Giám sát cam kết giảm lãi, sửa lại chính sách hỗ trợ người vay
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN sẽ tăng cường giám sát những cam kết của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo với NHNN về vấn đề này.
Nhiều ngân hàng hy sinh lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng để giảm lãi vay. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Mong mói vay vốn và cơ cấu lại nợ
Vừa qua, 16 tổ chức tín dụng (TCTD) đã cam kết các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế với nguồn từ số lợi nhuận cắt giảm, ước tính sơ bộ khoảng 20.300 tỷ đồng, tùy quy mô ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những kế hoạch giảm lãi vay cho từng đối tác, khách hàng của mình, đương nhiên kèm theo nhiều điều kiện vay.
Riêng 4 NHTM Nhà nước lớn là: Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV, ngoài gói hỗ trợ chung còn cam kết thêm khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân ở các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch COVID-19 và phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
COVID-19 kéo dài, chưa biết bao giờ mới kết thúc khiến hoạt động du lịch đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. “Doanh nghiệp du lịch cực kỳ khó tiếp cận vốn, nhất là vốn lãi suất thấp. Ngân hàng chỉ cho vay vốn lưu động và kinh doanh chứ không cho vay để chi trả chi phí cơ bản duy trì nên doanh nghiệp không vay được, kể cả có tài sản thế chấp, bà Nhữ Thị Ngần, Tổng Giám đốc Hanoi Tourism cho biết. Đối với gói vay lãi suất 0% để trả lương cho nhân viên, người lao động, không chỉ Hanoi Tourism mà nhiều doanh nghiệp cũng than thở khó tiếp cận vì “chưa có hướng dẫn” hoặc hồ sơ gửi đi nhưng không có phản hồi.
Lĩnh vực vận tải cũng được một số ngân hàng giảm lãi vay 1 đến 1,5%/năm từ mức hiện hữu, nhưng với nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải, mức giảm này không thấm tháp so với khó khăn do hoạt động kinh doanh ngừng trệ. Đơn cử, một doanh nghiệp vận tải từng vay vốn ngân hàng để mua ô tô từ giữa năm 2019 với kỳ hạn 4 năm, lãi suất năm đầu là 8,7%/năm, các năm sau cộng biên độ 4,3%/năm. Dù ngân hàng giảm lãi vay hiện hữu 1,5%/năm nhưng lãi suất mà doannh nghiệp vẫn phải trả khá cao là 10,5%/năm.
Nhiều chuyên gia ngân hàng cũng xác nhận: Thời gian qua, ngân hàng đã giảm lãi suất với một số khoản vay hiện hữu, ví dụ những khoản vay kỳ hạn dài, với lãi suất từ 11 – 13%/năm, thời gian qua được giảm từ 1 – 1,5 điểm %/năm. Tuy nhiên, lãi suất các doanh nghiệp phải trả vẫn trên 10%/năm, mức cao trong bối cảnh kinh doanh ngừng trệ.
Nhiều khách hàng cá nhân sử dụng thẻ tín dụng cũng lao đao vì thu nhập giảm. Theo quy định, sau 45 ngày, chủ thẻ mới phải thanh toán tiền chi tiêu, nếu không trả sẽ bị tính lãi. “Trước kia với thời gian 45 ngày là thoải mái, nhưng ở thời điểm hiện tại, 45 ngày vẫn rất eo hẹp. Dịch kéo dài 3 tháng là 3 tháng thu nhập giảm mạnh. Tôi mong ngân hàng có chính sách cho khách hàng trả góp 0% những tháng sau đó”, chị Minh Thúy (phố Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) đề xuất.
Video đang HOT
Đối với cá nhân sử dụng thẻ tín dụng là vay tiêu dùng, thường là các khoản vay tương đối nhỏ nhưng với lãi suất khá cao, khoảng từ 25 – 30%/năm nên nhiều khách hàng cho rằng: Ngân hàng nên giảm xuống tương đương với mức lãi vay tiêu dùng thông thường trung bình khoảng 15%/năm; tăng thời gian miễn lãi đối với thẻ tín dụng lên 60 hoặc 90 ngày, thay vì tối đa là 45 ngày như hiện nay…
Mong sửa Thông tư 03 để được gia hạn trả nợ
Nhiều ý kiến cho rằng, sắp tới NHNN cần mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng đủ điều kiện tiếp cận với chính sách như: Mở rộng phạm vi cơ cấu nợ, thay vì chỉ áp dụng cho các khoản vay giải ngân trước 10/6/2020 như hiện nay. Theo đó, Thông tư 03/2021 của NHNN về cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn lãi vay do ảnh hưởng dịch COVID-19 cần được sửa đổi do dịch bệnh bùng phát mạnh mà trước đó, NHNN chưa lường tới.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thông tư 03 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Hiện, một số ngân hàng cũng đã triển khai giảm lãi cho khoản vay cá nhân.
“Một số khoản nợ khác như: Thẻ tín dụng, bảo lãnh, L/C (thư tín dụng), … cũng đang được kiến nghị để bổ sung vào đối tượng được hỗ trợ trong Thông tư 03″, TS Cấn Văn Lực cho biết.
