Giám sát giao thông qua ĐTDĐ: Không gây rắc rối, phiền hà?
Kể cả trong trường hợp hệ thống giám sát giao thông bị hack thì cũng không có bất kỳ thông tin cá nhân nào bị rò rỉ để mà lấy ra cả” – ông Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Sản phẩm ứng dụng Viettel Telecom, trấn an.
Tại hội thảo ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam tổ chức hôm 18-3, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, cho biết đến năm 2016, nước ta có thể giám sát trực tuyến giao thông cũng như cung cấp trạng thái giao thông cho người dân thông qua internet, điện thoại di động (ĐTDĐ). Thông tin này tạo ra luồng dư luận trái chiều.
“Tiện ích cho người dân”
Ủy ban ATGT quốc gia và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel Telecom) đang thảo luận để xem xét triển khai đề án ứng dụng mới giúp giám sát phương tiện giao thông qua ĐTDĐ.
Lực lượng CSGT Hà Nội triển khai các camera theo dõi những vi phạm về an toàn giao thông để phạt “nguội” Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Theo ông Khuất Việt Hùng, Việt Nam đã có hơn 130 triệu sim ĐTDĐ, các thiết bị di động khác cũng có thể gắn sim. Nếu tích hợp được ứng dụng này trên điện thoại cầm tay thì sẽ có nguồn dữ liệu về trạng thái giao thông trên đường. Để cập nhật thông tin, nhà mạng phải làm việc với khách hàng rồi đi đến thống nhất. “Thông thường ở các nước, nếu thuê bao chấp nhận để nhà mạng sử dụng dữ liệu của mình thì khi đó, nhà mạng cung cấp ngược lại những thông tin liên quan đến giao thông mà thuê bao cần” – ông Hùng dẫn chứng.
Theo ông Hùng, ứng dụng này “đem lại tiện ích” cho cả người sử dụng dịch vụ lẫn cơ quan quản lý nhà nước chứ không gây rắc rối hay phiền hà gì. Nó giúp phản ánh trạng thái thực của dòng giao thông, đặc biệt phản ánh tốc độ cũng như hiện tượng xảy ra trên đường để điều tiết giao thông phù hợp. Người dân sẽ được cung cấp trạng thái giao thông, sau đó chỉ cần vài thao tác đơn giản trên ĐTDĐ của mình là đã có thể vạch ra lộ trình đi lại thuận lợi nhất.
“Thông tin sử dụng là thông tin không định danh, chỉ là vị trí dịch chuyển của một cái chấm (chiếc ĐTDĐ cá nhân có sử dụng dịch vụ) mà không ai biết cái chấm đó là gì. Hoàn toàn không biết đó là ông A hay là bà B” – ông Hùng khẳng định.
Thông tin “hoàn toàn bảo mật”
Là đơn vị tham gia đề án ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, ATGT tại Việt Nam, TS Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Sản phẩm ứng dụng của Viettel Telecom, cho biết người tham gia giao thông chỉ cần cài đặt phần mềm bản đồ số trên ĐTDĐ để có thể xem đường đi và không mất chi phí cho nhà mạng.
Video đang HOT
Dữ liệu khách hàng được Viettel thu nhập để chuyển sang xử lý chỉ là các dữ liệu giao thông như tốc độ, hướng di chuyển của số đông phương tiện; tuyệt đối không xử lý dữ liệu khác của mỗi cá nhân.
Theo ông Giang, nhà nước không cho phép nhà mạng cung cấp các thông tin cá nhân của khách hàng cho bên thứ ba mà không theo quy định của pháp luật. Quy định hiện hành chỉ cho phép nhà mạng cung cấp thông tin cá nhân cho cơ quan thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản của giám đốc công an cấp tỉnh, thành phố.
Viettel cũng làm rất chặt việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng và có những cơ quan kiểm soát nội bộ giám sát việc này. “Từ trước đến nay và trong tương lai cũng vậy, Viettel không bao giờ cung cấp dữ liệu của khách hàng cho người thứ ba mà pháp luật không cho phép. Dù có thực hiện dự án này hay không vẫn vậy. Kể cả trong trường hợp hệ thống giám sát giao thông bị hack thì cũng không có bất kỳ thông tin cá nhân nào bị rò rỉ để mà lấy ra cả” – ông Giang cam kết.
