơ quan chức năng cũng đã tính toán đến các phương án để giảm áp lực giao thông một cách căn cơ cho khu vực này.
Cụ thể, trong đồ án quy hoạch xây dựng phân khu P.Long Bình Tân hiện nay, các cơ quan chức năng cùng với đơn vị tư vấn quy hoạch xây dựng thêm một nút giao thông nhằm phân luồng, giảm lượng phương tiện lưu thông trực tiếp về nút giao ngã tư Vũng Tàu. Cụ thể, theo phương án dự kiến cập nhật quy hoạch, khu vực từ cầu Đồng Nai đến ngã tư Vũng Tàu sẽ có thêm một đảo giao thông và nhánh rẽ từ cầu Đồng Nai đến quốc lộ 51 để phân chia lượng phương tiện giao thông đi qua khu vực.
Ông Vũ Xuân Dự cho rằng, để giảm tải cho nút giao ngã tư Vũng Tàu, về phía Sở GT-VT ủng hộ phương án phải có 1 nhánh rẽ từ cầu Đồng Nai về quốc lộ 51. Tuy nhiên, theo phương án trong quy hoạch, cần xem xét và tính toán về quy mô của đảo giao thông mới để phân luồng phương tiện đi theo nhánh rẽ mới và hướng về ngã tư Vũng Tàu. “Phạm vi đảo giao thông tại nhánh rẽ cầu Đồng Nai đến quốc lộ 51 theo như quy hoạch cần thu hẹp lại. Bởi với quy mô như quy hoạch đưa ra thì khối lượng giải phóng mặt bằng là rất lớn và khó khả thi” – ông Vũ Xuân Dự nêu quan điểm.
Đồng tình với nhận định này, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng việc quy hoạch xây dựng thêm nút giao thông để giảm tải cho khu vực ngã tư Vũng Tàu là hợp lý. Tuy nhiên, cần tính toán quy mô phù hợp để có tính khả thi khi triển khai. “Các cơ quan chức năng cần phối hợp với đơn vị tư vấn tính toán quy mô hợp lý đối với hạng mục đảo giao thông tại nút giao mới hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng” – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh.
Nhộn nhịp thị trường mua sắm đầu năm học
Các đơn vị kinh doanh sách và thiết bị trường học đang dồn các nguồn lực, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu mua sắm của phụ huynh chuẩn bị cho năm học mới 2020-2021.
Dù nhu cầu mua sắm tăng mạnh nhưng giá cả các mặt hàng khá ổn định, các đơn vị kinh doanh đều có chính sách giảm giá từ 5-10% cho các mặt hàng.
Phụ huynh đưa con đi mua sắm sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới tại Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa). Ảnh: C.Nghĩa
Giám đốc Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai Võ An Ninh cho hay: "Từ tháng 3 đơn vị đã chủ động xây dựng phương án cung cấp sách và thiết bị trường học chuẩn bị cho năm học mới, vì vậy nguồn cung đang rất dồi dào. Đặc biệt, với sách giáo khoa và sách bài tập, nhờ tham gia chương trình bình ổn giá nên mỗi bộ đều có giá thấp hơn 10% so với giá bìa".
* Đi một vòng là... đủ
Tại nhà sách Phương Nam đặt tại Trung tâm thương mại Vincom Biên Hòa, ngay cửa ra vào được ưu tiên trưng bày sách giáo khoa, sách bài tập, kế đến là các loại tập vở, dụng cụ học tập. Các loại bút bi, bút mực, bút màu, tẩy, nhãn vở đều được kê thấp vừa tầm với cho học sinh, giúp các em đi theo cha mẹ dễ dàng lựa chọn hơn... Trên mỗi bộ sách đều có niêm yết số lượng cuốn sách, tên sách, giá cả mỗi mặt hàng đều được giảm giá 10% so với giá NXB in trên bìa sau của sách. Nhân viên của nhà sách Phương Nam Đỗ Xuân Thành cho biết: "Những mặt hàng được trưng bày chỉ là một phần, khách mua đến đâu nhân viên sẽ tiếp tục xuất từ kho ra trưng bày phục vụ tiếp nhu cầu mua sắm đến đó, đảm bảo không thiếu hàng".
Chị Võ Thị Thanh Hà ở P.Thống Nhất (TP.Biên Hòa) năm nay có con bắt đầu vào lớp 1 tại Trường tiểu học Thống Nhất, vì vậy việc mua sắm những vật dụng cần thiết dành cho con đến trường được vợ chồng chị rất quan tâm. Chị Thanh Hòa chia sẻ, bộ sách giáo khoa lớp 1 mới Cánh diều theo chương trình giáo dục phổ thông mới được chị đăng ký mua ở trường. Vợ chồng chị đưa con đến nhà sách Phương Nam mua sắm thêm một số đồ dùng cần thiết như balo và đồ dùng học tập. Chi phí mua sắm sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục mới chuẩn bị cho năm học mới hết chưa đến 800 ngàn đồng. Chị Hà cho biết thêm: "Việc mua sắm đầu năm học mới khá thuận tiện, đi một vòng nhà sách là cơ bản đầy đủ, giá cả tương đối phù hợp".
