Giảm tải bến xe Mỹ Đình: Phương án cắt giảm hơn 400 xe
Sở GTVT vừa trình UBND TP Hà Nội kế hoạch rà soát, sắp xếp điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về các bến trên địa bàn TP. Theo đó, Sở vẫn kiên quyết giảm tải, chuyển hơn 400 xe khách đang hoạt động tại đây.
Hơn 350 xe đang hoạt động ở bến Mỹ Đình sẽ buộc phải di chuyển
352 xe buộc phải di chuyển trước 15-8
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh nhận định, việc giảm tải cho bến xe Mỹ Đình trong thời điểm hiện tại để giảm ùn tắc giao thông và tình trạng mất trật tự ATGT khu vực bến xe Mỹ Đình là cấp thiết. Hơn nữa, việc sắp xếp sẽ dựa trên nguyên tắc, phù hợp với các hướng tuyến vận tải khách và các bến xe theo quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho quy hoạch giao thông Hà Nội phát triển bền vững.
Video đang HOT
Theo đó, Sở GTVT sẽ từng bước tiến hành giảm từ 20-30% số lượng xe đăng ký. Cụ thể, hiện nay, bến xe Mỹ Đình có số lượng xe đăng ký khai thác là hơn 1.600 xe. Số lượng xe hoạt động hàng ngày từ 920-950 lượt xe/ngày, cao điểm lên tới 1.233 lượt xe/ngày. Sau khi giảm, điều chuyển, số lượng xe đăng ký khai thác sẽ giữ ở mức 1.200-1.300 xe, giảm từ 300-350 xe, giảm lượng xe hoạt động hàng ngày xuống còn 700-750 lượt xe/ngày. “Trong những ngày cao điểm như dịp Lễ, Tết, phục vụ thi ĐH, CĐ…, Sở GTVT sẽ giao kế hoạch riêng, cụ thể cho từng bến để đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân”, ông Nguyễn Hoàng Linh cho hay.
Việc sắp xếp, điều chuyển xe tại đây sẽ được chia làm 3 đợt. Trong đó, đợt 1 sẽ chuyển 52 xe (45 “nốt”) của các đơn vị vận tải có thỏa thuận hoạt động tại bến Mỹ Đình sang bến Yên Nghĩa, số xe này được chấp thuận sau thời điểm ngày 14-10-2009. Chuyển 91 xe (124 “nốt”) tuyến Mỹ Đình đi Hòa Bình và các huyện thuộc Hòa Bình về Yên Nghĩa hoạt động theo đúng hướng tuyến QL6. Ngoài ra, giảm tần suất từ 20-30% tương đương với 78 xe các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến Mỹ Đình đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An, đưa về bến Yên Nghĩa. Rà soát, cắt giảm 70 xe (70 “nốt”) của toàn bộ các tuyến đang hoạt động tại bến này đối với các “nốt” xe hoạt động kém hiệu quả. Các xe này, nếu các đơn vị vận tải có nhu cầu tiếp tục hoạt động thì đăng ký về bến Yên Nghĩa. Chuyển toàn bộ tuyến Thái Nguyên 61 xe (75 “nốt”) về hoạt động tại bến xe tạm Nam Thăng Long. Các tuyến này thực hiện theo hướng tuyến QL3, đường Bắc Thăng Long Nội Bài về bến xe Nam Thăng Long và ngược lại.
Như vậy, tổng số xe phải điều chuyển trong đợt 1 là 352 xe. Lộ trình thực hiện từ ngày 20-7 đến ngày 15-8-2013. Thêm vào đó, cùng 57 “nốt” xe vi phạm đã bị lực lượng liên ngành kiểm tra, cắt “nốt” trong tháng 6-2013 thì tổng số xe hoạt động tại bến Mỹ Đình sau ngày 15-8 còn 1.271 xe. Số lượng xe hoạt động bình quân còn 700-750 lượt xe/ngày.
Xe nào không thực hiện sẽ cắt “nốt”
Cũng theo Sở GTVT, sau khi bến xe tạm Pháp Vân được đầu tư và đưa vào khai thác, dự kiến từ 1-1-2014, sẽ tiếp tục điều chuyển 376 xe (393 “nốt”) còn lại thuộc các tỉnh phía Nam đang hoạt động tại bến Mỹ Đình gồm các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Hải Dương… về hoạt động tại đây. Sau hai lần điều chuyển, số xe còn lại ở bến Mỹ Đình là 895 xe, lượt hoạt động 600-650 xe/ngày.
