Giảm phí cho người dân quanh trạm thu phí Km957+400 trên QL14
Bộ GTVT chính thức đồng ý giảm giá vé cho người dân sống gần Trạm thu phí BOT Km957 400 trên QL14 tỉnh Bình Phước.
Bộ Giao thông – Vận tải vừa yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh Bình Phước và Công ty Cổ phần Đức Thành Gia Lai triển khai thực hiện việc giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các chủ phương tiện có hộ khẩu lân cận Trạm thu phí Km957 400 trên QL14 thuộc dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước theo hình thức BOT.
Theo đó, các loại xe buýt sẽ được giảm 100% giá vé; các loại phương tiện không sử dụng kinh doanh, có bán kính 5km xung quanh trạm được giảm 50% giá vé; các loại phương tiện sử dụng để kinh doanh, có bán kính 5km xung quanh trạm được giảm 40%.
Cụ thể, các loại phương tiện thuộc nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn) sẽ giảm 50% giá vé từ 35.000 đồng xuống còn 17.000 đồng; giảm 40% còn 21.000 đồng. Tương tự, các loại phương tiện thuộc nhóm 2 (xe 12-30 chỗ ngồi, xe tải 2-4 tấn) sẽ có giá tương ứng là 25.000 đồng và 30.000 đồng. Đối với phương tiện thuộc nhóm 3 (31 chỗ ngồi, xe tải từ 4-10 tấn) sẽ giảm giá xuống còn 37.000 đồng và 45.000 đồng tương ứng với mức giảm 50% và 40%. Các phương tiện thuộc nhóm 4 (xe tải từ 10-18 tấn và xe chở hàng container dưới feet) sẽ có mức giảm xuống còn 60.000 đồng và 72.000 đồng. Đối với phương tiện nhóm 5 (xe tải từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet) có mức giá sau khi giảm là 90.000 đồng và 108.000 đồng.
Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nhà đầu tư phối hợp với địa phương kiểm tra đảm bảo giảm giá đúng đối tượng, phạm vi và mức giảm giá.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền, có giải pháp để đảm bảo an ninh trật tự ATGT, tránh ùn tắc giao thông, bảo đảm không xảy ra các hiện tượng tiêu cực, cản trở trong hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
Hiện Bình Phước có 5 dự án BOT, trong đó có 4 dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng trên các tuyến đường hiện hữu (từ 4 – 6m lên 19m) do địa phương quản lý và 1 dự án BOT QL14 (đoạn qua cầu 38 đến TP Đồng Xoài) do Bộ GTVT quản lý. Tổng cộng 5 dự án này có 7 trạm thu phí.
Video đang HOT
Hiệp hội Vận tải tỉnh Bình Phước đã nhiều lần kiến nghị gửi đến các sở, ngành, lãnh đạo tỉnh về việc giảm phí và giãn khoảng cách trạm thu phí. Mới đây, UBND tỉnh Bình Phước cũng đã quyết định giảm từ 3.000-10.000 đồng/lượt cho 4 trạm trên địa bàn.
MINH ANH
Theo SGGP
Hồ tiêu rớt giá thảm, dân Bình Phước nuôi dê, trồng bưởi lại dư dả
Tỉnh Bình Phước (BP) có diện tích hồ tiêu lớn nhất nhì khu vực Đông Nam Bộ, nhưng do giá hồ tiêu liên tục giảm sâu nên hàng ngàn hộ dân trồng tiêu lâm cảnh lao đao. Cái khó ló cái khôn, không ít nông dân đã tìm kế gỡ khó bằng cách chuyển từ trồng tiêu sang trồng bưởi, kết hợp chăn nuôi ...
Đầu tiên, phải kể tới ông Hồ Văn Nhật (trú ấp 8, xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh). Ông Nhật cho biết, vườn tiêu gần 4 ha của gia đình ông Nhật đã 8 năm tuổi. Song gần đây, từ chỗ giá tiêu từ 220.000 đồng/kg, rớt xuống còn khoảng 43.000 đồng/kg; thêm vào đó, suốt nửa năm đầu 2019, hiện tượng tiêu chết hàng loạt vì bệnh lạ, càng thôi thúc ông Nhật phải chuyển đổi từ trồng tiêu sang cây ăn trái như cam, ổi, bưởi...
Anh Đào Văn Đức (trú xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập) cũng linh động không kém: "Trông vườn tiêu chết dần dần mà ruột tôi như cắt từng khúc. Nhưng phải "chòi đạp", tìm cách thoát khỏi tình cảnh này chứ, chả lẽ buông tay cùng chết với cây tiêu?".
