Giám sát chặt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
Dự thảo nghị định về tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước thay thế Nghị định số 101/2009/NĐ-CP đang được Bộ KH-ĐT lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Trong đó, nội dung được chú ý nhất là việc giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sao cho chặt chẽ, hiệu quả.
Sự đổ vỡ, thua lỗ của các tập đoàn Nhà nước một phần do thiếu giám sát
(Trong ảnh: Ụ nổi Venture Dock 2 của Vinashin bị bỏ mặc, gỉ sét trên vịnh Cam Ranh)
Kỳ vọng vào Ban kiểm soát
Dự thảo nghị định mới ghi rõ, Nhà nước hạn chế thành lập mới tập đoàn kinh tế, tổng công ty và chỉ xem xét thành lập khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Trong đó, đối tượng được lựa chọn làm nòng cốt hình thành tập đoàn kinh tế là các tổng công ty đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hiệu quả kinh doanh lãi 3 năm liên tiếp, tình trạng tài chính lành mạnh, nguồn nhân lực, trang thiết bị công nghệ tiên tiến, quản lý hiệu quả cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp khác… Đặc biệt, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bắt buộc phải có ban kiểm soát. Ban kiểm soát được yêu cầu trung thành với lợi ích của công ty mẹ và chủ sở hữu Nhà nước, dự kiến gồm 3 kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 3 năm. Ban kiểm soát khi phát hiện sai sót hoặc hành vi vi phạm của hội đồng thành viên phải thông báo ngay bằng văn bản với hội đồng thành viên; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh- Viện Kinh tế Việt Nam, càng tăng cường giám sát tập đoàn, tổng công ty càng tốt. Về nguyên lý và chức năng, Chính phủ cần tăng cường kiểm soát những tập đoàn, tổng công ty trực thuộc. Tuy nhiên, để công tác giám sát được thực hiện công khai, hiệu quả thì lựa chọn giao nhiệm vụ kiểm soát cho ai cần phải cân nhắc.
Cũng theo Nghị định này, các bộ quản lý ngành sẽ giám sát các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc bộ. UBND tỉnh sẽ giám sát tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành, các bộ ngành cũng giám sát công ty mẹ đã cổ phần hóa. Như vậy, quyền hạn của Thủ tướng sẽ bị hạn chế bớt.
Theo các chuyên gia kinh tế, giám sát tập đoàn, tổng công ty là Nhà nước là việc nên làm ngay. Trên thực tế, sự đổ vỡ của Vinashin năm 2009 đã khẳng định phần nào cách thức quản lý tập đoàn hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở. Năm 2012, 10 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 17.730 tỷ đồng đã một lần nữa khẳng định, cần kiểm soát chặt các tập đoàn.
Minh bạch thông tin
Điều khiến nhiều người quan tâm là quản lý hiệu quả đồng vốn tập đoàn, tổng công ty hiện nay thường dựa vào báo cáo tài chính do các tập đoàn đưa ra mà thiếu kiểm tra, đánh giá. Và như vậy khó xác định được số nào sai, số nào đúng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, phải chú trọng công khai minh bạch trong việc công bố thông tin về hoạt động của tập đoàn, tổng công ty. Hiện nay, thông tin về các tập đoàn hiện còn chậm và thiếu sót do cách thức quản lý thiếu công khai, còn kẽ hở để tình trạng tham nhũng xảy ra.
Cách thức kiểm tra báo cáo của các tập đoàn như, ban giám sát thuê công ty A kiểm toán độc lập để kiểm toán tình hình tài chính của tập đoàn; đồng thời thuê thêm công ty B để phản biện lại kết quả công ty A công bố. Bên cạnh đó, thực hiện quản trị doanh nghiệp theo cách hiện đại, dần tiến lên những chuẩn mực quốc tế, xác định rõ quy chế quản lý nội bộ và vai trò kiểm soát của hội đồng quản trị. Ngoài ra, có thể thực hành cơ chế thuê tổng giám đốc có tầm nhìn chiến lược.
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Thanh – chuyên gia kinh tế, tài chính cao cấp của Quốc hội thì việc kiểm soát tập đoàn phải bắt đầu từ tài chính. Đây cũng là đầu mối để việc xử lý nợ, đánh giá nợ nhanh chóng, hoàn chỉnh.
Theo ANTD
Thu nhập bình quân tại 8 Tập đoàn nhà nước hơn 9 triệu đồng
Trong năm 2012, tổng số lao động của 73 TĐ, TCT trên 1 triệu người, thu nhập bình quân 6,88 triệu đồng, trong đó, tại khối 8 Tập đoàn kinh tế lớn, thu nhập bình quân là 9,41 triệu. Nổi bật, bình quân thu nhập lao động ở Viettel tới 18 triệu đồng.
