Giám sát an ninh nội bộ sau vụ phi công giấu 6kg vàng
Liên quan tới vụ phi công Vietnam Airlines giấu 6kg vàng mang sang Hàn Quốc, Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu kiểm tra, rà soát các quy định nội bộ, tăng cường giám sát phi công, tiếp viên nhằm loại bỏ nguy cơ lợi dụng vị trí làm việc thực hiện hành vi trái pháp luật.
Công tác an ninh nội bộ được tăng cường giám sát sau vụ phi công và tiếp viên Vietnam Airlines giấu 6kg vàng mang đi Hàn Quốc
Cục Hàng không Việt Nam nhận định, vụ việc cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong của Vietnam Airlines trên chuyến bay VN426 ngày 10/3 từ Hà Nội đi Busan (Hàn Quốc) bị lực lượng hải quan nước này bắt giữ tại sân bay quốc tế Gimhae vì mang 6 kg vàng trong giày mà không khai báo là “vụ việc có liên quan đến chế độ kỷ luật lao động đặc thù, công tác bảo vệ an ninh nội bộ trong hoạt động hàng không dân dụng đối với nhân viên cảng hàng không và Chương trình hành động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ”.
Trong khi chờ kết quả chính thức, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Vietnam Airlines kiểm tra, rà soát các quy định nội bộ, tăng cường giám sát phi công, tiếp viên nhằm loại bỏ nguy cơ lợi dụng vị trí làm việc để thực hiện hành vi trái pháp luật; xử lý nghiêm cá nhân vi phạm.
Đối với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Cục này yêu cầu kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra an ninh người, phương tiện với nhân viên hàng không ra, vào khu vực hạn chế nhà ga, sân bay của cảng hàng không quốc tế; kiểm tra vị trí lắp đặt camera giám sát tại các cảng hàng không quốc tế, điều chỉnh, bổ sung đầu camera giám sát đảm bảo không còn góc khuất, hình ảnh thu được phải đầy đủ, rõ ràng cho mục đích giám sát và xác minh.
Thực tế, trước khi Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu Vietnam Airlines tăng cường giám sát nội bộ đoàn bay và đoàn tiếp viên thì hãng này cũng đã có các biện pháp siết chặt hơn các quy định quản lý, giao trách nhiệm trực tiếp cho cơ trưởng và tiếp viên trưởng giám sát hành vi của các thành viên tổ bay, thậm chí có quyền ra quyết định không cho thành viên vi phạm tham gia tổ bay, nhưng sự việc xảy ra lần này liên quan trực tiếp tới cơ trưởng.
Diễn biến mới nhất ghi nhận trong vụ việc là Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài với trách nhiệm soi chiếu an ninh đối với người và hành lý của chuyến bay VN426 đi Busan hôm 10/3 đã công bố kết quả bước đầu của việc rà soát hình ảnh camera được lưu trữ, nhưng vẫn chưa phát hiện những nghi vấn hay dấu hiệu bất thường liên quan tới vụ việc phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines giấu 6kg vàng trong đế giày.
Cảng Nội Bài không loại trừ khả năng 6kg vàng được phi công và tiếp viên giấu sau khi đi qua cửa an ninh, hoặc vàng được đưa lên máy bay theo một đường khác với sự móc nối từ các bộ phận lao động khác trong sân bay, các đối tượng lao động đi qua cổng cửa vào khu bay chỉ bị kiểm tra bằng mắt thường và máy dò kim loại cầm tay.
Hiện nhà chức trách hàng không Việt Nam đang phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc. Hai thành viên phi hành đoàn VN426 là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng và nam tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong vẫn đang bị đình chỉ công tác để phục vụ công tác điều tra.
Video đang HOT
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thủ tướng Na Uy: "Bản thân đã trải nghiệm, tôi hứa sẽ thêm nhiều người dân đến Việt Nam"
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Vương quốc Na Uy Erna Solberg đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-18/4/2015. Sau lễ đón được tổ chức trọng thể vào sáng 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Erna Solberg đã tiến hành hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chào đón Thủ tướng Na Uy thăm chính thức Việt Nam.
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Na Uy Erna Solberg sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Na Uy; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới.
Bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm Việt Nam, Thủ tướng Erna Solberg khẳng định Chính phủ Na Uy mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam, nước có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng ở khu vực. Bà Thủ tướng cũng chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Trao đổi về quan hệ song phương, hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong hơn 40 năm qua, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hợp tác phát triển, giáo dục, văn hóa và coi đây là nền tảng quan trọng để nâng tầm quan hệ song phương trong thời gian tới.
Hai Thủ tướng cho rằng, hai nước còn nhiều tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung lẫn nhau để mở rộng hợp tác hiệu quả và cùng có lợi; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp; tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại về chính trị sẵn có; tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng và nhiều nhiều lĩnh vực khác.
" Các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như đóng tàu và vận tải biển, quản lý và khai thác cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững, dầu khí và năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh đang mở ra nhiều triển vọng và cơ hội hợp tác cho hai nước . Chúng tôi nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước kết nối đối tác, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên; sớm ký Hiệp định Vận chuyển hàng không Việt Nam - Na Uy" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết.
