Giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Chiều 2/8, tại Nhà Quốc hội, Đoàn Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 – 2018″ tổ chức phiên họp thứ ba để thảo luận, cho ý kiến về dự thảo báo cáo kết quả giám sát trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến chủ trì phiên họp.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, Trưởng Đoàn giám sát phát biểu khai mạc. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Theo dự thảo báo cáo, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai, thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi luôn được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các cấp, các ngành. Kết quả giảm nghèo nói chung và giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng đạt được nhiều thành tựu, được quốc tế ghi nhận, là điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, tạo ra sự thay đổi diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo đã tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng, khoảng 25.000 công trình hạ tầng được đầu tư, xây dựng trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Cơ chế chính sách từng bước thay đổi về quan điểm, tư duy, từ cơ chế nặng về áp đặt chuyển sang cơ chế tự chủ, phân cấp cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch trong công tác xây dựng và lập kế hoạch, bước đầu huy động sự tham gia của người dân ngay từ khâu xây dựng dự án đến tổ chức, triển khai thực hiện…
Tuy nhiên, dự thảo báo cáo nêu rõ, qua thực tế giám sát tại các địa phương cho thấy, kết quả giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi chưa thực sự bền vững; chất lượng giảm nghèo chưa cao. Một số vấn đề bức xúc chậm giải quyết như: Nhiều chương trình, dự án quy hoạch, xây dựng tập trung dân cư vùng dân tộc thiểu số, miền núi chưa được triển khai hoặc thực hiện dở dang. Vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào người dân tộc thiểu số chưa được giải quyết triệt để. Đáng chú ý, các chỉ số mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo dân tộc thiểu số qua các năm giảm chậm; một số chỉ số thiếu hụt còn ở mức cao, nhất là các chỉ số thiếu hụt về chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở, nguồn nước sinh hoạt…
Phân tích về nguyên nhân của tình trạng này, dự thảo báo cáo chỉ rõ, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết diễn biến phức tạp… đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn thiếu phương tiện thoát nghèo bền vững như thiếu đất ở, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu vốn sản xuất, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, việc ban hành, rà soát tích hợp chính sách còn chậm, thiếu đồng bộ, nội dung chính sách còn bất cập, chính sách chưa gắn liền với ngân sách…
Video đang HOT
Dự thảo báo cáo được chuẩn bị công phu, chi tiết với nhiều số liệu, biểu mẫu có tính thuyết phục. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị, báo cáo cần làm rõ hơn các chỉ số tái nghèo, cận nghèo; bổ sung số liệu đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất; đánh giá thêm vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Nhiều đại biểu kiến nghị, để việc thực hiện chính sách, pháp luật về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực của cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, tâm huyết, trách nhiệm, biết vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách về giảm nghèo bền vững của Đảng, Nhà nước.
Một số ý kiến đề xuất cần tăng cường phát huy nội lực của địa phương, cộng đồng, ý thức tự lực, tự cường của người nghèo trong công tác giảm nghèo bền vững. Có ý kiến đề nghị đánh giá việc tham gia ý kiến người dân, địa phương trong việc hoạch định chính sách, quy trình xây dựng chính sách; bổ sung các kiến nghị phù hợp với thực tế, đưa chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững thành một chương trình mục tiêu quốc gia chung về phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số…
Kết luận phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến nêu rõ, các ý kiến sẽ được Đoàn Giám sát tiếp thu và có giải trình tại Phiên họp thứ tư của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo thành báo cáo chính thức.
Theo Phan Phương (TTXVN)
Long trọng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Sáng nay (25/7), LĐLĐ huyện Gia Lâm long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019) và biểu dương cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu, biểu dương sáng kiến Thủ đô năm 2019. Đồng chí Lê Anh Quân- Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm đã tới dự.