Đại diện Hiệp hội ngân hàng (VNBA) cho biết: Thẻ tín dụng là hình thức phổ biến với nhiều người nhưng lại chưa nằm trong diện được giãn hoãn, miễn giảm lãi. Do đó, các ngân hàng đề nghị NHNN mở rộng chính sách với nhóm đối tượng này. “Quy định tại Thông tư 03 chưa cho phép các TCTD được khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ được cơ cấu nợ bởi dịch. Hiện, việc khoanh nợ không tính lãi chỉ được áp dụng với các khoản vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khoanh nợ không tính lãi trong một thời hạn hợp lý là giải pháp cần được tính đến trong bối cảnh COVID-19 bùng phát mạnh. Việc khoanh nợ cũng là cơ sở để các ngân hàng cấp thêm vốn mới cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh”, Tổng thư ký VNBA, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.
Tạo điều kiện tối đa cho hướng dẫn viên nhận hỗ trợ của gói 26.000 tỷ đồng
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng đang được các địa phương triển khai hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn, trong đó có nhóm đối tượng hướng dẫn viên (HDV).
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tin tức về thủ tục để HDV nhận hỗ trợ này.
Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 23/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Hướng dẫn viên du lịch là một trong những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ. Vậy việc thực hiện chi trả hỗ trợ hướng dẫn viên đang được Tổng cục Du lịch và các địa phương thực hiện ra sao? Tinh thần chung chỉ đạo của Tổng cục Du lịch về vấn đề này là như thế nào, thưa ông?
Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng nòng cốt của ngành Du lịch.
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, Tổng cục Du lịch đã báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi dại dịch COVID-19 và sau đó đã ban hành văn bản hướng dẫn số 979/TCDL-LH ngày 22 tháng 7 năm 2021, đồng thời xây dựng Bộ thủ tục hành chính mới ban hành theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày 2/8/2021, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2222/QĐ-BVHTTDL công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đó là Thủ tục "Hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19".
Trước đó, Tổng cục Du lịch đã mở chuyên mục "Chính sách hỗ trợ" trên Cổng thông tin điện tử https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/cat/3304 và cung cấp thông tin trên trang https://vtr.gov.vn để cập nhật những chính sách mới nhất hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch. Đồng thời, Tổng cục Du lịch đã chủ động thông tin cho các địa phương, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về du lịch, hướng dẫn du lịch về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và người lao động trong ngành Du lịch, trong đó có hướng dẫn viên du lịch trên các phương tiện truyền thông của Tổng cục.
Tổng cục Du lịch đã hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng tinh thần và quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, quy định rõ điều kiện được nhận hỗ trợ, hồ sơ và thủ tục thực hiện, đảm bảo Nghị quyết số 68/NQ-CP được triển khai ngay trong thực tế, cụ thể:
Đơn giản hóa thủ tục đề nghị hỗ trợ: Quy định 1 cửa tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho hướng dẫn viên du lịch là Sở Du lịch/Sở VHTTDL/Sở VHTTTTDL;
Đơn giản hóa hồ sơ đề nghị: chỉ gồm 2 loại: Giấy đề nghị và hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên;
Cắt giảm thời gian thẩm định đến mức tối đa: 4 ngày
Hình thức nhận hỗ trợ: Trực tiếp chuyển vào tài khoản của hướng dẫn viên hoặc qua bưu điện hoặc nhận trực tiếp.
Người lao động là hướng dẫn viên du lịch không phải nộp các giấy tờ chứng minh công việc hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng, bị ngưng việc hoặc bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; không phải nộp các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Quyết định 23/QĐ-TTg có quy định, điều kiện để hướng dẫn viên hưởng hỗ trợ là phải có hợp đồng lao động. Vậy mẫu hợp đồng lao động cần những tiêu chí nào? Nội dung bảo hiểm xã hội có phải ghi trong hợp đồng lao động không, thưa ông?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch, hướng dẫn viên du lịch là nghề có điều kiện, để được hành nghề hướng dẫn du lịch, người lao động cần đáp ứng 3 quy định sau:
a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phân định tại mục c, khoản 3 điều 58 không thể thay thế Hợp đồng lao động phân định tại mục b của khoản trên. Ngoài ra, Điều 31 và Điều 33 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định hướng dẫn viên du lịch phải có hợp đồng lao động.
Bộ Luật Lao động không quy định mẫu hợp đồng lao động nhưng có quy định những nội dung chủ yếu phải có trong hợp trong hợp đồng lao động (Điều 23 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13; Điều 21 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14). Bộ Luật Lao động cũng quy định người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết một trong các loại hợp đồng lao động (Điều 22 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13; Điều 20 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14).
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, hướng dẫn viên du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký hợp đồng lao động từ một tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên;
Căn cứ các quy định trên: Nội dung bảo hiểm xã hội là nội dung bắt buộc ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, hướng dẫn viên du lịch không phải nộp các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội; hướng dẫn viên du lịch chỉ phải nộp 2 loại giấy tờ là giấy Đề nghị hỗ trợ và hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ đề nghị. Sở quản lý du lịch các địa phương căn cứ quy định của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và pháp luật hiện hành tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu hướng dẫn viên du lịch phải bổ sung thêm bất kỳ loại giấy tờ khác ngoài 2 loại giấy tờ trên, phải tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hướng dẫn viên du lịch để sớm nhận được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Quản lý thu ngân sách đối với kinh doanh trên nền tảng số Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thu ngân sách là một trong những trụ cột của ngành tài chính, toàn ngành cần tăng cường phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý thu ngân sách đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế Hà...