" Tôi hứa sẽ có thêm nhiều người Na Uy đến Việt Nam kinh doanh và du lịch. Việt Nam là một quốc gia có nhiều cảnh đẹp và người dân hết sức thân thiện. Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm điều này" - Thủ tướng Erna Solberg phát biểu.
Hai Thủ tướng đã nhất trí thúc đẩy hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) trong năm 2015, tạo khuôn khổ thuận lợi mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai bên trong thời gian tới.
" Chúng tôi cam kết sẽ sớm đi tới ký kết một Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Na Uy" - Thủ tướng Erna Solberg cho biết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Na Uy đã cung cấp nguồn ODA thiết thực cho Việt Nam trong nhiều năm qua, tập trung vào các lĩnh vực như môi trường, giáo dục, bình đẳng giới, y tế, rà phá bom mìn; đặc biệt, Na Uy là nhà tài trợ quan trọng của Chương trình của Liên hợp quốc về giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng (UN-REDD), góp phần hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Erna Solberg đánh giá cao việc Việt Nam đã đạt được trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp Quốc; khẳng định trên cương vị Đồng Chủ tịch Nhóm tư vấn của Tổng Thư ký Liên hợp Quốc về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, bà sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hoàn tất thực hiện các mục tiêu phát triển còn lại và xây dựng các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp Quốc sau năm 2015.
" Tôi đặc biệt ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam khi các bạn đạt trước thời hạn các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Tôi đã chúc mừng ngài Thủ tướng và chúng tôi đã nhất trí đẩy nhanh các nỗ lực để có thể đạt được các mục tiêu còn lại trong các mục tiêu thiên niên kỷ và tiếp tục tăng cường hợp tác trong chương trình nghị sự phát triển toàn cầu cho 2015" - Thủ tướng Erna Solberg phát biểu.
Hai bên nhất trí tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai nước, nhất là trong các lĩnh vực như khoa học - công nghệ, dầu khí, năng lượng, thủy sản, quản lý nông nghiệp, quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Na Uy vào năm 2016.
"Ủng hộ giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hoà bình"
Cuộc hội đàm giữa 2 Thủ tướng tại trụ sở Chính phủ.
Hai Thủ tướng đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy, cho rằng đây là cầu nối quan trọng góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
" Tôi rất tự hào về cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy. Khi mới đến, dù gặp rất nhiều khó khăn song người Việt Nam đã thích ứng và hòa nhập rất nhanh vào xã hội Na Uy. Tỷ lệ trẻ em đi học trong cộng đồng người Việt rất cao và kết quả học tập của các em còn cao hơn kết quả học tập trung bình của trẻ em Na Uy. Cộng đồng người Việt Nam rất chăm chỉ và họ luôn gắn bó với cội nguồn và giữ gìn văn hóa truyền thống. Đây là những cây cầu thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia, cầu nối giữa nhân dân hai nước" - Thủ tướng Na Uy Erna Solberg chia sẻ.
Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là tại Liên Hợp Quốc, Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM). Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực của Na Uy trong việc tăng cường hợp tác với ASEAN thời gian gần đây và mong muốn hai bên sớm triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể, nhất là trong các lĩnh vực Na Uy có thế mạnh và là ưu tiên của ASEAN như kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước...
" Tôi hy vọng chúng ta không chỉ hợp tác trong lĩnh vực song phương hay doanh nghiệp mà còn hợp tác chính sách ở cấp độ quốc tế" - Thủ tướng Na Uy Erna Solberg phát biểu và cho rằng là quốc gia ủng hộ các nỗ lực cải cách hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc, bà hy vọng những cải cách này tại Việt Nam và một số quốc gia khác sẽ trở thành hình mẫu cho hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc trong tương lai.
Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây, nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc và đặc biệt là Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như việc các bên liên quan cần sớm thỏa thuận Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có tính chất ràng buộc, coi đây là phương thức hữu hiệu để đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không và giao thương tại Biển Đông.
" Về vấn đề Biển Đông, Bà Thủ tướng và Tôi cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình hình hiện nay ở khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo hòa bình, ổn định, duy trì an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không đe dọa và sử dụng vũ lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận liên quan của khu vực. Thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới COC" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hội đàm.
" Chúng tôi rất quan ngại đến những diễn biến gần đây ở Biển Đông. Na Uy không đứng về bên nào nhưng chúng tôi luôn luôn mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Chúng tôi mong muốn các bên tranh chấp tìm kiếm những giải pháp mang tính hợp tác và hòa bình để giải quyết những tranh chấp này trong khuôn khổ pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Chúng tôi tin tưởng rằng việc xây dựng và hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm những căng thẳng trong khu vực" - Thủ tướng Erna Solberg đưa ra quan điểm của Na Uy.
P.Thảo
Theo Dantri
Việt Nam tăng cường giám sát phi công Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đang yêu cầu các hãng hàng không giám sát nghiêm ngặt nội bộ đội ngũ phi công và thực hiện ngay nguyên tắc "2 người trong buồng lái" sau khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không giá rẻ của Đức - Germanwings. Trao đổi với phóng viên, cục trưởng Cục HKVN Lại...