Giám sát hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Tiếp tục kế hoạch giám sát việc thành lập, công tác quản lý và hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 18/11 đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn giám sát làm việc với Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Báo cáo với đoàn giám sát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cho biết, tính đến thời điểm ngày 30/6/2021, nguồn vốn Trung ương ủy thác cho vay tại Đồng Tháp là 20 dự án, 236 hộ vay với tổng số tiền 10 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại là 20,6 tỷ đồng; đã giải ngân 32 dự án trồng trọt và chăn nuôi cho 418 hộ vay, với tổng số tiền gần 20,6 tỷ đồng; trích lập Quỹ dự phòng rủi ro (0,9%/năm/tổng dư nợ) đến ngày 30/6/2021 được 558 triệu đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã giúp cho nhiều hộ gia đình hội viên nông dân có điều kiện tăng thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả, tập trung các ngành hàng theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và ngành hàng có thế mạnh của từng địa phương,…
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh kiến nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục phân bổ nguồn vốn ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh hàng năm để tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân tỉnh phát huy vai trò vận động, hướng dẫn, giúp hội viên nông dân đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế mang tính chất định hướng, thúc đẩy sự phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập.
Báo cáo với đoàn giám sát về tình hình hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội LHPN tỉnh cho biết vốn điều lệ ban đầu của Quỹ gần 5 tỷ đồng được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ không hoàn lại và tự tạo vốn trên cơ sở các nguồn vận động quyên góp, vận động tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và từ các nguồn tăng trưởng theo quy định của pháp luật để thực hiện.
Video đang HOT
Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ và các bộ phận có liên quan đã chỉ đạo thực hiện hoạt động có hiệu quả nguồn vốn, không có nợ quá hạn, thành viên hoàn trả gốc, lãi đạt tỷ lệ 100%. Tính đến ngày 31/10/2021, tổng số dư nguồn của Quỹ là hơn 30 tỷ đồng. Từ 2017-2020, số thành viên được thụ hưởng, tiếp cận nguồn vốn hàng năm là 7.880 thành viên.
Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn được tiếp cận nguồn vốn, giúp chị em có vốn để mua bán, sản xuất kinh doanh, chăn nuôi. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ phát triển, đây cũng là nguồn giúp các địa phương hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ thiếu vốn, không đủ điều kiện tiếp cận với ngân hàng (tránh tình trạng vay vốn từ tín dụng đen, kiểu cho vay nặng lãi). Từ đó, tạo việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm… Kết quả có 1.577 hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có 2.208 hộ từ khó khăn nay đã đạt hộ khá.
Qua giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Kim Tuyến ghi nhận những hiệu quả từ hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Quỹ hoạt động có cơ chế kiểm soát, quản lý minh bạch, qua đó đã vận động, tập hợp được quần chúng và chăm lo cho đối tượng của hội mình, hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo Hội Nông dân, Hội LHPN tỉnh đánh giá thêm khả năng tiếp cận nguồn vốn và sẽ có bao nhiêu đối tượng tiếp cận được nguồn vốn…
Mô hình làm làm kinh tế giỏi của phụ nữ Lai Châu
Phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu phát động được phụ nữ trong tỉnh tích cực hưởng ứng và đạt nhiều kết quả.
Bà Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thu hoạch bưởi.
Nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Bà Nguyễn Thị Bé ( sinh năm 1960, ở tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) là một điển hình.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Bé làm công nhân tại nông trường huyện Tam Đường. Năm 2003, bà nghỉ hưu theo chế độ, cùng gia đình mở cơ sở sản xuất gạch. Đến năm 2011, thực hiện chủ trương của Nhà nước xóa bỏ lò gạch thủ công, gia đình bà nghỉ làm gạch. Sau đó, bà trồng lúa và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2012, bà Bé nhận thấy địa phương có khí hậu mát mẻ, phù hợp với trồng cây ăn quả nên đã bàn với gia đình đầu tư trồng cây ăn quả. Lúc đầu, chồng bà không đồng ý vì sợ gặp rủi ro. Với sự quyết tâm cao, dám nghĩ dám làm, bà đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm để đầu tư mua giống, trồng cây ăn quả. Các loại cây trồng chủ yếu là mắc ca, mít thái và bưởi da xanh.
Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thăm mô hình trồng cây ăn quả của chị Nguyễn Thị Bé.
Sau hơn 9 năm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có khoảng 6 ha cây mắc ca, mít Thái và bưởi da xanh. Những loại cây này được bà trồng xen canh với nhau. Theo bà Bé, sở dĩ bà trồng nhiều cây xen canh là mùa nào quả ấy, quanh năm có thể thu hoạch thay phiên nhau, đặc biệt giảm thiểu rủi ro trong trồng trọt, tránh tình trạng được mùa mất giá.
Việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình bà Nguyễn Thị Bé. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của thời tiết, mưa đá nhưng sản lượng mắc ca thu hoạch vẫn đạt trên 3 tấn quả khô, với giá bán 300 nghìn đồng/kg; bưởi da xanh thu hoạch gần 3 vạn quả... Bà Nguyễn Thị Bé chia sẻ, để mô hình thành công như hiện nay, ngoài việc lựa chọn giống tốt, trong quá trình trồng cần phải chăm sóc tỉ mỉ. Đặc biệt, 3 năm đầu tiên cần thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật như tỉa cành, bón phân và làm cỏ.
Trồng cây ăn quả quan trọng nhất cần phải kiên trì, bởi những năm đầu chưa cho thu hoạch và không có lợi nhuận.
Trong trồng trọt, đầu ra sản phẩm là một khâu rất quan trọng. Với tính cách ham học hỏi, bà Bé đã tự đi tìm các thương lái trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Không uổng công sức, đến nay, sản phẩm nông sản của bà Bé được người dân, cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, trong đó chủ yếu bà phục vụ bán cho người dân trong tỉnh. Mỗi sản phẩm đều có đầu ra ổn định. Với kinh nghiệm từ trồng, chăm sóc cây ăn quả, bà Bé đã dành một mảnh đất nhỏ để ươm thêm các loại giống này cung cấp cho thương lái với hơn vạn cây/năm. Từ khi trồng các loại cây ăn quả và kết hợp ươm giống, mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có thu nhập hơn 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5-10 lao động địa phương, với mức lương 250 nghìn đồng/ngày.
Chị Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu sấy mắc ca.
Không chỉ thành công trong phát triển kinh tế gia đình, bà Bé còn được mọi người biết đến là người nhiệt tình trong mọi hoạt động, phong trào phụ nữ và các phong trào tại địa phương. Bà Chu Thị Liên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho biết, bà Nguyễn Thị Bé là điển hình phụ nữ dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế. Nhờ chăm chỉ, tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình trồng cây ăn quả của bà Bé luôn đạt năng suất với hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này, nhiều hộ gia đình trong tổ đã học hỏi và thực hiện theo đều đạt hiệu quả. Bà Bé không chỉ là tấm gương phụ nữ vượt khó làm giàu mà còn biết quan tâm, chia sẻ, hết lòng giúp đỡ những chị em khác cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Bà Tòng Thị Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho hay, phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được các chị em trong phường hưởng ứng. Đến nay, phường có khoảng 60 chị em có mô hình kinh tế đem lại hiệu quả. Thời gian tới, Hội phụ nữ phường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Tiền Giang hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Tỉnh Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Quyên góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 và hỗ trợ người dân Tiền Giang gặp khó khăn do COVID-19" để sớm trở lại trạng thái bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các đoàn thể thị trấn Vàm Láng chuẩn bị rau củ quả hỗ trợ...