Giảm số lượng tàu chiến, Mỹ lo hải quân Trung Quốc “vượt mặt”?
Với số lượng tàu chiến hiện tại là 273 chiếc, nhiều nghị sĩ, ứng viên Tổng thống Mỹ lo ngại Washington sẽ sớm mất ưu thế là lực lượng hải quân quốc tế vốn có trước Nga và Trung Quốc.
Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ là quốc gia có các hạm đội hải quân hiện đại và lớn nhất thế giới. Washington cũng luôn dẫn đầu xu thế đưa các tàu chiến, tàu sân bay tới những địa điểm chiến lược trên toàn cầu với mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như thúc đẩy tự do thương mại.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều quốc gia khác như Nga và Trung Quốc cũng tăng cường khả năng hải quân của riêng họ như việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện và các hoạt động mang tính khiêu khích tại khu vực Biển Đông.
Các ứng viên Tổng thống Mỹ đã lên tiếng cảnh báo rằng ưu thế của Mỹ trên hải phận quốc tế sẽ mất đi nếu như không bổ sung thêm nhiều số lượng tàu chiến vào kho vũ khí của mình giống như các con số lịch sử trước kia.
Số lượng tàu chiến Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất từ thời Thế chiến I.
Khi vạch ra chính sách của mình đối với Trung Quốc, Thượng nghị sĩ Marco Rubio, bang Florida, cảnh báo: “Hải quân của chúng ta bây giờ có quy mô nhỏ hơn bất kỳ lúc nào kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất”.
Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker đa so sánh số lượng tàu chiến hiện tại với thời của Tổng thống Ronald Reagan: “Chúng ta đã giảm quy mô hải quân xuống chỉ bằng một nửa so với thời ông Reagan”.
Hiện lực lượng hải quân Mỹ đang sở hữu 273 tàu chiến, số lượng ít nhất kể từ năm 1916 khi hạm đội này có khoảng 245 tàu. Thời điểm đỉnh cao của hải quân Hoa Kỳ là trong Thế chiến thứ hai, khi lực lượng này có tới 6.768 tàu chiến. Tuy không thể so sánh được với thời kỳ đó nhưng hải quân Mỹ hiện nay cũng không ít hơn thời kỳ Tổng thống trước đó là George Bush với 281 tàu là mấy.
Dakota Wood, cựu lính đánh thủy Mỹ, đồng thời là chuyên gia cấp cao của các chương trình quốc phòng tại tổ chức Heritage, cho biết: “Đây là những con số rất hữu dụng. Các loại tàu chiến hiện đại có khả năng chiến đấu cao hơn 100 năm trước. Tàu được trang bị radar tốt hơn và các hệ thống tên lửa hiện đại hơn”. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng không chỉ có Mỹ mà năng lực hải quân của nhiều quốc gia khác cũng được nâng lên đáng kể.Tuy nhiên, các cựu quan chức quân đội cho rằng sự so sánh giữa hải quân 1917 và hải quân hiện nay giống như so quả cam với quả táo vậy. Hải quân hiện đại sở hữu 10 hàng không mẫu hạm, nhiều hơn tất cả các nước trên thế giới cộng lại, 90 tàu tác chiến mặt nước và 72 tàu ngầm.
Nhiều nghị sĩ cho rằng cần bổ sung thêm các tàu chiến cho lực lượng hải quân.
Video đang HOT
Thay vì so sánh số lượng tàu chiến xưa và nay, Peter Singer, đến từ Hiệp hội nước Mỹ mới, cho rằng các ứng viên Tổng thống cần vạch ra một chiến lược hải quân có thể phản ánh được các mối đe dọa trong thế giới ngày nay. “Họ nên đặt ra các câu trả lời cho những câu hỏi về tương lai của hải quân Mỹ như là họ định làm ra loại tàu chiến nào và làm cách nào để có đủ chi phí trang trải cho lực lượng đó”, ông phân tích.
Chiến lược hiện tại của hải quân Hoa Kỳ dựa trên việc duy trì cái gọi là “sự hiện diện cấp tiến” hay khả năng triển khai và đặt các lực lượng ở ngoài xa bờ biển nước này bằng cách sử dụng hải phận quốc tế và một hệ thống đồng minh nhằm điều khiển các lực lượng của mình khi cần thiết. Việc cân bằng giữa sự sẵn sàng chiến đấu và các thách thức về tài chính do cắt giảm ngân sách là một thực tế khó khăn đối với hải quân Mỹ.
Dù có lợi thế về mặt công nghệ so với các quốc gia đối địch cũng như khả năng đặt các lực lượng gần với các khu vực chiến lược quan trọng như Guam, Nhật Bản hay Tây Ban Nha, các quan chức hải quân cho rằng họ vẫn cần có thêm tàu chiến để có thể thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu nhiệm vụ trong tương lai.
