Giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh
Hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh (Hệ thống) đã được hoàn thiện, bắt đầu thực hiện quy trình giám sát y tế khép kín.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào trong thời gian cách ly, giám sát y tế như từng xảy ra. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, chiều 15/1, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.
Công tác phòng chống dịch được giữ vững
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến căng thẳng trên thế giới. Riêng 2 tuần đầu của tháng 1/2021, thế giới ghi nhận 9,7 triệu ca mắc mới (chiếm 10.5% tổng số mắc từ đầu vụ dịch) và 174.000 ca tử vong (chiếm 8.8%). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh hồi giữa tháng 12/2020, đến nay đã lây lan ra 50 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tương tự được phát hiện tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 20 nước và vùng lãnh thổ. Cả hai biến thể này được xác định có khả năng lây nhiễm cao. Riêng trong ngày 13/1, ba quốc gia Philippines, Sri Lanka và Hungary đều phát hiện các ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện tại Anh.
Tai Đong Nam A, toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Indonesia la vung dich lon nhat khu vuc voi 869.600 truong hop mac (25.246 truong hop tu vong). Tiep theo la Philippines voi tong so 494.605 ca nhiem (9.739 truong hop tu vong); đã ra thông báo cấm nhập cảnh lên tới 33 quốc gia. Malaysia đã vượt qua Myanmar về số ca nhiễm COVID-19, trở thành vung dich lon thu ba khu vuc voi 563 ca tu vong va 144.518 ca mac…
Vừa qua, nhiều nước trên thế giới đón Giáng sinh và năm mới, tâm lý chủ quan khi có vaccine, xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã khiến số ca mắc, đặc biệt số ca tử vong những ngày qua tăng cao.
Tại Việt Nam, đây là thời điểm gần tới Tết Nguyên đán và sự kiện quan trọng của đất nước là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. Vì vậy, từ rất nhiều tháng qua, Ban Chỉ đạo đã nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ giữ an toàn chống dịch nói chung và đặc biệt trong thời kỳ cao điểm hiện nay.
Ban Chỉ đạo nhận định dù vẫn có lúc, có nơi lơi lỏng nhưng đã được xử lý ngay lập tức và được rút kinh nghiệm để siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 .
Ngày 15/1 là ngày thứ 45 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, tuy vậy, hằng ngày vẫn tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc mới nhập cảnh và được cách ly ngay lập tức.
Với các chuyến bay từ nước ngoài về, Ban Chỉ đạo nêu rõ từ trước đến nay chúng ta mới bàn để xây dựng lộ trình nối lại các chuyến bay thương mại, nhưng trong thực tế, chưa tổ chức các chuyến bay thương mại đón khách như bình thường. Chúng ta mới chỉ có những chuyến bay giải cứu, đưa người Việt Nam và kết hợp chuyên gia nước ngoài vào. Tất cả các trường hợp này đều phải cách ly và hầu như không tạo ra những ổ dịch lớn trong cộng đồng.
Ban Chỉ đạo thống nhất cho rằng trước sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, chủ trương chung là hạn chế tối đa chuyến bay từ nước ngoài về. Với các chuyến bay giải cứu, công dân, chuyên gia vào Việt Nam phải được cách ly tập trung và đặc biệt là quản lý sau thời gian cách ly nghiêm ngặt, với tinh thần cảnh giác cao nhất khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Người nhập cảnh từ các vùng đã xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Những trường hợp trước đây có quy định có thể cách ly dưới 14 ngày thì hiện nay phải cách ly tối thiểu 14 ngày. Các lực lượng y tế và quân đội sẽ xem xét cụ thể những trường hợp người ở nước ngoài về và có thể quyết định cách ly trên 14 ngày. Thực tế vừa qua, đã có những trường hợp sau 14 ngày cách ly vẫn xác định ca dương tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Kiên quyết không để lọt trường hợp nhiễm bệnh
Ban Chỉ đạo hoan nghênh Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông… đã hoàn thiện và cập nhật hệ thống quản lý thông tin về dịch COVID-19 và thông tin về những người nhập cảnh.
Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin ngay khi công dân, chuyên gia đăng ký với cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để về nước. Tất cả trường hợp này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó phải nêu rõ sau khi cách ly về sẽ ở đâu. Từ đó, lực lượng phòng chống dịch bệnh trong nước sẽ chủ động chuẩn bị phương án đón-đưa người nhập cảnh đến khu cách ly tập trung và sau khi hoàn thành cách ly phải có bàn giao chi tiết giữa cơ quan y tế nơi tổ chức cách ly với địa phương đón người về.
“Hệ thống thông tin đã hoàn thiện và trở thành một vòng giám sát y tế khép kín. Tôi đề nghị phải tập huấn kỹ, không để lọt thêm bất kỳ một trường hợp nhiễm bệnh nào như từng xảy ra. Đồng thời, dứt khoát không để xảy ra tình trạng người nhập cảnh về đến sân bay mới phát hiện chưa khai báo y tế, gây ùn tắc tại sân bay”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu.
Đối với vấn đề nhập cảnh qua đường bộ, Ban Chỉ đạo đề nghị các trường hợp nhập cảnh hợp pháp vẫn phải tuân thủ cách ly tập trung và ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp. Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ và được cách ly tập trung tại các cơ sở do quân đội quản lý thì không phải đóng phí.
Để ngăn chặn triệt để nhập cảnh bất hợp pháp bằng đường bộ, gần đây xuất hiện nguy cơ từ đường biển, đường thuỷ, Ban Chỉ đạo cho rằng ngoài việc tăng cường lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, công an… thì chính quyền cơ sở cần tích cực tuyên truyền, vận động để những gia đình có người thân ở nước ngoài nếu buộc phải về nước thì phải động viên những người này thực hiện khai báo y tế đầy đủ và chấp hành cách ly.
Trường hợp, người dân phát hiện người lạ hay người có biểu hiện từ nước ngoài về cần báo ngay cho chính quyền địa phương. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền cho bà con ngư dân để khi phát hiện trường hợp chở người ở nước ngoài về hay có người đi nhờ thuyền về thì lập tức thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và thông tin ngay cho lực lượng biên phòng, chính quyền địa phương từ trên thuyền.
“Đây là trách nhiệm phòng chống dịch cho toàn cộng đồng. Nếu cá nhân nào lơ là thì vô hình trung sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể gieo rắc mầm bệnh trong cộng đồng. Tôi đề nghị chúng ta phải làm rất chặt”, Phó Thủ tướng nói.
Tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai
Theo Ban Chỉ đạo, đến nay các bộ ngành, địa phương đã triển khai những biện pháp phòng chống dịch có tính chất dài hơi hơn trong cộng đồng như chiến dịch 5K của Bộ Y tế; từng bước ra hướng dẫn, tuyên truyền, vận động cơ sở y tế, trường học, phương tiện giao thông, chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất… thực hiện phòng chống dịch, cập nhật thông tin lên bản đồ chống dịch (antoancovid.vn).
Mọi cơ sở kinh doanh, mọi thành phần trong xã hội phải được phổ biến, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Bởi thực tế, dù đã có vaccine nhưng sẽ phải nhiều tháng nữa người dân mới có thể tiếp cận rộng rãi vaccine. Do vậy, biện pháp phòng chống dịch tốt nhất lúc này là tiếp tục làm tốt các việc đã triển khai.
Cùng với việc phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh phải tăng cường biện pháp chống dịch ở bên ngoài trong thời gian diễn ra Đại hội và nhất là vào dịp giáp Tết Nguyên đán.
Ban Chỉ đạo đã có văn bản gửi tất cả các bộ ngành, các tỉnh và các Ban Chỉ đạo địa phương… đề nghị trong thời gian này, các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường tất cả các biện pháp chống dịch mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế đã có hướng dẫn.
Các địa phương phải rà soát lại toàn bộ các phương án và kịch bản phòng chống dịch, phải phân công, cử những người ứng trực chống dịch trong thời gian diễn ra Đại hội. Đặc biệt là cơ chế thông tin, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch tại địa phương trong thời gian diễn ra đại hội. Chúng ta phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch không chỉ trong Đại hội mà còn trên toàn quốc.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế cùng với các bộ ngành rà soát lại tất cả các cơ chế thông tin điều hành, bảo đảm có các chỉ đạo, ứng phó tức thời với diễn biến dịch bệnh.
