Giảm quy mô, tần suất tổ chức các lễ hội
Các lễ hội có quy mô lớn, mang tính sự kiện tổ chức 5 năm một lần theo phương thức xã hội hóa. Các nghi lễ lịch sử cách mạng tổ chức theo định kỳ ngày lễ lớn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
Sáng 18/1, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý tổ chức lễ hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Ông Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho biết, 2012 là năm đầu thí điểm mô hình tổ chức lễ hội đền Trần mới với nhiều thay đổi. Ngày chính hội không còn tình trạng chen chúc đến ngạt thở để xin ấn và sau 3 ngày đã bán gần hết. Ông Bền giải thích do một số người đăng ký “ôm” từ 500 đến 1.000 bản ấn, chờ lúc hết bán ra với giá cao.
Năm nay, ấn đền Trần vẫn được in bằng giấy thường để giảm chi phí và số lượng in tăng lên, đáp ứng nhu cầu của người dân. Một số nghi lễ xưa kia như lễ rước cá gắn với dân chài diễn ra vào ngày 16/1 âm lịch sẽ được đề xuất khôi phục và tổ chức bên cạnh lễ khai ấn. Việc kinh doanh của các hộ dân cũng sẽ được kiến nghị đẩy lùi xa trung tâm lễ hội, quy hoạch lại, đưa vào những khu vực nhất định.
Năm 2013 Ấn đền Trần sẽ được in nhiều hơn để phục vụ người dân. Ảnh: Bá Đô.
Lễ hội đền Trần bắt đầu từ ngày 14/1 âm lịch với lễ rước theo đúng nghi lễ truyền thống. Sau đó là lễ dâng hương tưởng niệm của các đoàn đại biểu và hoạt động tế tự tại một số nơi. Lễ rước ấn được thực hiện vào lúc 22h, lễ khai ấn diễn ra sau đó một tiếng và phát chín ấn cho bảy di tích liên quan theo truyền thống. Ban tổ chức sẽ làm lễ cúng cho các ấn trước khi phát cho người dân. Để người dân không dồn hết về khu vực đền Trần, các chương trình nghệ thuật sẽ được tổ chức tại một số điểm khác ở thành phố.
Ngày 15/1 âm lịch, ban tổ chức phát ấn cho người dân tham dự lễ hội theo nguyên tắc phân luồng theo hai cửa vào ra và hệ thống hàng rào. Thời gian phát ấn kéo dài từ 7h ngày 15/1 đến 18h ngày 16/1. Mỗi cá nhân chỉ được nhận tối đa hai ấn (người dân địa phương nhận ấn vào 6h30 ngày 15/1), còn các đơn vị, cá nhân đăng ký thì nhận ấn vào thời gian thích hợp.
Ngoài lễ hội đền Trần, năm 2013 cả nước có gần 8.000 lễ hội. Cục Di sản văn hóa cho biết, sẽ giảm quy mô, tần suất tổ chức lễ hội để thực hành tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và từng địa phương. Các lễ hội có quy mô lớn, mang tính sự kiện, lễ hội ngành nghề tổ chức 5 năm một lần theo phương thức xã hội hóa. Các nghi lễ lịch sử cách mạng tổ chức theo định kỳ các ngày lễ lớn với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
Video đang HOT
“Các địa phương cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với nhu cầu du khách. Hòm công đức, lư hương phải được sắp xếp hợp lý, hạn chế hoặc không đốt vàng mã. Nội dung và chương trình nghệ thuật được nâng lên”, lãnh đạo Cục Di sản nói.
Cục Di sản văn hóa đánh giá năm 2012 hoạt động văn hóa lễ hội trên cả nước còn nhiều hạn chế, như tình trạng tắc nghẽn giao thông, tệ đánh bạc, lạm dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan. Cá biệt có hiện tượng gây bất bình trong dư luận, như diễn viên hát quan họ vừa hát vừa ngả nón xin tiền (hội Lim), dâng và đốt nhiều vàng mã gây tốn kém và ô nhiễm môi trường (chùa Bà Chúa kho, Bắc Ninh).
Nguồn thu từ lễ hội và hoạt động tại di tích của một số địa phương còn buông lỏng, tạo điều kiện thu lời cho một số cá nhân, chưa khai thác hiệu quả và đầu tư trở lại cho di tích tương ứng với nguồn công đức hảo tâm của nhân dân..
Theo VNE
'Chùa Dơi không bị xâm hại'
Trước dư luận không tốt về ngôi chùa nổi tiếng, có bề dày lịch sử trên 400 năm ở Sóc Trăng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên có buổi làm việc khẩn với UBND tỉnh Sóc Trăng.
Sáng 13/1, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp với ngành văn hóa, bảo tàng và Trụ trì chùa Mahatup (chùa Dơi) để làm rõ thông tin "chùa bị xâm hại". Chiều hôm trước, bà Liên cùng lãnh đạo Cục di sản văn hóa trực tiếp thị sát cảnh quang, hiện vật, kiến trúc của chùa Dơi và gặp gỡ nhiều Phật tử trong cộng đồng dân tộc Khmer xung quanh chùa ở phường 3, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng).