Với kế hoạch gửi khoảng 60% tàu chiến và máy bay chiến đấu tới khu vực Ấn Độ-châu Á Thái Bình Dương đến năm 2020, hải quân Mỹ cho biết họ cần thêm khoảng 30 tàu chiến, bao gồm một tàu sân bay và một vài tàu đổ bộ để đồng thời duy trì sự hiện diện ở cả các khu vực khác trên thế giới. Bằng cách sản xuất thêm tàu và hợp tác với các đồng minh để đưa các hạm đội đó tới những khu vực xung đột tiềm tàng, lực lượng này mới có thể phát huy tối đa hiệu quả cũng như giảm xuống mức tối thiểu các chi phí bảo dưỡng và không kéo dài thời gian triển khai nhiệm vụ.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa, Bobby Jindal cảnh báo rằng việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng của chính phủ sẽ cho phép Trung Quốc sớm vượt mặt hải quân Mỹ và hạn chế khả năng triển khai trên quy mô toàn cầu của nước này. “Hệ quả của chính sách cắt giảm hàng nghìn tỷ USD trong những năm tới là không thể chấp nhận được. Với sự thiếu hụt này, Mỹ sẽ không còn ở vị thế là một lực lượng hải quân toàn cầu thêm nữa”, ông nói.
Quy mô của hải quân ảnh hưởng như thế nào?
Rất nhiều chuyên gia quốc phòng và các nhà lập pháp đều đồng ý rằng lực lượng này cần có thêm tàu chiến mới đáp ứng được các mối đe dọa ngày càng tăng trên khắp thế giới cũng như duy trì sự hiện diện của mình.
Trong số 273 tàu chiến hiện tại, có 85 tàu đang thực hiện nhiệm vụ trên biển. Trong những tháng tới đây, Mỹ sẽ không còn một tàu sân bay nào neo đậu ở vịnh Ba Tư ít nhất là trong vòng hai tháng do sự cắt giảm ngân sách và yêu cầu bảo trì.
Nhiều chuyên gia cho rằng công nghệ hải quân của Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới.
Dù các lãnh đạo hải quân tự tin rằng trong thời gian tới con số tàu sẽ được nâng lên là 308 chiếc và như thế là đủ để giải quyết các mối lo ngại nói trên nhưng một số chuyên gia khẳng định vẫn cần thêm tàu chiến. Jerry Hendrix, thuyền trưởng hải quân đã nghỉ hưu cũng đồng ý với quan điểm của các nghị sĩ đảng Cộng hòa và hải quân Mỹ cần khoảng 355 tàu chiến để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy số lượng không phải là một vấn đề quá lớn. Gregg Easterbrook, nhà chiến lược quân sự cho Reuters và The Atlantic, lập luận rằng công nghệ hải quân Mỹ là đủ để suy trì lợi thế cho nước này trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. “Hải quân Mỹ mạnh hơn gấp 10 lần so với tất cả các lực lượng khác trên thế giới cộng lại. Việc cho rằng lực lượng này đang yếu đi do số lượng ít là một điều vô nghĩa”, ông nói.
Ông cũng đưa ra bằng chứng là Mỹ đang đóng hai tàu sân bay lớp Ford, hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới hiện nay, là dấu hiệu cho thấy lực lượng này vẫn bỏ xa các nước khác về công nghệ, kể cả Nga và Trung Quốc cũng không thể sánh được.
Khi ngân sách “đối đầu” với các mục tiêu chiến lược
Nhiều chuyên gia cho rằng thực tế việc đóng thêm các tàu chiến nói dễ hơn làm. Do những chi tiêu “quá tay” trong quá khứ, các cuộc đàm phán về ngân sách căng thẳng đã kết thúc bằng mức 499 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng vào năm sau. Jerry Hendrix cho rằng sự giới hạn chi tiêu đó sẽ khiến các nhà lập pháp phải lực chọn khó khăn trong việc tiêu các đồng tiền thuế như thế nào.
“Chúng ta cần phải tiêu tiền của mình một cách thông thái hơn như là việc mua thêm loại tàu mà chúng ta đủ khả năng trả và có thể sẽ bớt một vài chiếc quá đắt đỏ”, Hendrix nói.
Tàu sân bay lớp Ford sẽ là sản phẩm hiện đại nhất thế giới.
Hiện Mỹ duy trì một chiến lược hải quân tập trung vào các tàu sân bay nhằm có thể dáp ứng nhu cầu triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ tới nhiều địa điểm khác nhau, kịp thời đối phó với các nguy cơ tiềm tàng.
Tuy nhiên, Hendrix cũng thừa nhận với tổng chi phí lên đến 14 tỷ USD một chiếc, việc đóng thêm các hàng không mẫu hạm trong thời gian tới có thể không phải là một chiến lược thực tế cho lắm. Thay vào đó, ông đưa ra đề nghị sử dụng lãnh thổ của các đồng minh để đặt trụ sở cho lực lượng tàu chiến hiện đại cũng như lực lượng bộ binh gần với các khu vực chiến lược cũng như trang bị thêm các loại tàu không người lái và tàu chiến có mức giá rẻ hơn.
