Giấm nuốc – món bún có một không hai ở Huế
Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt – một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế.
Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt – một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốt cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh.
Vào mùa hè, nuốt thường nổi thành từng mảng dày, ngư dân vớt lên, ngâm vào nước và bán nhiều ở các chợ. Nuốt được chia làm hai phần gồm tai và chân. Phần tai rất thích hợp để kẹp rau sống chấm ruốc hoặc làm gỏi. Nhưng đặc sắc phải kể đến chân nuốt, giòn giòn, sần sật – làm nên linh hồn của món trứ danh: Bún giấm nuốc.
Nuốt chân mua về ngâm trong nước lạnh và lá ổi để tạo độ giòn. Lúc gần ăn, vớt ra để ráo, càng ráo càng ngon. Món bún giấm nuốc ngon nhờ vào phần nước lèo. Phần nước này được làm nên từ những con tôm tươi nhảy tanh tách, bóc vỏ, bỏ đầu, chừa đuôi cho đẹp mắt. Nêm nếm đầy đủ gia vị cho thấm. Thịt ba rọi cắt miếng nhỏ vừa ăn, ướp gia vị. Phi dầu với hành cho thơm, gia thêm tí ớt bột, xào thấm tôm thịt. Riu riu trong lửa nhỏ chừng 10 phút cho tôm thịt thấm rồi châm thêm nước dùng xăm xắp.
Nêm nước dùng hơi thấm tháp rồi cho cà chua bi vào, sôi vài dạo tắt bếp. Màu cam từ gạch tôm hòa với màu đỏ của cà chua tạo nên một hỗn hợp nước lèo sanh sánh, thấm thía rất riêng. Rau sống ăn kèm gồm một vài loại rau thơm và đặc biệt phải có bắp chuối sứ trắng bào nhuyễn. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm đậu phụng rang vàng giã dập, bánh tráng mè nướng, mắm ruốc nêm nếm cho bớt mặn, thêm vài trái ớt xanh mới thật đúng điệu.
Lấy một cái tô be bé, cho rau sống vào trước tiên, bún tươi cọng nhỏ, chan nước lèo xăm xắp, cho ít hành ngò, rải đậu phụng rang vàng, nêm tí ruốc, chút ớt sa tế và trên cùng, đừng quên cho vào dăm bảy chân nuốt. Món bún ấm nóng, thơm nồng mùi rau thơm, ngọt đậm đà của nước lèo tôm tươi hòa quyện cái beo béo của bánh tránh, đậu phụng, đặc biệt vị ngọt giòn tan của những con nuốt sần sật trong miệng hứa hẹn sẽ là món khó quên.
Bạn có thể mua nuốt về làm ở nhà. Hoặc nếu đến Huế, ngang qua chợ Đông Ba, xuôi về phía cầu Gia Hội, rẽ qua Chi Lăng, quán ở đó, đợi bạn vào những buổi chiều từ khoảng 2 giờ.
Trong cái nắng oi nồng của tiết trời hạ, món bún giấm nuốc tựa như là thứ đặc sản dành riêng cho mảnh đất Cố Đô.
Video đang HOT
Chân nuốt giòn giòn sần sật
Món bún giấm nuốc ngon nhờ vào phần nước lèo
Rau sống ăn kèm gồm một vài loại rau thơm và đặc biệt phải có bắp chuối sứ trắng bào nhuyễn
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn kiên trì đợi để ăn bún giò gốc Huế nấu bằng bếp củi
Là người con gốc Huế, vào Sài Gòn lập nghiệp bằng nghề bán bún, nhưng bà Sương không bán bún bò mà tự chế biến được món bún giò heo chả cua Huế, được người Sài Gòn đón nhận kiên trì ngồi đợi đến lượt thưởng thức.
Món bún giò heo chả cua được bà Sương chế biến theo đúng hương vị gốc Huế, thơm ngon đúng điệu
Nhắc đến món ăn đặc sản phổ biến ở mảnh đất miền Trung, nhiều người nghĩ ngay đến mì quảng, bún bò Huế, cao lầu... Thế nhưng, nói đến món bún giò heo chả cua Huế thì ít ai biết.