Nữ sinh mê khoa học công nghệ
Nữ sinh Diệp Gia Hân đam mê khoa học công nghệ đã trở thành một trong những nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực này và là một tài năng trẻ dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020.
Diệp Gia Hân - ẢNH: LÊ THANH
Niềm đam mê khoa học công nghệ đã giúp Diệp Gia Hân trở thành một trong những nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực này và là một trong gần 400 tài năng trẻ dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam 2020 tại Hà Nội trong những ngày tới.
Thành tích đáng nể
Diệp Gia Hân, sinh viên Chương trình tiên tiến ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, vừa vinh dự nhận được giải thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Đây là giải thưởng danh giá do T.Ư Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ trao tặng.
Trước khi trở thành Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ với nhiều thành tích nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, Gia Hân đã sở hữu "bảng vàng" ở các cuộc thi trong nước lẫn quốc tế, mà bất kỳ ai nhìn vào cũng nể phục; đặc biệt về mảng xử lý hình ảnh.
Có thể kể như trong cuộc thi khoa học quốc tế 2017 do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải tổ chức, Gia Hân đạt giải nhì.
Vào năm 2019, Gia Hân đạt hạng nhất chủ đề "Eyes and Ears" tại cuộc thi quốc tế MediaEval 2019 - EURECOM - tại Pháp. Ở cuộc thi quốc tế The Shape Retrieval 2019 - EUROGRAPHICS - tại Ý, nhóm Gia Hân tham gia chủ đề "Monocular Image Based 3D Object Retrieval" và có số điểm đứng đầu trong tốp 10.
Trong cuộc thi The Unsupervised DAVIS Challenge 2020 được tổ chức trực tuyến với nhiều nhóm tham dự từ nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu trên thế giới như Học viện Công nghệ Ấn Độ Kharagpur, Học viện Công nghệ Bắc Kinh, ĐH Khoa học công nghệ Nam Kinh..., Gia Hân cũng là thành viên trong đội đạt thứ hạng cao.
Tính đến nay, Gia Hân có 7 bài báo quốc tế đã công bố về trí tuệ nhân tạo, trong đó có 2 bài là đồng tác giả. Ngoài việc đạt nhiều giải thưởng cao trong nghiên cứu, Gia Hân cũng có điểm trung bình học tập ở ngưỡng rất cao là 9,11/10 (3,91 trên thang 4), luôn trong tốp 4 sinh viên có thành tích học tập cao nhất.
Gia Hân cũng là 1 trong 2 sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM được trao bảo trợ Tài năng trẻ TP.HCM 2020 nhờ có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giao thông
Mới đây, nhóm của Gia Hân đã sáng tạo ra hệ thống giám sát ứng dụng AI để điều tiết và giám sát giao thông giải quyết bài toán tái định danh phương tiện trong video và camera. Theo đó, hệ thống này có thể dự đoán trước 15 phút hiện tượng ùn tắc giao thông. Thông tin được tổng hợp, xử lý và gửi tới những người đang trực tiếp điều khiển phương tiện để thay đổi lộ trình khi gặp ùn tắc, tai nạn.
Gia Hân cho biết đã có hơn 3.000 bộ ảnh giao thông làm dữ liệu cho ứng dụng AI. Ứng dụng có tính năng giúp theo vết các phương tiện giao thông dựa vào hình dáng và các đặc điểm nhận dạng, đồng thời tự động phát hiện sự cố bất thường xảy ra trên phố, những góc khuất nơi cảnh sát giao thông khó phát hiện được.
Gia Hân tiết lộ cả nhóm tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp các cảm biến lắp đặt trên các tuyến đường để thu thập thông tin ảnh về tình hình phương tiện, lưu lượng giao thông. Qua đó, chuẩn bị kho dữ liệu lớn để giúp việc nhận dạng định danh các phương tiện có độ chính xác cao.
Trở lại việc yêu thích và đam mê khoa học công nghệ, Gia Hân nói: "Mình đã đam mê tin học từ nhỏ. Đi sâu vào tìm hiểu về vi mạch điện tử, hệ điều hành, web... cảm thấy càng ngày càng hứng thú. Và khi bước chân vào thế giới công nghệ bao la, mình rất vui khi được thỏa sức sáng tạo, tìm hiểu vì tri thức lĩnh vực này, mình bị cuốn hút thật sự. Về trí tuệ nhân tạo, ban đầu mình tìm hiểu vì tò mò, sau đó thì thấy hứng thú và say mê, đặc biệt về mảng xử lý hình ảnh".
Ngoài thời gian học tập, nghiên cứu, nữ sinh này còn dành thời gian tham gia nhiều hoạt động Đoàn - Hội, các hoạt động thiện nguyện để trau dồi kỹ năng sống.
Nói về dự định trong tương lai, Gia Hân cho biết: "Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân, em tiếp tục học lên thạc sĩ, rồi tiến sĩ và sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành khoa học máy tính mà em đã chọn".
400 thanh thiếu nhi tham gia Đại hội Tài năng trẻ toàn quốc
Chiều 10.12, T.Ư Đoàn tổ chức họp báo thông tin về Đại hội (ĐH) Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ 3, năm 2020, với sự chủ trì của anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư.
Ban tổ chức cho biết ĐH diễn ra từ ngày 11 - 13.12, tại Hà Nội. Ban Bí thư T.Ư Đoàn chọn chủ đề của ĐH là "Khát vọng Việt Nam" với mong muốn thông qua ĐH sẽ tăng cường kết nối, tập hợp, phát huy khát vọng của các tài năng trẻ cùng với thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước chung tay dựng xây Tổ quốc; góp phần hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045 và khát vọng xây dựng Việt Nam hùng cường. ĐH sẽ đánh giá kết quả công tác tài năng trẻ Việt Nam, tuyên dương các tài năng trẻ giai đoạn 2015 - 2020; xây dựng chương trình hành động giai đoạn 2020 - 2025; đề xuất các giải pháp nhằm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy tài năng trẻ Việt Nam trong thời gian tới.
Tham dự ĐH có 400 đại biểu là thanh thiếu nhi có thành tích xuất sắc, đang học tập, nghiên cứu, công tác ở trong và ngoài nước. Trong đó, có 256 đại biểu nam, 144 đại biểu nữ thuộc các nhóm lĩnh vực: nhà khoa học, nhà giáo trẻ, thầy thuốc, doanh nhân, sinh viên, học sinh tài năng, vận động viên, nghệ sĩ, sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nông dân trẻ tài năng. 22 đại biểu ở nước ngoài; 28 đại biểu dân tộc thiểu số. Đại biểu lớn tuổi nhất là 35 tuổi; nhỏ tuổi nhất là 10 tuổi.
Anh Nguyễn Ngọc Lương cho biết ĐH có nhiều điểm mới, trong đó có việc lựa chọn tài năng trẻ lần này khác 2 lần trước, với diện chọn phủ rộng hơn theo hướng qua kênh của cơ sở nhằm phát hiện, lựa chọn đối tượng tiêu biểu ưu tú nhất. ĐH áp dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong giới thiệu đại biểu. Đặc biệt, tại diễn đàn ĐH, các tài năng trẻ tiêu biểu sẽ là chủ thể, trung tâm kết nối mọi hoạt động ĐH. Các diễn đàn là dịp quan trọng để đề xuất với Đảng, Nhà nước những chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm chăm lo, phát huy thanh niên nói chung và phát huy đội ngũ thanh niên tài năng nói riêng.
Vũ Thơ
Sinh viên Đại học Đà Nẵng đoạt 10 giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2020 Chiều 29-11, ĐH Đà Nẵng cho biết, SV của ĐH Đà Nẵng vừa đoạt 10 giải thưởng "SV nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2020" với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 7 giải Khuyến khích. SV ĐH Đà Nẵng đoạt giải thưởng SV nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2020. Ảnh: M.S Đây là cuộc thi do Bộ GD-ĐT...