Giảm nghèo: “Cuộc chiến” còn nhiều thách thức
Dạo quí II-2020, khi tính toán để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, TP Hồ Chí Minh đã có thống kê cụ thể, cho thấy chỉ riêng số người bán vé số dạo trên địa bàn (cả diện thường trú và tạm trú) đã lên đến 12.000 người. TP này cũng còn đến 22.000 hộ cận nghèo, 10.000 hộ nghèo.
Như vậy, chỉ tính riêng việc hỗ trợ cho mỗi người trong diện bán vé số dạo 750.000 đồng và 1 triệu đồng/hộ trong 3 tháng đối với hộ cận nghèo và hộ nghèo, rồi đối tượng đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội… thì TP Hồ Chí Minh phải chi ra con số hàng trăm tỉ đồng. Số tiền không hề nhỏ ngay với cả một địa phương có số thu ngân sách đứng đầu cả nước như TP Hồ Chí Minh. Nhưng với 1 triệu đồng/hộ/3 tháng hay 750.000 đồng/người thì cũng chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ, động viên là chính.
Từ một việc cụ thể như thế, để thấy công cuộc giảm nghèo là không đơn giản, cái cụ thể nhất là cần nguồn lực và chính sách. Chính sách thì có thể tạo ra nhưng nguồn lực không có thì cũng… bất lực. Với từng địa phương cụ thể là thế, mà nói rộng ra tầm quốc gia thì cũng thế.
Các chuyên gia trong lĩnh vực chống nghèo đói mới đây đưa ra nhận định rằng cuộc chiến chống đói nghèo trên thế giới đang thụt lùi một thập niên. Tổ chức Oxfam (Liên minh quốc tế của 20 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công) ước tính riêng đại dịch Covid-19 sẽ khiến khoảng nửa tỷ người (hơn 8% dân số thế giới) lâm cảnh nghèo đói. Đây là thử thách lớn đối với cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu.
Nhà nước đã và đang triển khai hàng loạt chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, đáng mừng là Việt Nam chúng ta vẫn có những tiền đề rất cơ bản để giảm nghèo.
Những tiền đề đó là gì? Đó là trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã đưa tỷ lệ nghèo từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,75% vào năm 2019 và dự kiến dưới 3% trong năm 2020, trở thành một quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo. Đó là quyết tâm của Đảng và Nhà nước, nhìn cụ thể được qua việc Quốc hội, Chính phủ tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo trong giai đoạn 2016 – 2020, gấp 2 lần so với giai đoạn trước đó, dù ngân sách còn rất nhiều khó khăn. 21% ngân sách Nhà nước dành cho phúc lợi xã hội mà Việt Nam đang thực hiện là mức cao nhất trong các nước ASEAN.
Bỏ ra một tỉ lệ ngân sách cao như vậy và thu được gì? Nếu cần để trực diện thì có thể nhìn vào hiện trạng 100% các xã đã có đường ôtô đến trung tâm, 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện. 100% đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo có bảo hiểm miễn phí… Đấy chỉ là một phần nhỏ trong những kết quả đã thu được, làm tiền đề cho việc giảm nghèo.
Nhìn cụ thể vào thực tiễn, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam nay không chỉ là chuyện của Đảng, của nhà nước hay Chính phủ, mà đã thành phong trào toàn dân, tiêu biểu có thể thấy qua nhiều tấm gương điển hình về xóa đói, giảm nghèo và tự giác xin vượt ra khỏi ranh giới của diện nghèo. Có thể kể đến các cộng đồng dân cư hay cá nhân cụ thể, như trường hợp 44 hộ nghèo người Dao ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; là cụ Đỗ Thị Mơ (84 tuổi) ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; là 470 hộ nghèo ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An…
Đấy là những thuận lợi cơ bản để Việt Nam tự tin bước tiếp trong bối cảnh mới của công cuộc giảm nghèo. Nhưng công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam ta không chỉ có thuận lợi mà còn đối diện với nhiều khó khăn.
Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rõ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 (tổ chức sáng 11-12-2020) rằng: “Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, dễ tái nghèo, chênh lệch giàu nghèo giữa vùng, các nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm còn cao. Chuẩn thu nhập trong chuẩn nghèo hiện chỉ bằng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa được điều chỉnh kịp thời. Một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả”.
