Giám sát viên không lưu ngủ vào đêm MH370 biến mất
Một giám sát viên đài không lưu Malaysia bị phát hiện đang ngủ trong lúc làm nhiệm vụ, 4 giờ sau khi chuyến bay MH370 biến mất.
Một hành khách đứng đợi gần tháp không lưu ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ảnh: Malaysian Insider
Văn bản hội thoại giữa các nhân viên dân sự, quân sự và hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) vài giờ sau khi máy bay mất tích cho thấy phản ứng vụng về của những người có liên quan. Theo Sydney Morning Herald, chính phủ Malaysia chỉ đồng ý điều tra về việc này sau khi một nhóm điều tra quốc tế công bố một báo cáo quan trọng hôm qua.
Hỗn loạn ở trạm không vận
Trong cuộc trao đổi bắt đầu vào lúc 5h20 sáng 8/3/2014 (giờ địa phương), một nhân viên MAS liên tục hỏi một nhân viên ở trung tâm kiểm soát không lưu sân bay Kuala Lumpur (KLATCC) rằng liệu không lưu Malaysia đã bàn giao xong trách nhiệm cho các đồng nghiệp ở Việt Nam hay chưa.
Người kiểm soát không lưu Malaysia cho hay anh ta mới nhận nhiệm vụ ở tháp không lưu lúc 3h và không chắc chắn về chuyện này. Trong khi đó, máy bay cất cánh lúc 0h41 và thiết bị liên lạc của nó đã đột ngột ngừng hoạt động từ 1h20.
Khi được yêu cầu thêm thông tin, kiểm soát viên không lưu nói với nhân viên MAS rằng anh ta sẽ đánh thức người quản lý của mình dậy.
“Aaaa đừng lo, tôi sẽ gọi người quản lý của tôi dậy và bảo ông ấy kiểm tra lại, đến phòng và kiểm tra liên lạc lần cuối”, nhân viên không lưu nói.
Desmond Ross, một chuyên gia an ninh hàng không và là phi công thương mại Australia, cho hay bản báo cáo dài 580 trang hôm qua từ nhóm điều tra thuộc 7 nước đã đặt ra thêm nhiều câu hỏi hơn câu trả lời. Trong đó, có câu hỏi về liên lạc giữa không lưu Kuala Lumpur và các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Báo cáo cho rằng các nhân viên không lưu ở TP. Hồ Chí Minh mất 20 phút mới bắt đầu hỏi tại sao không thấy máy bay đi vào không phận Việt Nam, trong khi các giao ước quốc tế yêu cầu việc này phải diễn ra trong vòng hai phút. Báo cáo cũng cho biết Trung tâm kiểm soát không lưu TP Hồ Chí Minh giải thích liên lạc radar với MH370 đã được thiết lập trên điểm IGARI nhưng không có liên lạc bằng lời và họ đã nỗ lực gọi cho MH370 nhiều lần trong suốt 20 phút đó.
Video đang HOT
Điểm IGARI trong khu vực Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm MH370 trong ngày mất tích 8/3/2014. Ảnh: Công Tâm
Trao đổi với VnExpress, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết “không có bằng chứng cho thấy MH370 đã vượt qua điểm chuyển giao để vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Sau khi không liên lạc được với MH370, phía Việt Nam đã làm hết sức có thể để cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái, đồng thời sử dụng tần số khẩn nguy, yêu cầu các tàu bay trong khu vực lân cận hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với MH370. Sau khi tàu bay mất tích, Việt Nam đã triển khai đầy đủ việc phối hợp với các quốc gia cũng như các đơn vị liên quan của Việt Nam trong việc tìm kiếm cứu nạn, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay có khả năng MH370 bay vào.”
Suốt nhiều giờ, giới chức đã cố gắng để tìm hiểu bằng cách nào mà phi cơ lại đột ngột biến mất khỏi phạm vi radar và tắt toàn bộ liên lạc qua bộ đàm. Có thời điểm, MAS khẳng định máy bay đã bay qua Campuchia trong khi thực tế, theo các dữ liệu vệ tinh cho thấy sau này, nó đã bay hàng nghìn km bằng chế độ lái tự động xuống phía nam Ấn Độ Dương.
Nếu máy bay quả thực đã lao xuống Biển Đông như dự đoán ban đầu thì với phản ứng chậm chạp trên, Malaysia cũng rất khó có thể cứu được người nào sống sót.
Phải mất một tiếng rưỡi Malaysia Airlines mới thừa nhận với nhân viên kiểm soát không lưu rằng họ đã sai và chỉ nhìn vào đường theo dõi dự kiến của chuyến bay. Giám đốc Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya cho biết thông tin sai này xuất phát từ sai sót của một nhân viên công ty. “Thông tin của chúng tôi chỉ là tham khảo. Chúng tôi không có radar”, ông cho biết vớiCNN.
Ngoài ra, 5 tiếng 13 phút sau liên lạc cuối cùng từ máy bay, các cơ quan ứng phó khẩn cấp của Malaysia mới bắt đầu điều động lực lượng cứu hộ. Cuộc tìm kiếm máy bay đầu tiên diễn ra lúc 11h30, tức 10 giờ sau khi MH370 biến mất.