Về mặt kỹ thuật, công nghệ, ông Giang cho rằng dữ liệu đầu vào để phục vụ quản lý giao thông là dữ liệu đã được nhà mạng phân tích, xử lý và tổng hợp rồi mới chuyển qua chứ không phải là dữ liệu cá nhân của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ giám sát giao thông qua ĐTDĐ, Viettel sẽ cung cấp về các dữ liệu như tọa độ A ở thời điểm hiện tại có bao nhiêu thuê bao có mặt, tốc độ di chuyển trung bình; hướng di chuyển ra sao của các thuê bao chứ không phải cung cấp dữ liệu như chủ thuê bao đang ở đâu, di chuyển thế nào…
“Khách hàng hoàn toàn an tâm về thông tin cá nhân của mình bởi tất cả đều được bảo mật, không ai biết bạn đang ở đâu, kể cả nhân viên Viettel cũng không thể truy cập được dữ liệu này. Tôi xin khẳng định chỉ khi nào có văn bản của cơ quan thẩm quyền thì một bộ phận an ninh đặc biệt của Viettel mới được phép thực hiện việc cung cấp hay truy xuất thông tin cá nhân theo lệnh của tổng giám đốc tập đoàn” – ông Giang quả quyết.
Tiến sĩ, chuyên gia giao thông Phạm Sanh: Không khả thi!
Dự án này sẽ không khả thi. Nếu mục đích chỉ để giám sát phương tiện giao thông, tại sao cơ quan thực hiện dự án không sử dụng thiết bị giám sát hành trình có kết nối mạng để gắn vô xe của người điều khiển (tương tự thiết bị giám sát hành trình thực hiện trên ô tô hiện nay) mà phải sử dụng dịch vụ trên thiết bị ĐTDĐ?
Nếu người sử dụng tắt điện thoại hay tắt mạng internet, GPS thì làm sao có được dữ liệu để giám sát? Vì vậy, việc sử dụng ĐTDĐ để giám sát xe là không khả thi. Dù các cơ quan triển khai dự án lý luận và khẳng định thông tin cá nhân sẽ không được cung cấp hay bị rò rỉ nhưng ai dám khẳng định thông tin này sẽ được nhà mạng bảo đảm an toàn tuyệt đối?
Quá nhiều rắc rối
Hầu hết bạn đọc đều không đồng tình với đề xuất giám sát giao thông trên ĐTDĐ vì cho rằng nó vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của khách hàng. “Không phải chuyện phạt hay không phạt mà về quyền con người, không ai có quyền giám sát bạn đi đâu, làm gì cả, trừ phi ai đó là tội phạm nguy hiểm cần giám sát” – bạn đọc Nguyen Sơn nhấn mạnh.
Bạn đọc Nguyễn Quốc Trung cho rằng chỉ có thể gắn thiết bị theo dõi trên phương tiện giao thông chứ không thể truy xuất dữ liệu di động. Nếu bị truy xuất trên mạng di động thì các nhà mạng sẽ bị kiện, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Cụ thể, để cập nhật thông tin, nhà mạng phải làm việc với khách hàng nhằm đi đến thống nhất. Ở nhiều nước, nếu thuê bao chấp nhận để nhà mạng sử dụng dữ liệu của mình thì khi đó, nhà mạng cung cấp ngược trở lại những thông tin liên quan đến giao thông mà thuê bao cần. Còn nếu khách hàng không đồng ý thì liệu có cắt số thuê bao?
Đông đảo bạn đọc cũng đặt ra rất nhiều vấn đề rắc rối kèm theo nếu áp dụng đề xuất này vào thực tiễn, như: tốc độ GPS không chính xác so với tốc độ thực, dễ dẫn đến phạt oan; phương án giám sát sim rác ra sao… Bạn đọc Minh Anh (quận 2, TP HCM) bày tỏ: “Lại thêm một “đề án” làm khổ dân. Tư liệu thì không thiếu, nhất là khi người dân tham gia giám sát nhưng vấn đề là có xử lý nghiêm hay không và nhất là có chống được tiêu cực trong lực lượng thực thi nhiệm vụ?”. A.Nhiên
Theo Người lao động
Đề xuất thu xe của người say rượu: Đã tính đến sinh kế của dân?