Đấy là chưa kể trong thực tiễn, tình trạng trục lợi chính sách xóa đói giảm nghèo vẫn diễn ra ở một số nơi. Tỉnh Quảng Bình từng phải xử lý hàng loạt cán bộ ở xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch) do hàng loạt người thân, bà con với cán bộ lãnh đạo xã “đi lạc” vào hộ nghèo để hưởng chế độ chính sách, hỗ trợ của Nhà nước
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dạo cuối tháng 5-2020 cũng phải có văn bản chỉ đạo các địa phương rà soát lại danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, trong đó yêu cầu đưa ra khỏi danh sách những hộ không thuộc đối tượng. Trước đó, trong quá trình chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tại tỉnh Thanh Hóa đã lộ ra nhiều lãnh đạo xã có người thân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhiều gia đình có điều kiện đi ôtô, ở nhà lầu nhưng vẫn “lọt” vào danh sách hộ cận nghèo khiến dư luận bức xúc.
UBND huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) sau khi kiểm tra thông tin do báo chí phát hiện cuối tháng 4-2020 cũng đã xác định tại 2 xã Quý Hòa và Tân Lập có 12 cán bộ, đảng viên “lọt” danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để hưởng gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng…
Càng nhiều trường hợp trục lợi chính sách giảm nghèo thì càng ít cơ hội cho người nghèo thoát nghèo, dù có chính sách tốt.
Nói thế để thấy “cuộc chiến” giảm nghèo đang bước vào một giai đoạn vô cùng khó khăn trước nhiều thách thức, không chỉ đơn thuần chi phí càng lớn thì sẽ càng hiệu quả. Nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì để có tầm nhìn 2045 vì “một Việt Nam không có đói nghèo” thì “giảm nghèo không chỉ bằng trí tuệ mà cả trái tim”.
Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 379 tổng kết công tác quân sự, quốc phòng, kinh tế năm 2020
Ngày 17-12, tại huyện Nậm Pồ, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 379 (Quân khu 2) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quân sự, quốc phòng, kinh tế năm 2020. Thiếu tướng Đinh Mạnh Phác, Phó tư lệnh Quân khu 2 dự và phát biểu chỉ đạo.
Báo cáo tổng kết và các tham luận tại hội nghị khẳng định: Năm 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu; Đảng ủy Đoàn, chỉ huy Đoàn phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, kinh tế và công tác xây dựng Đảng bộ năm 2020.
Đại tá Hoàng Anh Tuấn, Đoàn trưởng Đoàn KT-QP 379 phát biểu tại hội nghị.
Nổi bật là, Đảng ủy lãnh đạo tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 4128/QĐ-BQP ngày 25-10-2013 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt quy hoạch khu KT-QP Mường Chà, tỉnh Điện Biên/Quân khu 2 đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chuyển giao được quy trình kỹ thuật chăn nuôi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Chỉ đạo tổ chức tổng kết đợt 5 dự án 147, giai đoạn 2018-2020 và thanh lý hợp đồng cho 35 đội viên đúng quy định. Lãnh đạo triển khai thực hiện tốt Đề án 79 đã bố trí, sắp xếp được 77/82 hộ đạt 93,9% kế hoạch. Hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ ngày công làm nhà cho 55 hộ nghèo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, được địa phương đánh giá cao.
Thiếu tướng Đinh Mạnh Phác, Phó tư lệnh Quân khu 2 trao Cờ Thi đua Quyết thắng cho Đoàn KT-QP 379.
Hội nghị đã đưa ra phương hướng, mục tiêu chung năm 2021, tập trung một số chỉ tiêu chủ yếu như: Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị của đất nước, của các địa phương; tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; lãnh đạo thực hiện tốt công tác dân vận góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị địa bàn; lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị...
Tại hội nghị, thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 2 trao cờ Thi đua Quyết thắng cho Đoàn KT-QP 379; danh hiệu Đơn vị Quyết thắng cho 4 tập thể; danh hiệu Đơn vị Tiên tiến cho 3 tập thể và khen thưởng các cá nhân. Nhân dịp này Đoàn KT-QP 379 trao 10 triệu đồng cho Quỹ Khuyến học huyện Nậm Pồ.
Điện lực Việt Nam - 66 năm thắp sáng niềm tin Thực hiện những lời căn dặn giản dị mà sâu sắc của Bác Hồ, trong 66 năm qua, tập thể CBCNV ngành điện đã tận tâm tận lực, gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng đất nước cả trong chiến tranh, cũng như trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Có thể khẳng định, những đóng góp...