Giảm mệt mỏi khi đi máy bay
Những người thường xuyên di chuyển khắp nơi bằng máy bay luôn vấp phải một trở ngại đáng kể, đó là tình trạng mệt mỏi sau nhiều giờ ngồi trên phi cơ.
Đối với nhiều người sau khi trải qua những chuyến bay dài, vượt vài múi giờ từ nơi này đến nơi khác, sự phấn khích được tận mắt chiêm ngưỡng các kim tự tháp tại Ai Cập hoặc tháp Eiffel nhanh chóng biến mất khi họ rơi vào tình trạng mệt mỏi không gì kiểm soát được. Đầu óc của họ dường như bị sương mù bao phủ, giấc ngủ bị rối loạn khiến họ khó có thể tập trung ngay lập tức vào công việc ở nơi đến, nhất là đối với giới doanh nhân.
Làm quen từ trước
Hầu như ai cũng nhận được lời khuyên truyền miệng như nên uống thuốc ngủ trên máy bay, không chỉnh đồng hồ theo giờ nơi đến. Thế nhưng, bạn có biết phương pháp giảm mệt mỏi hay nhất, theo báo New York Daily dẫn lời giới chuyên gia, là hãy bắt đầu điều chỉnh lại đồng hồ sinh học vài ngày trước khi bạn rời khỏi nhà.
Hãy cố thu xếp ngủ đủ và ngon giấc vài đêm trước chuyến đi, theo New York Daily dẫn lời bác sĩ Michael Zimring. Đối với những người đi về hướng đông, như đi từ Mỹ đến Pháp, nên đi ngủ sớm và dậy sớm vài ngày trước khi khởi hành. Còn khi đi theo chiều ngược lại, như từ châu Âu về Mỹ, thì đi ngủ và dậy trễ hơn.
Nếu điều này không khả thi vì lý do phải thức khuya để sắp xếp hành lý chẳng hạn, ít nhất hãy tránh uống bia rượu và cà phê, những tác nhân gây ảnh hưởng đến chuyện ngủ nghê của bạn. Và khi đến nơi, bạn cũng nên tránh ăn quá nhiều hoặc tập thể dục quá mức cận giờ ngủ.
Thích nghi với múi giờ mới
Để giúp điều chỉnh thời gian ngủ tại nơi đến, đừng vội lao vào phòng khách sạn và nằm vật xuống giường, theo lời khuyên của Shaun Malay, Phó tổng giám đốc đại lý du lịch CheapOair.com, người phải di chuyển liên tục bằng máy bay do yêu cầu công việc.
Chuyên san Y học New England dẫn lời giáo sư tâm thần học Robert Sack của Đại học Khoa học và y khoa Oregon cho hay có cách để giúp hành khách vượt qua tình trạng mệt mỏi do đi máy bay. Cụ thể, nếu đi về hướng đông, khi xuống máy bay họ nên dành thời gian đi bộ dưới ánh nắng mặt trời và kế đến là nhấp một ngụm cà phê. Sack khuyên nếu quá buồn ngủ vào ban ngày, hành khách cũng có thể chợp mắt một chút.
Sau đó dùng melatonin, liều nhẹ từ 0,5 đến 3mg, trước khi lên giường ngủ vào ban đêm và hy vọng bạn sẽ có thể điều chỉnh đồng hồ sinh học ở múi giờ mới chỉ trong vài ngày tới. Đối với những chuyến bay về hướng tây, hành khách cũng nên bỏ ít phút tắm mình trong ánh nắng nhẹ ban chiều để giúp họ tỉnh ngủ hơn. Và sau đó nếu như bạn tỉnh giấc trước 5 giờ sáng, hãy uống melatonin liều nhẹ.
Video đang HOT
Trong khi đó, chuyên gia về du lịch Andria Mitsakos chia sẻ kinh nghiệm chống chọi với cơn buồn ngủ khi di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác là nên ăn uống đúng cách. Cô khuyên nên uống từ 2 đến 3 lít nước trong những ngày phải bay đi bay về, hoặc cố gắng uống một chai nước nhỏ trong mỗi giờ ngồi trên máy bay. Đồng thời, việc giữ ẩm cho da cũng hết sức quan trọng để tránh được tình trạng mệt mỏi quá mức. Liên tục bôi kem giữ ẩm cho mặt, đặc biệt ở vùng mắt, và xoa kem lên cổ và tay chân luôn nếu có thể.
Theo Thụy Miên
Thanh niên
8 lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ
Nếu cần phải sử dụng thuốc ngủ, bạn hãy lưu ý những điều sau:
1. Không được sử dụng rượu khi uống thuốc ngủ
Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, sử dụng thuốc ngủ không nên uống rượu, tuy nhiên cũng có trường hợp nhiều người không thể bỏ được, nhất là khi nghỉ cuối tuần, phải tiếp khách...
Các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC) của Mỹ khuyến cáo, trong trường hợp không kiêng được thì chỉ nên uống 1-2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia.
