Giảm suy dinh dưỡng với chương trình ‘Sữa học đường’
Ngày 19/11, trong chuỗi hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tại trường tiểu học Phù Đông, TP. Đà Nẵng, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã thực hiện chương trình vui chơi “Mắt sáng, dáng cao” tại trường học cho các em học sinh trong khuôn khổ dự án “ Sữa học đường” mà công ty đã thực hiện từ năm 2006 đến nay.
Chương trình vui chơi tại trường học được chính thức thực hiện từ năm học 2010-2011, đã đi đến được hơn 230 trường học tại 14 tỉnh thành trên cả nước với mong muốn đem đến cho các bậc phụ huynh và các em học sinh sự hiểu biết về các lợi ích từ việc uống sữa thường xuyên mỗi ngày, để việc uống sữa trở thành một thói quen có lợi cho các em, đặc biệt trong độ tuổi phát triển đang rất cần sự đầu tư chăm sóc về dinh dưỡng. Chương trình có sự tham dự của ông Nguyên Hông Sinh – Giám đôc chi nhánh Công ty CP sữa Viêt Nam – Vinamilk tại Đà Nẵng, Ban giám hiệu nhà trường và các em học sinh.
Niềm vui uống sữa của các em học sinh trường tiểu học Phù Đổng, Đà Nẵng.
Với tỷ lệ uống sữa còn khá thấp so với các nước trong khu vực (14 lít/người/năm) và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam xấp xỉ ở mức 30%, công ty Vinamilkđã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện chương trình sữa học đường từ năm 2006 với mục đích giúp trẻ em, học sinh tại các địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn tiếp cận và được uống sữa nhằm giúp các em được phát triển hơn về thể chất và trí tuệ, đồng thời góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của Việt Nam.
Video đang HOT
Từ đầu năm học 2011-2012, chương trình đã được tô chức tại hơn 100 trường trên 10 tỉnh thành cả nước là Long An, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng và nay quay lại với thành phố Đà Nẵng sau thành công của chương trình năm 2010-2011.
Ông Nguyễn Hồng Sinh – Giám đốc chi nhánh Công ty Vinamilk tại Đà Nẵng – chúc mừng các thầy cô nhân dịp lễ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Phần kịch rối vui nhộn giúp các em hiểu được những ích lợi của sữa. Hoạt động này sẽ đem lại những giờ phút vui chơi thật hào hứng và cũng không kém phần bổ ích cho các em học sinh trường tiểu học Phù Đổng – Đà Nẵng. Cùng với chương trình múa rối, các em học sinh cũng sẽ được nhận những hộp sữa thơm ngon và bổ dưỡng từ công ty Vinamilk với mong muốn các em sẽ yêu thích uống sữa để phát triển cao lớn và thông minh hơn trong tương lai.
Dự kiên trong năm 2013, sân chơi bổ ích Mắt sáng, dáng cao của dự án Sữa học đường tại các trường học sẽ được tiêp tục nhân rông lên nhiêu tỉnh thành cả nước cho thêm hơn 200 trường tiêu học và mâm non, đem đến cho các em những giây phút vui chơi bổ ích, được là chính mình và thoải mái sáng tạo qua nhiều hoạt động thú vị như cuộc thi vẽ tranh cấp trường và cấp tỉnh…
Các em học sinh hào hứng cùng những chú bò trong tiết mục múa rối vui nhộn.
Vinamilk hy vọng sẽ truyền tải được đến các bậc phụ huynh và các em học sinh – thế hệ trẻ Việt Nam – lợi ích lâu dài của việc uống sữa thường xuyên mỗi ngày. Với việc rèn luyện thể chất và sinh hoạt hợp lý, sân chơi Mắt sáng, dáng cao“sẽ góp phần giúp các em học tập tốt hơn và tạo nên một nền tảng vững chắc để các em phát triển tốt, thành công trong tương lai.