Chậm chia sẻ dữ liệu radar quân sự
Sau khi trạm kiểm soát không lưu mất liên lạc với MH370, máy bay tiếp tục bay trong tầm theo dõi của nhiều hệ thống radar của 4 nước khác nhau. Nhưng có vẻ như dữ liệu của chúng không được sử dụng trong nhiều giờ sau khi máy bay mất tích.
Báo cáo cho biết “vì những lý do không được rõ”, hệ thống radar Medan của Indonesia không thấy được MH370. Và Thái Lan “đã không quan tâm nhiều” bởi đường bay của MH370 không nằm trong biên giới của họ.
Radar quân sự Malaysia theo dấu MH370 thêm một giờ nữa, bao gồm cả lần quay đầu ở trên bán đảo Malay. Nhưng dù có thông tin này, đội tìm kiếm và cứu hộ vẫn không mở rộng vùng tìm kiếm trong suốt một ngày.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho hay giới chức quân đội đã không chia sẻ dữ liệu radar cuối cùng về MH370 với các đồng nghiệp dân sự trong 20 giờ.
Việc MH370 quay đầu lẽ ra có thể được phát hiện sớm hơn nhiều nếu các cơ quan quân sự và phi quân sự phối hợp tốt hơn. “Về bản chất, Malaysia đã bỏ phí một tuần hoặc hơn thế vào cuộc tìm kiếm ban đầu vì sự phối hợp kém giữa giới chức quân sự và dân sự”, tài liệu của ICAO nói.
Báo cáo sơ bộ không nói thời điểm nào dữ liệu radar quân sự mới được chia sẻ cho các cơ quan khác.
Ông Ross cho rằng nếu hai bên trao đổi với nhau sớm hơn, Malaysia có thể triển khai một máy bay đánh chặn để bám theo MH370 và biết chuyện gì đã xảy ra.
Malaysia Airlines thừa nhận các nhà điều tra đã không đi sâu đi sát hơn để làm sáng tỏ vụ mất tích bí ẩn cách đây 12 tháng. Bộ trưởng Giao thông Liow Tiong Lai cho hay một cuộc đánh giá về những vấn đề mà các nhà điều tra đã nêu ra ở trên sẽ được tiến hành ngay lập tức.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ lưu tâm đến những sự việc trong tài liệu và sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp một khi những đánh giá cần thiết hoàn tất”, ông nói.
MH370 liên lạc lần cuối với không lưu Malaysia trên Biển Đông, sau đó được cho là quay đầu và bay về phía nam Ấn Độ Dương. Đồ họa: CNN
Anh Ngọc
Theo VNE
Tai nạn giao thông chết người, tài xế... biến mất
Sáng 8.3, Công an huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng cho biết khoảng 2 giờ 15 phút cùng ngày, tại km 78 500 trên quốc lộ 20 (thuộc địa phận tổ dân phố 1, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe chở gỗ và xe máy làm 1 người chết và 1 người bị thương nặng.
Hiện trường vụ tai nạn
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, xe chở gỗ mang biển kiểm soát 54M - 6911 do tài xế tên Giỏi điều khiển đang lưu thông theo hướng từ Bảo Lộc về TP.HCM. Khi đi đến địa điểm trên, xe chở gỗ lấn qua phần đường bên trái rồi va chạm vào xe máy mang biển kiểm soát 49L1 - 00361 do Nguyễn Văn Hòa (18 tuổi) điều khiển đang chạy theo chiều ngược lại.
Lúc này, trên xe máy Hòa đang chở theo sau là Đặng Thị Ngọc Huyền, 18 tuổi (cùng ngụ tại thị trấn Đạ M'ri, huyện Đạ Huoai). Sau tai nạn, chị Huyền đã tử vong trên đường đi cấu cứu, còn anh Hòa, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM).
Khi lực lượng chức năng đến khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn thì tài xế xe chở gỗ đã rời khỏi hiện trường. Trong quá trình khám nghiệm, lực lượng chức năng phát hiện trên ô tô đang chở khoảng 3 - 4 m3 gỗ chò chỉ (thuộc loại gỗ nhóm 3) và toàn bộ số gỗ này đều không có dấu búa của kiểm lâm.
* Khoảng 8 giờ ngày 8.3, tại QL1A thuộc thôn Trà Bình Đông, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định), Hồ Xuân Pha (17 tuổi) và Đoàn Thế Thao (đều ở thôn Trà Bình Tây, xã Mỹ Hiệp) đi trên xe máy manmg biển kiểm soát 77M8-4528 chạy hướng Bắc - Nam đã va chạm với xe khách mang biển kiểm soát 76B-00753 chạy hướng ngược lại.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông
Cú va chạm mạnh làm xe máy chui vào gầm xe khách, 2 thanh niên văng ra khỏi xe máy, chết tại chỗ.
Sau khi tai nạn xảy ra, tài xế xe khách rời khỏi hiện trường.
Minh Sơn - Trà Quang
Theo Thanhnien
Chuyên gia: MH370 bị cố tình điều khiển xuống Nam Cực Ngày 23/2, tờ Mirror của Anh dẫn lời các chuyên gia hàng không quốc tế cho rằng chuyến bay xấu số MH370 đã bị ai đó trong buồng lái cố tình điều khiển để xuống thẳng Nam Cực, tuy nhiên chiếc máy bay đã hết nhiên liệu và rơi xuống biển khi mới đi được nửa đường. Nhận định này của các chuyên...