Nhiều người cho rằng, sinh kế của người dân phải luôn luôn được tính đến trong bất kỳ một sự can thiệp nào
Trong một cuộc hội thảo bàn về tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, vừa qua Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành khác tiếp nhận, ý kiến đề xuất tịch thu phương tiện trên để trình Thủ tướng xem xét quyết định trước 31/3/2015. Hiện, đề xuất này đã được Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận.
Ông Khuất Việt Hùng cũng một lần nữa cho biết lý do vì sao UB ATGTQG đề xuất chế tài tăng nặng hình thức xử phạt, trong đó có hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia điều khiển cơ giới đường bộ.
Hình phạt chính vẫn là phạt tiền
Ông Hùng dẫn một căn cứ có tính chất trực quan: 2 vụ tai nạn giao thông giữa ô tô- xe máy nghiêm trọng nhất dịp Tết: Hưng Yên (5 người chết) và Cao Bằng (3 người chết) đều liên quan đến nồng độ cồn. Mùng 4 tết, trong 60 nạn nhân cấp cứu tai nạn giao thông có 42 người liên quan vi phạm nồng độ cồn.... Mới đây, Ủy ban ATGTQG triển khai đợt cao điểm kiểm tra trong tháng 2, tháng có Tết. Chưa bao giờ, trong 1 tháng có tới 17.500 người bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. 2 tháng đầu năm 2015, cả nước có 4100 vụ tai nạn giao thông, giảm 14,7% về số vụ, giảm 251 người chết, giảm 917 người bị thương.
"Chính vì tình trạng nghiêm trọng như thế nên chúng tôi mới đề xuất chế tài nặng như vậy. Chúng tôi đề xuất chế tài để hướng tới mục tiêu: Bảo vệ tính mạng, đời sống, tính mạng, tài sản, cơ hội được chăm sóc gia đình mình... cho người tham gia giao thông. Chúng tôi muốn xây dựng một thông điệp đủ sức tạo nên lời cảnh báo thường xuyên cho người điều khiển phương tiện trước khi tham gia giao thông: Đã uống rượu bia thì không lái xe"- Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
Hình thức tịch thu xe, cần phải được thảo luận kỹ trước khi ban ban hành. (Ảnh: KT)
PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm tư vấn giám định pháp luật dân sự, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho rằng, có nhiều chế tài xử lý lái xe say xỉn như tịch thu xe, tăng tiền, nhốt tù, bấm lỗ bằng lái... chứ không chỉ có một. Khi đưa ra một vấn đề phải đi điều tra hẳn hoi, có cơ sở thực tiễn, có dẫn chứng rõ ràng. "Phần lớn người dân không đồng tình thì không có lý do gì chúng ta lại triển khai thực hiện. Trong tình hình hiện tại các quy định pháp luật còn đan chéo nhau thì nên tạm dừng đề xuất để làm chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn"- PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng nói.
Ông Ngô Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật thì cho rằng, đề xuất của UBATGTQG gây tranh cãi vì nó liên quan đến tài sản của cá nhân. Nếu như tịch thu phương tiện, thì liệu người vi phạm có không lặp lại vi phạm không, khi mà người ta có thể mua lại phương tiện để sử dụng. Vì thế, hình thức tịch thu phương tiện chỉ nên là hình thức bổ sung.
"Tôi đã tham khảo rất nhiều nước và họ cũng chỉ áp dụng tịch thu phương tiện là hình thức bổ sung. Vấn đề là chúng ta phải có hệ thống theo dõi để phát hiện việc tái phạm của người tham gia giao thông. Mạnh tay nhất là khi người ta vi phạm đến lần thứ 2 mới tịch thu phương tiện. Phải sử dụng biện pháp phạt tiền và áp dụng hàng loạt các biện pháp hạn chế khác, kể cả lao động công ích... sau đó mới áp dụng biện pháp tịch thu"- Ông Dương nói.
Ông Dương nhấn mạnh, "Hình phạt chính vẫn là phạt tiền và các hạn chế khác như treo bằng lái, buộc thi lại bằng lái... Khi thuế, phí bảo hiểm, phí môi trường cao, nên nâng những loại tiền đó lên".
Ông Ngô Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật
Sinh kế phải luôn luôn được tính đến
Theo ông Ngô Dương, việc tịch thu xe là một vấn đề rất khó, có nhiều hệ quả kèm theo, như việc bảo quản xe vi phạm, vấn đề về xử lý vi phạm, công bằng xã hội... cần phải giải quyết. "Một lựa chọn chính sách không có đúng - sai mà phải là lựa chọn tốt nhất trong các giải pháp. Ví dụ như đề xuất này, nếu là lựa chọn tốt nhất để giảm tai nạn giao thông thì nên làm. Khi đưa ra sáng kiến, chúng ta phải tính được số người tham gia giao thông hiện nay là bao nhiêu, tiền chi ngân sách cho việc thực hiện sáng kiến này và những phương tiện cần thiết kèm theo... Rồi việc này ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như thế nào. Sinh kế phải luôn luôn được tính đến trong bất kỳ một sự can thiệp nào của Nhà nước và xã hội".
Luật sư Hoàng Chung, Văn phòng Luật sư Hoàng Chung cũng băn khoăn về việc khi đưa ra đề xuất này, việc lấy ý kiến người dân như thế nào. Nếu đề xuất này được thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hành lang pháp lý, ảnh hưởng đối với từng con người, từng hoàn cảnh. "Nhưng con số đưa ra trong các diễn đàn, trên các báo cho thấy có rất nhiều người phản đối, vì thế cần phải xem lại đề xuất này".
Theo Luật sư Hoàng Chung, khi đưa ra đề xuất, cơ quan ban hành ra quy định cần nói rõ cho người dân mức như thế nào là vi phạm, như thế mới nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho người dân.
"50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở... đọc nhưng số liệu như thế, ngay chính bản thân tôi, khi sử dụng rượu bia, tôi cũng không biết có bao nhiêu miligam nồng độ cồn trong 100 mililit máu, chỉ khi bị CSGT bắt và thổi thì mới biết. Lúc biết thì đã bị phạt rồi. Phải có giải thích rõ cho người dân hiểu đối với một người bình thường, uống bao nhiêu cốc rượu 40 độ, hay uống bao nhiêu cốc bia 5 độ thì chạm đến người vi phạm chẳng hạn... Điều này cũng nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, họ sẽ biết "ngưỡng" khi sử dụng rượu bia"- Luật sư Chung đề xuất.
Luật sư Hoàng Chung cho rằng, trong hệ thống pháp luật hiện nay, nếu đưa ra đề xuất này chưa thực sự hợp lý vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác, phát sinh rất nhiều tranh chấp. Phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ thì mới hy vọng việc thực thi có hiệu quả, mới công bằng với tất cả mọi người, với tất cả đối tượng. "Ví dụ, một hành vi vi phạm về nồng độ cồn, như xử phạt trước đây họ vẫn để việc xử phạt cho CSGT do nồng độ cồn trong máu, trong khí thở. Nhưng bây giờ đứng trước nguy cơ mất hàng tỷ đồng, người vi phạm sẽ có hành vi chống đối, chẳng hạn không thổi vào máy thở. Với hành vi không thổi vào máy thở thì cùng lắm là bị xử phạt hành chính, chưa đến mức chống người thi hành công vụ. Người ta thà làm như thế còn hơn mất cái xe tiền tỷ".
Theo Luật sư Hoàng Chung, đề xuất này cũng liên quan đến vấn đề sở hữu xe. Tịch thu phương tiện, nhưng nếu phương tiện đó không thuộc sở hữu của người vi phạm thì lúc đó phương tiện phải trả lại cho chủ sở hữu. Còn người vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương với phương tiện họ sử dụng khi vi phạm, từ đó sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề: định giá xe, tính hiệu lực của cơ quan Nhà nước như thế nào khi người vi phạm không có tiền... "Tôi đề xuất nâng mức xử phạt của hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, còn nên bỏ đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông"./.
Theo VOV Online
Đề xuất tịch thu xe của người say: Khi dân bức xúc, nên cân nhắc Luật sư Phan Hữu Thư: "Chúng ta đã nhiều lần thấy rằng, khi dân chúng bức xúc, nếu cứ cố tình ban hành thì tính khả thi không cao". Tại cuộc Hội thảo "Tịch thu phương tiện: Pháp lý và thực tiễn" vừa diễn ra, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách, Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia đã...