Hòa thượng Kim Rêne (Trụ trì chùa Dơi) khẳng định di tích chùa Dơi không bị xâm hại.Ảnh: Duy Khang
Theo Phó văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng Trương Bình Bảo, chùa Mahatup được Bộ Văn hóa thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1999. Trước đây do hạ tầng dịch vụ du lịch đi kèm ở khu vực này chưa được đầu tư đồng bộ nên công tác quản lý di tích còn nhiều bất cập. Người dân địa phương che lều buôn bán ngay trước cổng chùa; xe lôi, xe ôm chèo kéo khách, người ăn xin bám theo du khách.
Có thời gian Công ty Du lịch tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng nhà hàng trên khu đất rộng 1,2 ha ngang chùa nhưng cách kinh doanh không hiệu quả nên ngừng hoạt động và giao đất lại cho UBND phường 3 quản lý. Chính quyền địa phương sau đó cho hộ dân thuê khu đất này để nuôi cá và gia súc gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Để chấn chỉnh, UBND TP Sóc Trăng nhiều năm mời gọi đầu tư nhưng không có doanh nghiệp nào quan tâm.
Đầu năm 2011, Công ty cổ phần Quốc tế Satraco khảo sát, làm việc với nhà chùa rồi đề nghị UBND TP Sóc Trăng xem xét tạo điều kiện cho công ty đầu tư khu du lịch, nhà hàng, khách sạn phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật và có nơi ăn, nghỉ, tránh tình trạng du khách ngủ lại trong chùa.
"Sau khi UBND TP Sóc Trăng đề đạt ý kiến của nhà đầu tư, UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho các sở, ngành tham mưu, thẩm định, đi đến thống nhất đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Satraco triển khai dự án. Đây là dự án trọng điểm của TP Sóc Trăng để phục vụ phát triển đô thị, hướng đến năm 2015 thành phố này đạt đô thị loại 2. Dự án này phục vụ phát triển du lịch, tạo nơi lưu trú khi khách đến tham quan chùa Dơi", ông Bảo khẳng định.
Đàn dơi quý ở chùa Mahatup, TP Sóc Trăng. Ảnh: Trần Thảo Vân
Theo ông Bảo, đất chùa Dơi có 2 khu vực, đó là khu bảo vệ bên trong khuôn viên chùa rộng 39.600m2 và khu vực điều chỉnh xây dựng (khu vực 2) rộng hơn 76.500m2. Như vậy, dự án của Satraco không nằm trong các khu vực bảo vệ 1 và 2 của chùa Dơi.
Theo ông Trần Đình Thành, Phó trưởng phòng quản lý di tích của Cục di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), nếu khu đất đầu tư dự án của Satraco không nằm trong đất bảo vệ của chùa thì không cần thiết phải xin phép Bộ. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, ông Thành kiểm tra khu nhà hàng của Satraco thì thấy rằng dự án đảm bảo mỹ quan, phòng kinh doanh dịch vụ ăn uống có cửa kính nên hạn chế được tiếng ồn. Nhà đầu tư đưa vào các tiết mục biểu diễn văn hóa, nghệ thuật dân tộc đã góp phần phục vụ cho phát triển văn hóa, giúp nâng cao giá trị văn hóa truyền thống và phù hợp với bảo vệ, nâng cấp di tích.
"Nếu có karaoke thì đề nghị ngành văn hóa giám sát, kiểm tra thường xuyên để tránh những bài hát có nội dung hiện đại, cường độ âm thanh cao vì đây là khu du lịch tâm linh. Việc mở đường thông thoáng như hiện này là rất quý, tránh được tình trạng hạ tầng xuống cấp làm cho du khách chỉ đến một lần rồi sợ không đến nữa", ông Thành nêu quan điểm.
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp sáng 13/1. Ảnh: Duy Khang
Là người trực tiếp quản lý chùa Mahatup, hòa thượng Kim Rêne (Trụ trì) khẳng định thời gian gần đây đàn dơi quý bay về chùa rất nhiều do đến mùa trái cây chín. Cảnh quang xung quanh chùa cũng thoáng mát, sạch đẹp, không còn cảnh xe ôm giành giật khách, che lều trại trước cổng chùa gây mất mỹ quan và ô nhiễm.
"Thời gian qua có nhiều thông tin cho rằng khu du lịch mở ra làm các sư khóc ròng, dơi bay đi, dơi bị xẻ thịt là sai sự thật, gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị của người dân trong vùng và cộng đồng người Khmer", hòa thượng Kim Rêne nhấn mạnh.
Do chùa Dơi là di tích nên Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên yêu cầu UBND tỉnh Sóc Trăng với các sở, ngành tiếp tục hoàn chỉnh thêm hồ sơ về di tích vì lúc công nhận vào năm 1999 hồ sơ còn sơ sài. Từ đó, ngành văn hóa sẽ xác định được chính xác khu vực nào cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh xâm hại làm ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ được du khách trong và ngoài nước quan tâm.
"Qua kiểm tra tôi thấy chùa và địa phương làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích nên chùa Dơi không bị xâm hại. Tỉnh Sóc Trăng cần tiếp tục phát huy giá trị văn hóa của chùa Dơi, gắn với phát triển đời sống kinh tế, du lịch để góp phần nâng cấp đô thị Sóc Trăng", Thứ trưởng kết luận.
Theo VNE
Dâng hương tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên Sáng 20-12, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, phối hợp cùng Hội Phụ nữ, Ban cán sự Công đoàn Sở đã tổ chức Lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên (quận Đống Đa), tưởng niệm các nạn nhân trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" 40 năm về trước; thăm quan Bảo...