Bún giò heo chả cua Huế được bà Võ Thị Sương (46 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) mang từ mảnh đất quê hương vào TP.HCM mở quán bán phục vụ thực khách.Bà giữ nguyên cách nấu truyền thống bằng bếp củi, nêm nước lèo theo đúng cách của người miền Trung, nên mỗi tô bún được chế biến ra mang đúng hương vị gốc Huế, không lẫn bất cứ vùng miền nào khác.
Muốn ăn một tô bún giò heo chả cua qua bàn tay đầu bếp gốc Huế, thực khách không cần vượt quãng đường xa xôi về mảnh đất cố đô mà có thể tìm đến địa chỉ 817 Tạ Quang Bửu (P.15, Q.8) để được tận hưởng tô bún ngon đúng điệu.
Ngoài nước lèo vừa miệng, tô bún khi đưa ra cho thực khách thưởng thức sẽ có một cục giò heo bự, 3 viên chả cua lớn, nêm thêm chút hành tây, ngò rí bắt mắt mà thơm ngon khó tả. Ngoài ra, thực khách có thể gọi phần chả cua và xương, giò heo thêm ăn cho "đã ghiền". Mỗi tô có giá từ 40.000 - 50.000 đồng.
Quán bún của bà lúc nào cũng nườm nượp khách đến thưởng thức
Bên nồi nước lèo nóng hổi được nấu trực tiếp bằng bếp củi, bà Võ Thị Sương cho biết sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên Huế. Năm 2005, cuộc sống làm nông ở quê khó khăn, bà bàn bạc với chồng rồi cùng nhau đón xe đò vào Nam tìm kế sinh nhai.
Qua mách bảo của người quen cũng như biết cách nấu bún giò heo chả cua từ quê hương, bà Sương cùng chồng gom góp tiền mở một quán bún nhỏ bán thử. Với cách nấu đúng chất ẩm thực Huế, hương vị đặc trưng, món bún của bà được khách thưởng thức khen ngon và giới thiệu cho những người khác. Từ thời điểm chỉ bán được hơn 10kg, đến nay quán của bà đã bán bán đều đặn mỗi ngày hơn 100kg bún tươi (khoảng 700 tô).
Nồi nước lèo bún được hầm bằng xương heo, thơm ngon, bổ dưỡng
Cũng theo bà Sương, nấu bún giò heo chả cua với bà không có bí quyết gì cả mà chỉ nấu theo đúng hương vị của người Huế, thực khách thưởng thức thấy ngon, ghé đến ngày một đông. Món chả cua thì do chồng bà làm. Quán bún của bà mở cửa từ 6 giờ 30 đến 12 giờ mỗi ngày nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách. Trừ toàn bộ chi phí, mỗi tháng bà mang về thu nhập khoảng 50 triệu đồng.
Qua thời gian, món bún giò heo chả cua Huế của bà Võ Thị Sương được nhiều người biết và tìm đến thưởng thức. Nhờ quán bún, bà đã nuôi dạy được 3 người con ăn học và xây được căn nhà khang trang tại TP.Huế, tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định.
Theo cảm nhận của người viết, quán bún có mặt bằng tương đối rộng, nhưng thực khách quá đông, thiếu quạt gió nên không gian hơi nóng. Tuy nhiên, điều đó không khiến thực khách e ngại vì bún ở đây bảo đảm ăn "không đụng hàng", hương vị thơm ngon thấm tận đầu lưỡi
Tô bún giò heo chả cua Huế thơm ngon
Nhiều thực khách phải chờ đợi đến lượt vì quá đông người đến thưởng thức
Bà Sương đã thành công với món bún giò heo chả cua Huế trên mảnh đất Sài Gòn
Nối nước lèo được nấu bằng bếp củi
Theo Thanhnien
Bún cá Xà Tón Các quán bún cá ở Tri Tôn, An Giang thường không treo bảng hiệu, chủ quán cứ bày ra trước cửa nhà. Nhiều nhà bán mà các nồi bún vẫn cứ thi nhau cạn. Phải chăng bún cá Xà Tón có điều gì lạ thường? Bún cá Xà Tón ăn kèm trứng vịt lộn Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An...