Cùng với chương trình Sữa học đường và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, chương trình vui chơi tại trường học là những hoạt động xuyên suốt, mang tính chiến lược nhằm thực hiện sứ mệnh Vươn cao Việt Nam - nâng cao tầm vóc của các thế hệ người Việt về thể chất và cả trí tuệ.
Tư liệu: Vinamilk
Theo Infonet
Cần Thơ: nhiều xã, phường chưa có trường mầm non
Nhiều xã, phường ở huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) đã có quyết định thành lập trường mẫu giáo nhưng chưa có đất xây dựng nên nhiều trường mầm non phải chịu cảnh học nhờ.
Học nhờ, thiếu sân chơi, giáo viên Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt, vui chơi ngay trong lớp học - Ảnh: THANH XUÂN
Bà Phạm Thị Phương Uyên, hiệu trưởng Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), cho biết trường thành lập từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa xây được một điểm trường độc lập. Hiện 194 trẻ của trường phải học nhờ tại ba phòng học của Trường tiểu học Vĩnh Trinh 3. Ngoài ra, trường còn một điểm lẻ với 60 trẻ phải học nhờ phòng ở nơi khác. Còn văn phòng làm việc của cán bộ nhà trường phải tá túc ở phòng Đoàn Đội của Trường tiểu học Vĩnh Trinh 3.
Theo bà Uyên, do học nhờ nên các trẻ chịu rất nhiều thiệt thòi bởi phòng học không đạt chuẩn, thiếu sân chơi, bãi tập, phòng chức năng.
Chuyện học nhờ của Trường mẫu giáo Vĩnh Trinh cũng là thực trạng chung của nhiều trường mẫu giáo khác trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh hiện nay như: Thạnh Lợi 2, Thạnh An 3, Thạnh Mỹ 1, Vĩnh Bình, Vĩnh Tiến. Riêng Trường mẫu giáo Thạnh Quới tại huyện này mặc dù có điểm trường riêng nhưng gần 10 năm qua sáu điểm lẻ của trường đều phải học nhờ các trường tiểu học trên địa bàn. Bà Lê Thị Cúc, hiệu trưởng nhà trường, cho biết do học nhờ nên cả thầy và trò đều bị hạn chế rất nhiều hoạt động. Giờ học, giờ chơi, phòng học, bàn ghế ở trường tiểu học đều không phù hợp với độ tuổi của trẻ mẫu giáo.
Theo ông Nguyễn Văn Liếng - phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vĩnh Thạnh, ngoài một số trường mẫu giáo chưa có trường riêng thì hầu hết các điểm trường mẫu giáo lẻ còn lại trên địa bàn huyện đều phải chịu cảnh học nhờ. Từ đó dẫn đến phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi gặp khó. Một số trường cho biết do thiếu cơ sở vật chất nên các trường chỉ ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi, còn trẻ từ 3-4 tuổi phải chịu thiệt thòi...
Mới đây, tại buổi họp bàn tháo gỡ khó khăn trong việc xây trường và trạm y tế đạt chuẩn, bà Trần Hồng Thắm - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ - cho biết ngoài các trường ở huyện Vĩnh Thạnh nói trên, các trường mẫu giáo Thới Thuận 1, Thới Thuận 2 (Q.Thốt Nốt), Thới Long (Q.Ô Môn), Trường Thạnh (Q. Cái Răng), Mầm non Long Hòa (Q.Bình Thủy) vẫn đang chịu cảnh học nhờ. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Cần Thơ, nhiều trường đã có quyết định thành lập nhưng chưa xây được trường do thiếu kinh phí, quỹ đất và chưa huy động được công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục.
Theo tuổi trẻ
Khởi công xây Trường tiểu học ở thị trấn Trường Sa Ngày 20/10, tại thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã khởi công xây dựng Trường tiểu học Trường Sa. Đây là kết quả từ sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài vào Chương trình "Vì học sinh Trường Sa thân yêu," do Quỹ học bổng...