Giảm nhẹ án tù để khuyến khích khắc phục hậu quả: Không đánh “người chạy lại”
Theo Trung tướng Trần Văn Độ, chính sách này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và cho thấy hiệu quả, điển hình như Liên bang Nga hoặc Trung Quốc.
Tại hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng vừa qua, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cho chủ trương để nghiên cứu, đề xuất giải pháp theo hướng tăng phòng ngừa; giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả đối với nhóm tội phạm tham nhũng, kinh tế. Điều này nhằm thu hồi tài sản nhà nước bị tham nhũng, hướng tới mục tiêu vừa đạt hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, vừa đảm bảo tính nhân văn.
Tháng 12/2019, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị Viện kiểm sát đề nghị mức án Tử hình vì tội Nhận hối lộ, trong phiên tòa xét xử đại án AVG, làm thiệt hại của Nhà nước hơn 8.560 tỷ đồng.
Chỉ vài ngày sau khi bị đề nghị mức án cao nhất, ông Nguyễn Bắc Son đã vận động gia đình, nhanh chóng nộp số tiền khắc phục hậu quả 66 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ số tiền 3 triệu USD mà ông bị truy tố Nhận hối lộ.
Ông Nguyễn Bắc Son đã vận động gia đình, nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả 66 tỷ đồng. (Ảnh: Trọng Phú)
Kết quả, ông Nguyễn Bắc Son được tòa cấp sơ thẩm tuyên mức án Chung thân về tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và Nhận hối lộ. Ở phiên phúc thẩm, hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên mức án Chung thân với ông Son.
Có thể nói, việc ông Son và gia đình nhanh chóng nộp tiền, khắc phục toàn bộ thiệt hại là một chi tiết giảm nhẹ quan trọng để tòa quyết định tuyên thấp hơn mức đề nghị của Viện kiểm sát.
Ở những đại án khác, các ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Trương Quốc Cường (cựu Thứ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Duy Linh (cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo)… đều đã được tòa tuyên những mức án giảm nhẹ bởi tình tiết kịp thời nộp tiền khắc phục hậu quả.
Như vậy, thông qua việc thành khẩn nhận tội và kịp thời khắc phục thiệt hại, nhiều quan chức “nhúng chàm” có thể tự rút ngắn thời gian lao lý của mình.
Video đang HOT
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung tại tòa. (Ảnh: Trọng Phú)
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm phòng chống tham nhũng sáng 30/6, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm là thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, chiếm đoạt, thất thoát; tăng tính phòng ngừa và giảm xử lý hình sự với người vi phạm.
Việc giảm nhẹ án tù cho bị cáo, nhưng tăng cường thu hồi tài sản vừa có tính chất nhân văn, vừa mang lại nguồn thu cho Nhà nước. Theo thống kê tại Hội nghị, công tác thu hồi tài sản tham nhũng thời gian gần đây đã có chuyển biến tích cực. Cơ quan thi hành án dân sự các cấp thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt 34,7% (năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt 41,3%.
Nói về đề xuất giảm án khi bị cáo khắc phục hậu quả, Trung tướng Trần Văn Độ – nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cho biết: “Theo pháp luật Hình sự quy định, việc bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ. Thứ hai, việc thu hồi tài sản tham nhũng là chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý tội phạm tham nhũng. Việc khuyến khích những người phạm tội trả lại tài sản cho Nhà nước là một chủ trương đúng đắn. Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xử lý tội phạm”.
Trung tướng Trần Văn Độ – nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương
Cũng theo Trung tướng Trần Văn Độ, chính sách này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và cho thấy hiệu quả, điển hình như Liên bang Nga hoặc Trung Quốc. “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Khi người phạm tội đã ăn năn hối cải thì phải tạo điều kiện cho người ta sửa chữa sai lầm. Không nên vùi dập người ta quá”.
Cách đây 7 năm, khi thảo luận về Bộ Luật Hình sự ở Quốc hội khóa XIII, Trung tướng Trần Văn Độ và một số đại biểu cũng đã kiên trì đề xuất giảm án phạt tù, tăng mức phạt tiền và thu hồi tài sản đối với tội phạm kinh tế, tham nhũng. Đề xuất phân hóa các trường hợp phạm tội để khuyến khích người phạm tội tự nguyện khai báo, tự nguyện nộp lại tài sản.
“Tuy nhiên, ở thời điểm đó vấn đề này cũng chưa được đẩy lên cao trào như hiện nay. Nhưng cũng có những tác động nhất định để đưa vào pháp luật việc giảm án phạt tù từ Tử hình xuống Chung thân, với những bị cáo đã khắc phục số tiền gây thiệt hại.” – Trung tướng Trần Văn Độ chia sẻ.
Tham nhũng ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp và bị coi là “giặc nội xâm”. Bởi thế, việc phân loại tội phạm tham nhũng, tùy vào tính chất, mức độ và sự chủ động ăn năn hối cải để đưa ra kỷ luật, xét xử là cần thiết./.
Tại sao nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM bị điều tra?
Cơ quan điều tra xác định bà Thái Thị Bích Liên có sai phạm nhưng chưa tới mức xử lý hình sự.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ trách nhiệm của người này.
Viện KSND TPHCM vừa trả hồ sơ vụ sai phạm chuyển nhượng đất tại các khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông, yêu cầu điều tra bổ sung nhiều vấn đề. Trong đó, có yêu cầu điều tra, xác minh trách nhiệm của bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM).
Cựu phó Chánh Văn phòng Thành ủy gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng
Theo hồ sơ vụ án, tháng 9/2013, ông Phạm Văn Thông được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn Phòng Thành ủy TPHCM. Trong quá trình công tác, ông Thông được phân công nhiệm vụ là đại diện chủ sở hữu tài sản, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp thuộc Đảng bộ TPHCM.
Thời gian được phân công nhiệm vụ trên, ông Thông đã có nhiều sai phạm trong việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Ven Sông và Phước Kiển gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Nhiều cán bộ có sai phạm liên quan tới việc chuyển nhượng dự án Phước Kiển - Nhà Bè. (Ảnh: Nguyễn Quang).
Tại dự án khu dân cư Phước Kiển, ông Thông thừa nhận Công ty Tân Thuận (công ty thuộc Thành ủy TPHCM) có xin chủ trương chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại dự án khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Sau khi nhận đề xuất từ Công ty Tân Thuận, ông Thông đã lập tờ trình báo cáo ông Tất Thành Cang (cựu Phó Bí thư Thành ủy TPHCM). Đề xuất trên của ông Thông sau đó đã được chấp thuận.
Công an TPHCM cáo buộc, với trách nhiệm là người đại diện chủ sở hữu, ông Thông biết Công ty Tân Thuận đưa ra đơn giá chuyển nhượng chỉ căn cứ duy nhất vào chứng thư thẩm định giá, không áp dụng đúng quy chế xây dựng giá dẫn đến không đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch gây thiệt hại 168 tỷ đồng.
Đối với dự án tại khu dân cư Ven Sông quận 7, bị can Thông đã có bút phê đồng ý cho phép Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp cho Công ty Quốc Cường Gia Lai trái quy định.
Kết luận điều tra xác định, ông Thông đã cố ý không thực hiện chức trách nhiệm vụ của chủ sở hữu, dẫn đến việc Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp với giá thấp, gây thất thoát hơn 61 tỷ đồng.
Công an TPHCM xác định, những sai phạm của ông Thông tại các dự án trên gây thất thoát tài sản Nhà nước số tiền hơn 229 tỷ đồng.
Chịu trách nhiệm là người đứng đầu
Tháng 6/2017, ông Phan Thanh Tân (cựu Phó Chánh Văn phòng Thành ủy) được phân công nhiệm vụ phụ trách các công việc của ông Thông.
Sau khi nhận nhiệm vụ, ông Tân đã có sai phạm trong việc để Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 10% vốn góp còn lại gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng.
Đối với những sai phạm trên, ông Phan Thanh Tân và ông Phạm Văn Thông bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Cấp dưới liên tục gây ra sai phạm, gây thất thoát tài sản Nhà nước nên bà Thái Thị Bích Liên (nguyên Chánh Văn Phòng Thành ủy) bị xác định phải chịu một phần trách nhiệm liên đới với trò là người đứng đầu. Tuy nhiên, bản thân bà Liên không thuộc nhóm thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, bà này không có bút phê, chỉ đạo gì liên quan tới sai phạm của cấp dưới.
Hồ sơ vụ án thể hiện, bà Thái Thị Bích Liên được phân công giữ chức Chánh Văn phòng Thành ủy từ tháng 11/2015 đến tháng 10/2018, trong thời gian này đã xảy ra các sai phạm tại dự án khu dân cư Ven Sông và Phước Kiển.
Với vai trò là người đầu, bà Liên có nhiệm vụ chỉ đạo Văn phòng Thành ủy kiểm tra nhằm phát hiện những việc làm trái quy định Công ty Tân Thuận, tuy nhiên bà này đã không kiểm tra. Bà Liên đã bị kỷ luật Đảng bằng hình thức khiển trách.
Cơ quan điều tra xác định, thời gian bà Liên làm Chánh Văn phòng Thành ủy thì khối lượng các đầu việc của văn phòng rất lớn khó sâu sát, kiểm tra hết từng lĩnh vực.
Công an TPHCM xác định những sai phạm trên của bà Liên chưa tới mức xử lý hình sự. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cùng cấp không thống nhất quan điểm trên nên yêu cầu điều tra bổ sung nhằm làm rõ trách nhiệm của bà này.
Trộm xe lu từ Nghệ An mang ra Hà Nội bán Chỉ sau một ngày tiếp nhận đơn trình báo, Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã bắt giữ 2 đối tượng trộm một chiếc xe lu của công ty xây dựng, đồng thời thu hồi tài sản trao trả cho bị hại. Ngày 6/7/2022, Công an huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa thu hồi tài sản là 1...