Giám sát ngặt việc địa phương vay về cho vay lại
UBND các tỉnh, thành chỉ vay trong phạm vi mức bội chi được Quốc hội phê duyệt hàng năm, phải thực hiện trả nợ để đảm bảo các giới hạn nợ theo quy định. Địa phương dùng khoản vay từ nguồn vốn vay nước ngoài vay về cho vay lại có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký chỉ thị 37/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý, giám sát vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương.
Để chấp hành nghiêm Luật Ngân sách nhà nước và kế hoạch vay, trả nợ của ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đồng thời để quản lý nợ công, nợ Chính phủ bền vững trong tình hình hiện nay theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện tốt các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát sử dụng nguồn vốn Chính phủ vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương.
Đầu tư công tại Việt Nam đang cần huy động nguồn vốn lớn nhưng điều đó cũng gây áp lực lớn lên nợ công quốc gia.
Ưu tiên giải ngân vốn ODA cho vay lại
Về nguyên tắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, quản lý vay, trả nợ vay chính quyền địa phương chặt chẽ, đảm bảo không vượt quá mức dư nợ tối đa của từng tỉnh, thành phố theo quy định của Luật. Đồng thời, việc vay, trả nợ phải đảm bảo tuân thủ kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của chính quyền địa phương được Quốc hội phê duyệt.
Trong bối cảnh nợ công, nợ Chính phủ tăng cao, các khoản vay ODA giảm dần, Việt Nam phải thực hiện các khoản vay hỗn hợp bao gồm cả vốn ODA và vốn vay ưu đãi với điều kiện vay gần sát với thị trường. Các địa phương khi đề xuất đầu tư cần ưu tiên sử dụng vốn vay ODA với điều kiện ưu đãi cao cho các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách của địa phương; vốn vay nước ngoài chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
Video đang HOT
Trên cơ sở các khoản vay, trả nợ của ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, các địa phương lập kế hoạch vay, trả nợ chi tiết, trong đó phân chia theo từng nội dung: Vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn, tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có) và giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ, đúng quy định.
Khi thực hiện kế hoạch vay, trả nợ nước ngoài, các địa phương ưu tiên giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại đã cam kết với nhà tài trợ. Trường hợp sử dụng khoản vay về cho vay lại làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép hoặc vượt quá dự toán vay trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương phải bố trí giảm kế hoạch vay các khoản khác hoặc thực hiện trả nợ để đảm bảo các giới hạn nợ theo quy định. Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ, các địa phương có báo cáo gửi Bộ Tài chính để thẩm định, trình Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Đảm bảo việc vay – trả nợ tương xứng
Để triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc quản lý, giám sát vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; rà soát, tổng hợp trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội phê duyệt mức bội chi hàng năm của từng địa phương phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thông báo cho từng địa phương mức bội chi ngân sách địa phương của năm kế hoạch, tổng số vay trong năm, gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Giám sát, có các giải pháp đảm bảo việc vay, trả nợ của địa phương trong phạm vi dư nợ tối đa theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được Quốc hội phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, ưu tiên bố trí đủ dự toán chi đầu tư nguồn vốn ngoài nước của ngân sách trung ương, trong đó có nguồn hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương và kế hoạch vốn đối ứng theo tiến độ chương trình, dự án đã ký kết thỏa thuận vay và theo tỷ lệ vốn cấp phát được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi trình cấp có thẩm quyền dự án mới, đối với phần vốn hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tỷ lệ phải khẳng định được khả năng bố trí trong khuôn khổ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chỉ vay trong phạm vi mức bội chi
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ vay trong phạm vi mức bội chi được Quốc hội phê duyệt hàng năm; khi đề xuất dự án phải tính toán, đảm bảo khả năng vay, trả nợ, khả năng giải ngân trong dự toán và trong phạm vi mức bội chi được duyệt hàng năm; khi thực hiện kế hoạch vay, trả nợ nước ngoài, các địa phương ưu tiên giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài vay về cho vay lại đã cam kết với nhà tài trợ.
Trường hợp sử dụng khoản vay về cho vay lại làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép hoặc vượt quá dự toán vay trong năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các địa phương phải bố trí giảm kế hoạch vay các khoản khác hoặc thực hiện trả nợ để đảm bảo các giới hạn nợ theo quy định.
Địa phương sử dụng khoản vay từ nguồn vốn vay nước ngoài vay về cho vay lại có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn; định kỳ báo cáo tình hình giải ngân, trả nợ của địa phương cho Bộ Tài chính để tổng hợp.
Theo Dân Trí
Thủ tướng duyệt đầu tư Dự án đường vành đai II Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho UBND thành phố Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt đối với Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai II Hà Nội, theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Dự án đường vành đai II Hà Nội kéo dài từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở sẽ được đầu tư theo hình thức BT (ảnh: Quang Phong)
Dự án đường vành đai II kéo dài từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn Vĩnh Tuy đến ngã tư Vọng được áp dụng lựa chọn nhà đầu tư theo Điều 26 Luật Đấu thầu.
Thủ tướng lưu ý Hà Nội phải đảm bảo công khai minh bạch, không để thất thoát tài sản nhà nước và giao thành phố này chịu trách nhiệm thực hiện các kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hà Nội phải kiểm soát chặt chẽ giá trị công trình theo BT và giá trị quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư trên cơ sở tương ứng với giá trị BT đã lập, phù hợp với giá thị trường, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước; giám sát chất lượng công trình chặt chẽ theo quy định hiện hành.
Khi tiến hành thanh, quyết toán công trình, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để bảo đảm thực hiện theo quy định, không để thất thoát tài sản nhà nước; chống tiêu cực, lãng phí.
UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình triển khai đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 35/TB-VPCP ngày 25/1/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Năm 2016, UBND TP Hà Nội đã ký phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với tổng mức đầu tư hơn 4.765 tỷ đồng theo hình thức BT.
Quy mô đầu tư xây dựng tuyến đường đi trên cao nối từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở và hướng ngược lại trong đó điểm đầu tuyến tại phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tuyến tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở phía đường Trường Chinh.
Tuyến đường sẽ có chiều dài hơn 5 km, vị trí nằm trong giải phân cách tuyến đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy). Diện tích đất sử dụng khoảng 10,4ha. Tiến độ xây dựng dự án trong vòng 48 tháng dự kiến từ năm 2013-2016.
UBND TP Hà Nội khẳng định, việc xây dựng tuyến đường bộ trên cao này nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực, giải quyết cấp bách nạn ùn tắc giao thông do tốc độ phương tiện giao thông đang tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay.
Theo Dân Trí
Nữ sinh Đại học Y mất tích để lại bức thư "xin lỗi ba mẹ" Báo với chủ nhà trọ là chiều ngày 19/9 sẽ về quê thăm nhà, nhưng từ ngày 19/9 đến nay, D. không về nhà cũng không ở nhà trọ, không ai liên lạc được với D. Gia đình càng lo lắng hơn khi phát hiện một bức thư nữ sinh này để lại với nội dung xin lỗi ba mẹ. Theo thông tin...