Ông Singer bổ sung thêm, sức mạnh hải quân Mỹ không chỉ nên dựa trên số lượng tàu chiến đơn thuần mà cần phải đảm bảo rằng quy mô đó có phù hợp với các mục tiêu chiến lược hay không. “Điều tôi muốn nghe từ một ứng viên Tổng thống tương lai, đó là tầm nhìn của người đó là gì? Vai trò tiếp theo của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương là gì? Các suy nghĩ của người đó về vấn đề Biển Đông. Về số lượng tàu chiến, thực sự đó không phải là một vấn đề quá lớn”, ông khẳng định.
Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Cảnh giác mối đe dọa từ Trung Quốc
Cả Indonesia và Ấn Độ bất ngờ cùng phải tăng cường năng lực phòng thủ trên các hòn đảo thuộc chủ quyền hai quốc gia này, nhằm đối phó với mối đe dọa từ lực lượng hải quân Trung Quốc.
Indonesia sẽ triển khai máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 của nước này tới căn cứ không quân Rinai để đối phó với nguy cơ xung đột trên Biển Đông
Tờ "The Jakarta Post" (Bưu điện Jakarta) của Indonesia ra ngày 8-9 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu cho biết, quân đội Indonesia có kế hoạch xây một hải cảng trên quần đảo Natuna và mở rộng đường băng của căn cứ không quân Ranai trên quần đảo này. Theo người đứng đầu lực lượng vũ trang Indonesia, thời gian tới sẽ triển khai máy bay chiến đấu phản lực đến đồn trú thường xuyên tại căn cứ Ranai.
Trước thông báo chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Ryacudu, không quân Indonesia cũng đã cho biết về kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân tại Ranai trên đảo Riau thuộc quần đảo Natuna để có thể triển khai các loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-27 và Su-30 tại đây. Hiện công tác nâng cấp sân bay đã hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt đèn đường băng, đèn đường lăn và hệ thống radar.
Trong tương lai, Indonesia sẽ tiếp tục xây dựng khu chứa máy bay tại căn cứ Ranai để hướng tới mục tiêu triển khai thường xuyên một trung đội máy bay chiến đấu phản lực Sukhoi. Ngoài ra, không quân Indonesia cũng dự kiến sẽ điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu hiện đại AH-64E Apache tới quần đảo Natuna.
Không nêu đích danh lý do tăng cường lực lượng quân sự trên quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau của Indonesia nằm ở phía nam Biển Đông, song giới chức quốc phòng Jakarta cho biết động thái trên là để "đối phó với những nguy cơ xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền" ở vùng biển chiến lược này. Cùng với không quân, Indonesia cũng đã lên kế hoạch mua thêm 274 tàu hải quân, 10 phi đội máy bay chiến đấu, cùng 12 tàu ngầm diesel thế hệ mới để đối phó với nguy cơ gia tăng xung đột ở Biển Đông.
Indonesia gia tăng sức mạnh quân sự sau khi Trung Quốc công bố yêu sách phi lý "đường lưỡi bò" 9 đoạn, đòi hỏi chủ quyền tới 80% diện tích trên Biển Đông, "liếm" cả vào vùng biển mà Jakarta coi là vùng đặc quyền kinh tế. Chuyên gia Tim Huxley, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (Singapore) nhận định: "Người Indonesia không muốn để Biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc và muốn duy trì tự do hàng hải".
Chỉ 1 ngày trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia thông báo xây dựng căn cứ hải quân và không quân, Ấn Độ cũng đã phải khẩn trương triển khai thêm tàu chiến đến gần quần đảo Andaman sau khi phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến hành trinh sát trong khu vực thuộc quyền kiểm soát của New Delhi gần tuyến vận tải huyết mạch đi qua eo biển Malacca. Trước đó, Ấn Độ cũng đã có kế hoạch triển khai thêm tàu chiến và máy bay chiến đấu đến quần đảo Andaman va Nicobar khi thấy hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực quần đảo nằm tiếp cận eo biển Malacca này.
Những phản ứng gia tăng khả năng quốc phòng của Indonesia hay Ấn Độ diễn ra khi mà không chỉ hai quốc gia này mà các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đang tăng cường mua sắm vũ khí với chi phí quốc phòng lên tới 40 tỷ USD vào năm 2016 nhằm đối phó với đòi hỏi chủ quyền đi đôi với sức mạnh quân sự gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc, đặc biệt là hải quân.
Theo_An ninh thủ đô
Những vũ khí đáng gờm đang lộ diện ở Nga: Con chủ bài của tương lai Từ tác chiến điện tử đến tên lửa S-500, Nga không hề túng thế trong việc trang bị vũ khí tối tân, phù hợp bối cảnh chiến đấu hiện đại. Mô hình tàu sân bay mới của Nga tại Triển lãm hải quân quốc tế 2015 - Ảnh: AIN Online Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Phó thủ tướng Dmitri Rogozin đánh giá...