Nên uống vào buổi chiều trước khi đi ngủ ít nhất là 6 tiếng. Lý do, cồn có trong đồ uống này là chất kích thích và có thể can thiệp làm tăng tác dụng phụ của thuốc ngủ giống như đối với thuốc giảm đau. Tốt nhất khi đã phải sử dụng thuốc ngủ thì không nên uống rượu.
2. Ăn quá no
Ăn quá no, nhất là trong trường hợp lễ tết, cuối tuần sẽ làm con người ta cảm thấy khó chịu và tăng khả năng mất ngủ ở nhóm người phải dùng đến thuốc ngủ.
Ăn quá no cho dù vào thời điểm nào trong ngày cũng đều gây bất lợi. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể có thêm năng lượng dẫn đến khó ngủ.
Với lý do trên những người mắc bệnh khó ngủ chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ, không nên ăn quá no vào gần giờ đi ngủ.
3. Không nên làm tăng stress
Trong trường hợp căng thẳng nếu dùng thuốc ngủ sẽ kém hiệu quả. Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các chuyên gia ở SDC đưa ra mới đây sau khi nghiên cứu ở nhóm người mất ngủ phải dùng thuốc.
Trường hợp stress cao mà người ta quen gọi là bồn chồn, lo lắng thì nên tư vấn bác sĩ để thay liều hoặc sử dụng loại thuốc khác có hiệu quả hơn. Ví dụ, có thể áp dụng liệu pháp thôi miên, thậm chí cả thuốc chống trầm cảm cũng sẽ có tác dụng tốt hơn.
4. Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại dược phẩm khác
Vào mùa lạnh, nhất là lúc giao mùa, bệnh cảm, cảm cúm phát triển mạnh, stress tăng cao sẽ làm suy yếu sức khỏe hệ miễn dịch cũng dễ gây mất ngủ.
Trong trường hợp này nếu dùng thuốc ngủ cùng với các loại thuốc không kê đơn (OTC) để chữa cảm cúm cũng dễ dẫn đến tình trạng phản ứng nghịch, gây bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
Ví dụ như hợp chất benadryl có trong diphenhydramine, đây là thuốc có chứa thành phần giảm đau nên giới chuyên môn khuyến cáo không nên uống trước 4 giờ khi đi ngủ. Nó sẽ làm giảm tác dụng thuốc ngủ, trong trường hợp dùng nhiều loại thuốc với thuốc ngủ thì nên tư vấn kỹ bác sĩ.
5. Không nên dùng thuốc ngủ khi đi du lịch qua 2 nơi có múi giờ khác nhau
Trường hợp du lịch khác múi giờ việc dùng thuốc ngủ sẽ không có tác dụng.
Trong trường hợp này nên dùng melatonin trước 1 giờ khi đi ngủ sẽ có tác dụng hoặc tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để cho phù hợp với điều kiện địa lý cũng như sức khỏe của bản thân.
6. Cần biết cụ thể tác dụng của thuốc để đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Hầu hết các loại thuốc ngủ có hiệu quả trong vòng 8 giờ vì vậy cần tư vấn để dùng thuốc cho đúng tiến độ không nên uống thuốc muộn quá hoặc dậy sớm quá.
Nếu trường hợp không quá bận thì ngủ theo đúng giờ quy định của thuốc, nếu dậy sớm mà vẫn còn trong trạng thái buồn ngủ thì rất nguy hiểm, nhất là khi điều khiển các phương tiện giao thông. Trong trường hợp này nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc có tác dụng ngắn hơn.
7. Nên tạo ra môi trường ngủ thân thiện
Có những người khi dùng thuốc ngủ nhưng do lạ phòng, lạ giường vẫn khó ngủ.
Trong trường hợp này giới chuyên môn khuyên nên mang theo vật dụng cá nhân như chăn, gối, mạng che mặt vv...hoặc có thể ngủ riêng theo sở thích hoặc chọn những nơi yên tĩnh để ngủ
8. Áp dụng các thói quen tự nhiên
Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp con người ngủ được nhưng để mang lại lợi ích cao nhất và lâu dài về mặt sức khỏe không nên lệ thuộc vào thuốc ngủ. Nếu cần có thể ngừng thuốc và chuyển sang áp dụng các kỹ thuật mang tính tự nhiên, thân thiện.
Tăng cường luyện tập để giảm stress, ăn uống khoa học, bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân, tìm các liệu pháp luyện tập như dưỡng sinh, giao tiếp bạn bè tư vấn bác sĩ để tạo ra cuộc sống thoải mái, vô tư từ đó giấc ngủ đến nhanh hơn và chất lượng hơn.
Theo Tiền phong
10 lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ 3h sáng mà bạn chẳng thể nhắm mắt được. Sau nhiều đêm không ngủ, bạn cảm thấy sức khỏe ốm yếu và hôn mê. Đây là lúc bạn nghĩ có thể bắt đầu sử dụng thuốc ngủ? Tuy nhiên quá lạm dụng thuốc ngủ để cứu cánh cho sức khỏe sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên bạn thấy rất buồn...