Còn anh Đặng Thanh Lâm là công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 cho biết, dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của cả 2 vợ chồng, do đó anh chị đã phải tính toán cắt giảm nhiều khoản chi tiêu cho phù hợp. Tuy nhiên, chuyện mua sắm sách vở và đồ dùng học tập cho 2 con chuẩn bị năm học mới là việc không thể tiết kiệm. Sau khi hoàn tất việc mua sắm cho 2 con từ nhà sách của Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai, anh Lâm cho biết: "Tổng cộng mua sắm hết gần 2 triệu đồng, cơ bản đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của các con. Nếu có thiếu gì nữa thì sẽ đi mua sắm bổ sung sau".
* Đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu
Theo Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai - đơn vị chiếm thị phần chủ yếu cung cấp các loại sách, thiết bị trường học trên địa bàn tỉnh, năm nay thị trường mua sắm đầu năm học mới ít nhiều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều phụ huynh trong tháng 7 và đầu tháng 8 còn cẩn thận theo dõi thông tin xem năm nay dịch bệnh liệu có tựu trường và khai giảng đúng như mọi năm hay không rồi mới đi mua sắm. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành khung thời gian kế hoạch năm học 2020-2021, chính thức tựu trường vào ngày 1-9, khai giảng vào ngày 5-9, thêm vào đó dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn nên nhu cầu mua sắm đã bắt đầu tăng dần. Dự báo những ngày còn lại của tháng 8, không khí mua sắm sẽ bước vào cao điểm.
Để chuẩn bị cho mùa mua sắm đầu năm học 2020-2021, Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai đã huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh đã hỗ trợ công ty vay 20 tỷ đồng không tính lãi. Nhờ được UBND tỉnh hỗ trợ nên phụ huynh, học sinh toàn tỉnh sẽ được hưởng lợi lớn từ việc công ty giảm giá sách so với giá in trên bìa sách, tránh tình trạng mua phải sách giả, sách lậu.
Giám đốc Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai Võ An Ninh cho biết: "Mỗi bộ sách sẽ được giảm 10% so với giá ghi trên bìa. Các mặt hàng thiết yếu khác công ty cung cấp với giá hợp lý để phụ huynh thuận tiện mua sắm. Đối với học sinh là con gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo... sẽ được công ty hỗ trợ thêm về giá và hình thức thanh toán. Học sinh có thể được xem xét hỗ trợ nhận sách trước để có sách học tập đầu năm học, sau đó thanh toán sau".
Hiện nay, Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai đã thiết lập 20 điểm bán bình ổn giá phục vụ nhu cầu mua sắm của phụ huynh học sinh, trong đó riêng địa bàn TP.Biên Hòa có 6 điểm, TP.Long Khánh và H.Trảng Bom có 2 điểm, H.Cẩm Mỹ 3 điểm, các huyện còn lại có 1 điểm. Các điểm này đều có băng rôn giới thiệu chương trình bình ổn sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Để tạo thuận tiện cho phụ huynh mua sắm, các nhà sách, điểm bán bình ổn giá của công ty sẽ mở cửa sớm từ 7-21 giờ. Ngoài ra, công ty còn cung cấp về tận thư viện các trường có nhu cầu đặt sách, thiết bị và đồ dùng dạy học.
Bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, việc cung cấp sách và đồ dùng học tập, đồ dùng dạy học... năm nay tiếp tục được Sở phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai. Điểm khác biệt so với mọi năm là năm nay toàn tỉnh sẽ cùng với cả nước triển khai bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ban đầu đã có 317 trường đăng ký 60 ngàn bộ sách với 800 ngàn bản sách giáo khoa lớp 1 và sách bài tập. Tuy nhiên, sau khi phụ huynh đăng ký chính thức cho con em bước vào lớp 1, số lượng sách đã tăng lên 10%, tương đương với 66 ngàn bộ và hiện Sở GD-ĐT đang tiếp tục phối hợp với Công ty CP Sách và thiết bị trường học Đồng Nai đảm bảo cung cấp đủ số lượng phát sinh đến tận các trường.
Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa khắc phục mùi hôi sau khi bị phản ánh Do gián đoạn hoạt động, dịch lỏng bán thành phẩm phân bón sinh học Ami-Ami có sự xáo trộn làm phát sinh mùi hôi khó chịu, phát tán vào không khí xung quanh, làm ảnh hưởng tới khu dân cư lân cận. Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa. (Nguồn: ajinomoto.com.vn) Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Đồng Nai liên quan đến mùi hôi...