Tại buổi lễ, đại diện cho lãnh đạo, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ huyện Gia Lâm, Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Tuấn Khanh đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn Việt Nam qua 90 năm, trong đó nhấn mạnh: Đồng hành cùng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn huyện Gia Lâm đã trải qua hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Lê Anh Quân phát biểu tại buổi lễ
Tổ chức Công đoàn huyện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong việc tuyên truyền, vận động, động viên CNVCLĐ thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng CNXH, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động, là trung tâm đoàn kết, tập hợp đội ngũ CNVCLĐ, là cầu nối giữa đảng với CNVCLĐ.
Với những nỗ lực và kết quả đạt được, LĐLĐ huyện Gia Lâm vinh dự được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2002, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2007; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011-2015. Nhiều năm liên tục, LĐLĐ huyện Gia Lâm được Tổng LĐLĐ Việt Nam và UBND Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Ông Nguyễn Tuấn Khanh khẳng định, có được những thành tích đáng để trên chính là nhờ sự đóng góp công sức, tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn đặc biệt là cán bộ công đoàn cơ sở. Trân trọng ghi nhận và nhằm khích lệ những cố gắng nỗ lực không ngừng của các thế hệ cán bộ công đoàn, tại buổi lễ, LĐLĐ huyện Gia Lâm đã biểu dương 90 cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu. Đặc biệt, tại buổi lễ, có 6 cán bộ công đoàn tiêu biểu của huyện Gia Lâm được đón nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn" do Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng và cá nhân Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Tuấn Khanh vinh dự được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm Nguyễn Tuấn Khanh vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Nhân dịp này, LĐLĐ huyện Gia Lâm cũng tổng kết phong trào thi đua sáng kiến sáng tạo trong CNVCLĐ huyện năm 2019. Theo đó, những năm qua, LĐLĐ huyện Gia Lâm luôn chú trọng triển khai phát động các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có phong trào thi đua phát huy sáng kiến sáng tạo tới 100% CĐCS, thu hút đông đảo CNVCLĐ hưởng ứng tham gia.
Kết quả, năm 2019, CNVCLĐ toàn huyện đã có hơn 2000 sáng kiến được đánh giá xếp loại, khen thưởng các cấp, có giá trị làm lợi hàng chục tỷ đồng. Trong đó, khối hành chính sự nghiệp có 84 sáng kiến; khối quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh có 952 sáng kiến, khối giáo dục có 1043 sáng kiến. Các sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp công tác của người lao động đều là những đúc kết qua thực tiễn công việc đã làm hàng ngày, thể hiện rõ sự sáng tạo, tâm huyết của người viết đối với lĩnh vực đang hoạt động, có tác dụng thúc đẩy tiến bộ khoa học và mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Ngay tại buổi lễ, LĐLĐ huyện đã tổ chức phổ biến một số sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp công tác tiêu biểu trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh đồng thời biểu dương, khen thưởng 1 tập thể, 35 cá nhân đạt danh hiệu "Sáng kiến, sáng tạo" năm 2019.
Đại biểu LĐLĐ Thành phố và lãnh đạo huyện Gia Lâm trao thưởng cho các cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu
6 cán bộ được trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn"
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Lê Anh Quân- Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được và đóng góp của tổ chức Công đoàn với sự ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của huyện Gia Lâm.
Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Gia Lâm cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Trong đó, đồng chí nhấn mạnh, tổ chức Công đoàn huyện Gia Lâm cần tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tác phong công nghiệp cho đội ngũ CNVCLĐ; thực hiện tốt vai trò đại diện chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Ngoài ra, đồng chí Lê Anh Quân cũng yêu cầu các cấp công đoàn cần phát huy vai trò, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh
Phạm Diệp
Theo LĐTĐ
Hội nghị xúc tiến tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai năm 2019 Chiều 18/7/2019, UBND tỉnh Lào Cai thông tin về Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Lào Cai năm 2019, diễn ra vào ngày 20/7 tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai. Ông Hoàng Chí Hiền - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai chủ trì họp báo Theo ông Hoàng Chí Hiền - Chánh Văn phòng...