Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Nghị định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước vừa được Chính phủ ban hành.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ quy trình và hiệu quả đầu tư.
Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về vi phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Nghị định quy định cụ thể về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nội dung giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Video đang HOT
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 1 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
Trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng giám đốc Cienco 8 rời ghế, xin nghỉ hưu sớm
Các lãnh đạo giữ những vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Cienco 8 đều đã và đang xin từ chức.
Báo Đầu tư đưa tin, hiện đã có ông Phạm Xuân Thủy chính thức rời chức vụ Tổng giám đốc. Chủ tịch HĐQT đương nhiệm là ông Vũ Cao Đàm nhiều khả năng cũng sẽ rời Cienco8 để về lại vị trí cũ là Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ GTVT.
Trao đổi thêm ông Thủy cho biết, ông cùng với Chủ tịch HĐQT Vũ Cao Đàm đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép rút luôn cả vị trí người đại diện phần vốn nhà nước còn lại Tổng công ty này.
"Trước khi nhận chức vụ, tôi có nói với Bộ trưởng Đinh La Thăng là sẽ làm hết sức mình và nếu có nhà đầu tư nào chấp nhận mua cổ phần nhà nước để nắm chi phối tôi sẵn lòng thôi làm tổng giám đốc ", ông Thủy tâm sự.
Khác với ông Đàm, ông Thủy sẽ rời hẳn "nhà nước", xin nghỉ hưu sớm để ra làm riêng dù vẫn được "người mới" mời ở lại.
Được biết, người sẽ tiếp nhận 2 ghế lãnh đạo cao nhất tại Cienco 8 - doanh nghiệp từng bị cho là làm ăn kém cỏi nhất trong số các Cienco giao thông là ông Lương Minh Tường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình).
Ông Phạm Xuân Thủy - Tổng giám đốc Cienco 8
Trước đó, vào cuối tháng 8/2015, Phúc Lộc và 2 cá nhân của tập đoàn đã hoàn tất việc mua vốn nhà nước và từ các cổ đông chiến lược với tổng cộng 51,99% tổng số cổ phần tại Cienco 8.
Trong văn bản đề nghị Bộ GTVT giao ông Tường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cienco 8, Tập đoàn Phúc Lộc cam kết sẽ mua lại toàn bộ phần vốn còn lại của nhà nước (khoảng 10,8 triệu cổ phần, tương đương 40,7% với giá trị là 108,6 tỷ đồng) sau khi hoàn tất quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mặt khác, ngoài Cienco 8, Chủ tịch Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) Nguyễn Huy Hiền cũng vừa chia tay doanh nghiệp để điều chuyển về bộ chủ quản, giữ chức Phó cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Trước đó, một loạt chủ tịch, tổng giám đốc đã phải ra đi ngay khi bán xong phần vốn nhà nước cho các nhà đầu tư. Điển hình như tại Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, khi cả hai lãnh đạo cao nhất đều sớm nói lời từ biệt.
Tháng 8, một lãnh đạo cao cấp khác của đơn vị này là Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc Khương Thế Duy cũng rời công ty này để làm Phó cục trưởng Cục Đường sắt.
Như vậy, sau 20 tháng đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông, đã có 12 lãnh đạo các tổng công ty phải thay đổi vị trí công tác.
Những người được Bộ trưởng Thăng đánh giá là "hoàn thành nhiệm vụ" cổ phần hóa nên được điều chuyển về Bộ làm công tác. Tuy nhiên, cũng có người bị thay đổi vị trí do chậm trễ trong các nhiệm vụ cổ phần hóa.
Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Chỉ có cổ phần hóa một cách triệt để mới có thể làm thay đổi bản chất quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh".
Theobaodatviet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước "bất ngờ" bị lộ Các thông tin lãi - lỗ, lương- thưởng tưởng chừng nhạy cảm trên đều "lộ" ra từ các báo cáo được chính các Tập đoàn này đăng tải trên trang web của mình. Vinacomin đã cập nhật nguyên bảng lương lên website, Petrolimex cũng update các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán trên website. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay...