Giảm nhanh ê buốt chỉ sau một lần chải răng
Thay vì chịu đựng và hạn chế các đồ ăn chua, lạnh khi gặp phải cơn ê buốt, nay bạn có thể tham khảo một số giải pháp giảm ê buốt sau một lần chải răng.
Theo nghiên cứu năm 2017 của Kantar trên 2.150 người, thành viên của 51% hộ gia đình ở 4 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ bị ê buốt răng. Họ gặp phải nhiều phiền toái như không thể cười thoải mái, không uống nước lạnh, ăn đồ ăn chua được.
Ê buốt răng – nỗi niềm chỉ người trong cuộc mới hiểu
Những cơn ê buốt đến rất nhanh – chỉ bằng 6/1.000 giây, nhưng để lại không ít phiền toái cho những ai có răng nhạy cảm. Bạn phải tránh xa một số loại thức ăn, đồ uống dễ khiến răng ê buốt, cố tránh nhai ở bên răng hay bị ê, tìm cách để che miệng để tránh bị ê nhức răng vào mùa lạnh…
Răng ê buốt gây phiền toái trong việc ăn uống.
Theo nghiên cứu trên toàn cầu của nhãn hàng Sensodyne, 70% người bị ê buốt răng đánh mất niềm vui trong ăn uống (theo dữ liệu từ Hội thảo Nhạy cảm ngà – tháng 10). Thậm chí, việc chải răng mỗi ngày cũng trở thành một trải nghiệm ê buốt; hay nụ cười hở răng vào mùa gió lạnh cũng khiến chủ nhân “đóng băng” vì cơn đau xuất hiện đột ngột.
Đánh tan cơn ê buốt chỉ sau một lần chải răng
Nhiều người cho rằng do ăn chua hoặc uống nước đá quá lạnh nên răng bị ê buốt. Thực tế, thủ phạm khiến răng ê buốt chính là phần ngà răng (lớp dưới men răng, giúp bảo vệ xương và tuỷ răng) bị lộ ra bên ngoài. Khi tiếp xúc với khí lạnh, đồ ăn chua hoặc lạnh, bị cọ xát, các ống ngà sẽ truyền thông tin đến dây thần kinh, tạo ra những cơn đau buốt răng chớp nhoáng nhưng khó chịu.
Video đang HOT
Loại bỏ được các cơn ê buốt giúp sở thích ăn uống trọn vẹn hơn.
Để loại bỏ ê buốt răng, cách tốt nhất là bảo vệ lớp ngà dưới men răng. Có như vậy, các tác nhân bên ngoài sẽ không thể làm tổn thương ngà răng, gây nên những cơn ê buốt cho bạn.
Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, thương hiệu Sensodyne cho ra đời Sensodyne Rapid Action – dòng kem dành cho răng ê buốt, có khả năng giảm nhanh ê buốt răng chỉ sau một lần chải.
Dược sĩ Trần Thị Nga giới thiệu công thức mới giúp Sensodyne Rapid Action giảm nhanh các cơn ê buốt răng.
Sản phẩm có công thức hoàn toàn mới khi kết hợp muối thiếc (II) florua chứa polymer kết dính sinh học và công thức khan nước. Hợp chất này khi gặp nước bọt sẽ tạo thành một lớp phủ bề mặt chắc chắn.
Lớp phủ này len lỏi vào các ống ngà với độ sâu đến 80 micromet, sâu hơn các sản phẩm thông thường (ở mức 50 micromet); cùng độ phủ 81% (so với 51% ở kem đánh răng thông thường), từ đó tăng khả năng lấp kín các ống ngà nhanh và lâu dài. Ngoài ra, muối thiếc (II) florua còn giúp bổ sung hàm lượng fluor, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, công thức SKU Whitening trong sản phẩm giúp trắng răng tự nhiên. Khác với các phương thức tẩy trắng khác gây bào mòn răng, SKU Whitening giúp làm trắng răng tự nhiên bằng cách loại bỏ các mảng ố bám trên răng lâu ngày.
Theo Zing
Khát khô cổ uống nước lạnh vẫn không giải tỏa được cơn khát, đó là vì bạn chưa thử uống sữa mà thôi
Những lúc như vậy, mọi người thường cho rằng chỉ cần bổ sung nước là có thể giải tỏa cơn khát. Nhưng liệu điều này có đúng hay không?
Nước là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, chiếm từ 60% - 70% tổng trọng lượng của con người, do đó, trong quá trình hoạt động của cơ thể, nước thải được loại bỏ và buộc con người phải bổ sung nước liên tục. Nếu cơ thể thiếu nước, bạn sẽ cảm thấy khát, miệng khô, đắng và khô da.
Những lúc như vậy, mọi người thường cho rằng chỉ cần bổ sung nước là có thể giải tỏa cơn khát. Nhưng liệu điều này có đúng hay không? Nước nóng, nước lạnh hay loại đồ uống nào giúp giải tỏa cơn khát nhanh nhất?
Uống nước lạnh giải tỏa cơn khát nhanh nhất?
Nước đã đun sôi để ở nhiệt độ thấp (nước lạnh) có thể giúp bạn làm dịu cơn khát và hydrat hóa (giữ nước) trong cơ thể. Tuy nhiên, nước lạnh khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho dạ dày cảm thấy khó chịu. Thậm chí, nếu nước quá lạnh có thể khiến kích thích dạ dày, làm bạn bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Do đó, các bác sĩ không khuyến khích mọi người sử dụng nước lạnh để giải tỏa cơn khát.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống nước lạnh mỗi ngày bởi nó đơn thuần vẫn là nước và có lợi cho sức khỏe hơn là việc sử dụng các loại đồ uống có đường hoặc có ga.
Uống nước nóng có làm hết khát nhanh nhất không?
Một số người nghĩ rằng uống nước lạnh không làm dịu cơn khát, mà dùng nước nóng là hữu ích nhất để giải quyết cơn khát.
Nước nóng đơn giản cũng chỉ là nước, nó vẫn có tác dụng làm dịu cơn khát như nước lạnh, nhưng nếu nước với nhiệt độ nước trên 65 độ C sẽ "đốt nóng" màng nhầy trong khoang miệng và lưỡi khiến cho chúng ta bị bỏng rát khoang miệng và lưỡi . Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, mọi người nên cực kỳ cẩn thận khi cho trẻ uống nước nóng khi khát nước.
Thêm vào đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới uống nước ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Do đó, nếu khát nước, bạn cũng không nên uống nước nóng, đặc biệt là lúc "khát khô cổ" thì càng không nên uống nước nóng.
Vậy loại đồ uống nào giúp giải tỏa cơn khát nhanh và tốt nhất?
Theo các nhà nghiên cứu, loại đồ uống làm dịu cơn khát tốt nhất là sữa tách kem (sữa tách béo). Sữa tách béo là loại sữa hầu như không chứa chất béo, thay vào đó nó chứa nhiều khoáng chất, protein và các thành phần khác cùng một lượng nhỏ natri.
Trong số đó, natri và protein có thể đóng vai trò khóa nước, không chỉ có thể làm dịu cơn khát mà còn tăng cường hydrat hóa (giữ nước) của con người. Hơn nữa, vì chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nên sữa tách béo là loại đồ uống bổ dưỡng và phù hợp với nhiều người ở mọi độ tuổi và giới tính.
Ngay cả khi bạn bị mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, tiểu đường hoặc béo phì, bạn vẫn có thể sử dụng sữa tách béo để làm thức uống bổ sung dinh dưỡng hằng ngày và làm dịu cơn khát một cách nhanh chóng và sảng khoái.
Nguồn: QQ/Helino
Những 'món' gây ung thư thực quản, nhiều người Việt nghiện 'cả chùm' Rượu, thuốc lá, đồ ăn chua, mặn... là những 'sát thủ' gây ung thư thực quản. Thế nhưng với nhiều người Việt, đây lại là những 'món' nghiện mê mẩn, thậm chí sử dụng hàng ngày. Ảnh minh họa: Internet Thực quản là một ống tiêu hoá chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư xuất...