“Sau khi thực hiện hai đợt điều chỉnh, sắp xếp trên, Sở GTVT Hà Nội sẽ rà soát tổng thể các bến xe khách đang hoạt động trên địa bàn TP để có kế hoạch sắp xếp theo quy hoạch và theo hướng tuyến phù hợp với các địa phương về Hà Nội của các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa”, ông Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh. Ngoài ra, sẽ sắp xếp lại diện tích bãi đỗ hợp lý trong bến xe để tăng hiệu quả sử dụng, giải tỏa các diện tích cho thuê làm dịch vụ trong bến để mở rộng thêm diện tích đỗ xe.
Nhận định về phương án rà soát, sắp xếp lại bến Mỹ Đình, Sở GTVT cho rằng, đây là phương án đảm bảo việc đi lại của nhân dân ít bị xáo trộn, đồng thời cũng ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị vận tải. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định: “Sau ngày 15-8, thời hạn cuối cùng các đơn vị phải điều chuyển đợt 1, nếu đơn vị nào không chấp hành sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, lực lượng chức năng sẽ tuần tra, kiểm soát, phát hiện xe khách nào không tuân thủ, trở lại khu vực bến xe Mỹ Đình bắt khách sẽ tiến hành cắt “nốt”. Tuy nhiên, đây mới là phương án cuối của Sở GTVT trình UBND TP, kết luận cuối cùng TP sẽ có trong tuần này.
Theo ANTD
TP HCM thành lập 13 bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh thành
Để giảm tải cho các bệnh viện trên địa bàn TP HCM, đến năm 2015 các bệnh viện lớn của thành phố như Từ Dũ, Ung Bướu, Nhi Đồng... sẽ có các cơ sở vệ tinh ở 8 tỉnh thành rải đểu ở khu vực Nam bộ.
Theo Đề án Thành lập bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 vừa được UBND TP HCM phê duyệt, đến năm 2015 sẽ có 6 bệnh viện (Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Chấn thương Chỉnh hình, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Ung Bướu) thuộc Sở Y tế TP HCM sẽ hình thành 13 bệnh viện vệ tinh (BVVT) tại các tỉnh thành với 5 chuyên khoa: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
Việc thành lập các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn của TP HCM tại các tỉnh, thành khác sẽ góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Cụ thể, Bệnh viện Nhân dân Gia Định sẽ thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Trung tâm Y tế Liên doanh Việt - Nga; Bệnh viện Từ Dũ thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận;
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cũng thành lập 2 cơ sở tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập 3 BVVT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Nhi Cần Thơ; Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận; Bệnh viện Ung Bướu thành lập 2 BVVT tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Theo UBND TP, việc thành lập các BVVT sẽ góp phần nâng cao năng lực y tế tuyến dưới về khám bệnh, chữa bệnh thông qua hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao được thuận lợi và góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.
Theo đề án quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh TP HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2025, thành phố sẽ xây dựng 4 cụm bệnh viện tại 4 cửa ngõ Đông, Tây, Nam, Bắc. Cụ thể, khu vực phía Đông (Thủ Đức, quận 2, quận 9) sẽ xây các bệnh viện với quy mô khoảng 8.200 giường bệnh. Khu vực phía Tây (Bình Chánh) quy hoạch 9.300 giường bệnh. Khu vực phía Nam (Nhà Bè, Cần Giờ, quận 7) quy hoạch 5.000 giường bệnh và khu vực phía Bắc (huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12) quy hoạch khoảng 9.000 giường bệnh. Chủ đầu tư các dự án nêu trên là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở Y tế TPHCM. Nằm trong quy hoạch này, sáng 22/7, UBND TP HCM đã khởi công xây dựng bệnh viện Nhi đồng thành phố với kinh phí 5.000 tỷ đồng trên địa bàn 2 xã Tân Kiên và Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). Bệnh viện quy mô 1.000 giường bệnh, tổng diện tích xây dựng là 24.940 mét vuông, bao gồm khu khám bệnh đa khoa, điều trị ngoại trú và nội trú, kỹ thuật nghiệp vụ, cận lâm sàng và chức năng, hậu cần, dịch vụ tổng hợp.
Theo VNE
Sẽ mở rộng bến xe Mỹ Đình Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã có chỉ đạo về quản lý Nhà nước đối với hoạt động tại bến xe Mỹ Đình và đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe. Chủ tịch UBND TP giao các ngành nghiên cứu phân luồng, phân tuyến các bến xe; tổ chức sắp xếp khoa học hợp lý các tuyến; nhất là...