Mức thu nhập của người lao động ở Viettel cao gấp gần 3 lần mặt bằng thu nhập tại 73 TĐ, TCT 100% vốn Nhà nước.
Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước sáng 16/1/2013, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2012, tổng số lao động của 73 tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) 100% vốn nhà nước lên đến hơn 1 triệu người, thu nhập bình quân đạt khoảng 6,88 triệu đồng/lao động.
Tính đến hết năm 2013, tổng vốn điều lệ của 73 TĐ, TCT trên là 568.663 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 791.898 tỷ đồng, tổng tài sản gần 1,65 triệu tỷ đồng.
Trong số 73 TĐ, TCT này có tới 2.040 doanh nghiệp, với 1.047 công ty con và 966 công ty liên kết ở tất cả các cấp. Một số TĐ, TCT có số lượng doanh nghiệp lớn gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN - 250 doanh nghiệp), Tập đoàn Cao su Việt Nam (163 doanh nghiệp), Tập đoàn VNPT (85 doanh nghiệp), Than Khoáng sản (TKV - 70 doanh nghiệp), Tập đoàn Dệt may (60 doanh nghiệp)...
Trong năm vừa rồi, tổng doanh thu của 73 TĐ, TCT này ước đạt 1,78 triệu tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 184.957 tỷ đồng, nộp ngân sách ước đạt 253.975 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nhìn chung, phấn lớn các TĐ, TCT đã có những nỗ lực để đạt được kế hoạch đề ra trong năm vừa qua.
Có một số TĐ, TCT đã vượt được chỉ tiêu đề ra được nhắc tới như PVN (doanh thu đạt 117%, lợi nhuận trước thuế hoàn thành 119,4% kế hoạch); TCT Thuốc lá Việt Nam (doanh thu đạt 104,93%, lợi nhuận trước thuế đạt 115,12%)...
Trong khi đó, những "ông lớn" không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra lại được liệt kê nhiều hơn, lý do chủ yếu do những khó khăn chung của nền kinh tế. Đơn cử như TCT Cà phê chỉ đạt 48,67% lợi nhuận trước thuế. Hay như TCT Lương thực Miền Nam, lợi nhuận đạt 54,25%, TCT Giấy lợi nhuận đạt 68,61%, Tập đoàn Dệt May nộp ngân sách chỉ đạt 74,26%...
So với toàn bộ 73 TĐ, TCT 100% vốn nhà nước có báo cáo, khối 8 Tập đoàn kinh tế nhà nước (không kể Vinashin) chiếm tỷ trọng lớn cả về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách. Cụ thể, năm vừa rồi, tổng doanh thu khối này chiếm 78,27%, lợi nhuận trước thuế chiếm 89,41% và nộp ngân sách chiếm 88,16%.
Riêng, mức thu nhập bình quân của người lao động tại 8 Tập đoàn này cũng vượt hẳn, cao gấp rưỡi so với mặt bằng chung của 73 TĐ, TCT đã nêu, đạt 9,41 triệu đồng/người.
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ KHĐT đồng thời cũng đưa ra bức tranh tương phản giữa khối 8 "ông lớn" tập đoàn này. Những TĐ có kết quả kinh doanh ấn tượng có thể kể đến Viettel, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, vượt kế hoạch 21%, thu nhập người lao động tăng 12% so với năm 2011. Mức thu nhập bình quân người lao động của Viettel khoảng 18 triệu đồng. Hay như PVN, lợi nhuận trước thế cũng tăng 12,4% so 2011, vượt kế hoạch 19,4%.
Trong khi đó, vẫn có một số TĐ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điển hình có TKV, doanh thu sụt giảm 14,5%, lợi nhuận hụt 82% so với 2011. Vừa rồi, TKV báo cáo, thu nhập của người lao động ngành than năm vừa rồi cũng đã sụt giảm từ 7,7 triệu năm 2011 xuống còn 7,4 triệu trong năm 2012. Đáng chú ý, trong số này, có 2 tổng công ty hoạt động thua lỗ là TCT Viễn thông toàn cầu và TCT Xây dựng đường thủy.
Theo Dantri
Rút "thẻ đỏ" ngay! Những thông tin về các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước báo cáo với Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã phác thảo một bức tranh nhiều màu sáng, tối đan xen. Dù đóng góp xấp xỉ 40% vào GDP cũng như nguồn thu ngân sách, nhưng kết quả sản xuất kinh doanh của một số Tập đoàn, Tổng...