Theo anh Đức, do trụ tiêu trồng bằng cây keo, mặc dù cây tiêu bị chết nhưng keo vẫn mọc lá sum suê. Giữa lúc dịch tả lợn châu Phi hoàng hành trên cả nước, thịt dê lại được nhiều tiểu thương săn lùng, mua với giá cao kỷ lục. Trong khi đó, dê lại ăn lá cây keo, vậy là anh Đức mua 20 con dê về nuôi.
"Tôi dùng luôn lá từ hàng ngàn cây keo - trụ tiêu để làm thức ăn nuôi dê; thay vì cắt xén lá keo và mang đi đổ như rác" - anh Đức nói.
Nuôi dê cho ăn lá keo cũng là cách gỡ khó cho cây tiêu. Ảnh: B.L
Theo anh Đức, giá tiêu rớt xuống dưới 50.000 đồng/kg, nhưng giá thịt dê liên tục tăng cao, có thời điểm lên tới gần 200.000 đồng/kg nên anh Đức rất phấn khởi. Nhờ hoán đổi qua lại giữa cây tiêu và nuôi dê, cộng thêm canh tác các loại cây trồng khác, gia đình anh Đức vẫn có thu nhập...
Với gia đình ông Nguyễn Văn Cẩn, có 4.000 nọc tiêu trên diện tích 3 ha đất ở thôn 3, xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập. Hàng năm, ông Cẩn thu hoạch khoảng 10 tấn tiêu. Nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, vườn tiêu nhà ông Cẩn nhiễm bệnh chết hàng loạt... Để cứu vãn vườn tiêu và có thu nhập, ông Cẩn quyết định trồng xen bưởi da xanh ngay trong vườn tiêu. Và, kết quả cũng mỹ mãn.
Theo bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước cho biết: "Bình Phước là địa phương có diện tích hồ tiêu lớn trong khu vực. Mặc dù tỉnh quy hoạch diện tích trồng tiêu là 10.000 ha, nhưng hiện nay đã vượt quy hoạch 6.987 ha - tức xấp xỉ khoảng 17.000 ha".
Cụ thể, cách đây khoảng 5 năm, đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh BP dự kiến đến năm 2020 phải phát triển 14.500 ha hồ tiêu. Song, không chờ đến năm 2020, con số trên đã vượt 2.500 ha.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước, do các năm trước giá hồ tiêu tăng cao, nên nông dân ồ ạt trồng tiêu, dẫn đến diện tích loại cây trồng này tăng nhanh bất thường.
Thời điểm 2010-2014, diện tích vườn tiêu dưới 10.000 ha; chủ trương của địa phương chỉ mong đạt 10.000 ha, nhưng chỉ trong vài năm, con số trên vượt xa 10.000 ha, biến BP trở thành "thủ phủ" hồ tiêu của vùng Đông Nam Bộ. Nếu như năm 2016, BP có 16.452 ha, thì năm 2018 là 17.178 ha (tăng 726 ha).
Từ đầu năm 2019 trở lại đây, do sâu bệnh, tiêu chết, cộng với giá hồ tiêu rớt thảm, nên diện tích hồ tiêu giảm nhẹ. Đến tháng 5.2019, diện tích hồ tiêu ở BP còn 16.987 ha, giảm 191 ha so năm 2018.
Các hộ trồng tiêu ở Bình Phước trồng xen cây ăn trái ngay trong vườn tiêu để có thu nhập. Ảnh: Bùi Liêm
Ông Hồ Như Phợt - Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh BP - nói: "Việc phát triển vườn tiêu ồ ạt, theo phong trào tự phát của người dân; không theo bất kỳ một quy hoạch, lộ trình hợp lý sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thí dụ, chất lượng vườn cây không đảm bảo, cung vượt cầu...".
Gần đây, trước tình trạng khó khăn của những hộ nông dân trồng tiêu, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát lại diện tích trồng cây hồ tiêu - nhất là diện tích người dân trồng theo phong trào, không phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn nước - để cây hồ tiêu sinh trưởng.
Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu chuyển đổi diện tích 2.000 ha tiêu chết, khuyến cáo người dân trồng các loại cây khác phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn (giai đoạn 2019 - 2020). Qua đó, ổn định diện tích tiêu 14.500 ha (hiện nay là 17.178 ha) theo đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt đã phê duyệt.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã làm việc với Tập đoàn Nedspice (Hà Lan) thu mua hồ tiêu cho người dân với khoảng 10.000 tấn. Qua đó tạm thời giải quyết phần nào khó khăn cho người dân trong vụ mùa tiêu năm nay.
Theo Danviet
'Quốc tế làm BOT có rơi vào tình trạng như ta không?' Tại sao hình thức BOT phần nhiều rơi vào dự án giao thông? Vì sao tiếp tục hình thức BT? Cơ chế chia sẻ rủi ro như thế nào? Nhiều câu hỏi được đặt ra đối với dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) được Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền của Thủ...