Giảm lãi suất đúng mức độ
Sau sáu lần điều chỉnh, từ tháng 8-2011, lãi suất huy động của ngân hànghiện đang ở mức 7,5%. Mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ, song để tiếp cận được nguồn vốn, doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Trần Văn Lĩnh, để nguồn vốn hấp thụ được cho sản xuất thì lãi suất phải về như trước kia, từ 8 đến 11%/năm.
Trong lộ trình đó, đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay về 11 – 12%/năm là hợp lý. Theo ông Lĩnh, việc hạ 0,5% lãi suất tiền gửi (từ 8% xuống 7,5%) nhằm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, thêm vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất lần này vẫn chưa phải là mức lãi suất giúp doanh nghiệp cạnh tranh được trong khu vực.
ại diện một công ty tư nhân cho hay, lãi suất huy động tuy đã giảm, nhưng thực tế lãi suất cho vay giảm không đáng kể, hiện nay công ty đang phải vay vốn với mức lãi 1,4%/tháng. Như vậy, khó mà kích thích nhu cầu vay vốn từ phía doanh nghiệp, trong khi đó, với hoàn cảnh kinh tế hiện nay thì mức độ rủi ro trong kinh doanh vẫn lớn.
Video đang HOT
Theo một số chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam khá chật vật trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ì ạch. So với cùng kỳ năm ngoái, GDP quý I tăng gần 4,9%, so với mức tăng 5,8% đạt được trong quý IV-2012. Mức tăng trưởng được dự báo sẽ còn ở mức thấp cho tới khi Chính phủ làm sạch được số nợ xấu trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
Về chủ trương hạ lãi suất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 3-2013, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay, với mục tiêu ổn định nền kinh tế, tiếp sức cho các doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh. Có ý kiến cho rằng, chủ trương hạ lãi suất là đúng và cần thiết, vì lãi suất cho vay cao thì doanh nghiệp khó tồn tại và cạnh tranh dẫn đến cả nền kinh tế khó cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu tiếp tục hạ lãi suất quá nhanh sẽ là bước đi mạo hiểm bởi nó sẽ kéo theo giá trị tài sản của các doanh nghiệp và tài sản trong dân giảm. Do vậy, các khoản đầu tư vào các lĩnh vực đều giảm. Trong khi đó nợ xấu vẫn như cũ. Vốn tự có do vậy cũng giảm theo, có khi là rơi xuống số âm. Trong trường hợp đó, ưu tiên của doanh nghiệp là phải thanh toán bớt nợ nần. Sau khi giải quyết được nợ các doanh nghiệp mới đầu tư trở lại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giảm lãi suất không có nhiều ý nghĩa, bởi vấn đề không phải ở sản xuất mà là ở khâu tiêu thụ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua của thị trường vẫn còn thấp, khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp hạn chế thì việc giảm lãi suất phải đi đôi với các chính sách hỗ trợ kích cầu tiêu dùng và đầu tư. Song trước hết, các doanh nghiệp phải tự đi trên đôi chân của chính mình.
Có thể thấy, các động thái giảm mặt bằng lãi suất thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước đã có tác động tích cực, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và người dân. Tuy mức lãi suất cho vay được giới kinh doanh cho là chưa phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay và cần phải tiếp tục hạ. Nhưng, lãi suất cho vay không thể giảm quá nhanh mà phải có độ trễ nhất định, để duy trì, ổn định nền kinh tế trong thời điểm chưa hết khó khăn. Như ông Louis Taylor, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Charterd Việt Nam nhận xét, việc hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vừa qua là hợp lý. Tuy nhiên, nếu cắt giảm lãi suất quá nhanh và quá nhiều thì sẽ phải đối mặt với những vấn đề cũ mà tất cả chúng ta đang cố gắng kiểm soát, đó là những chu kỳ tăng giảm lạm phát. Lãi suất cần theo xu hướng giảm nhưng cần phải được cắt giảm vào đúng thời điểm và đúng mức độ.
Theo vietbao
Vay tiêu dùng lãi suất chỉ từ 6%/năm
Từ 2/5 30/6/2013, các khách hàng cá nhân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của VPBank khi có thể vay tối đa 5 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 6%/năm.
Trong chương trình Cho vay siêu ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân này, khách hàng có thể vay vốn phục vụ các nhu cầu như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, đầu tư kinh doanh và tiêu dùng... VPBank hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ từ 6%/năm, giá trị vay tối đa lên đến 5 tỷ đồng/ khoản vay.
Điểm đặc biệt của chương trình là mức lãi suất siêu ưu đãi với nhiều lựa chọn dành cho khách hàng. Cụ thể: Khách hàng có thể chọn phương án lãi suất ưu đãi 6%/năm trong 6 tháng đầu, áp dụng cho khoản vay có thời gian cam kết tối thiểu trên 24 tháng hoặc có thể chọn vay mua nhà đất, xây dựng sửa chữa nhà với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 09 tháng đầu tiên; vay mua xe ô tô với mức lãi suất cho vay 9,99%/năm, áp dụng trong 06 tháng đầu tiên; vay kinh doanh với mức lãi suất 9,99%/năm, áp dụng trong 03 tháng đầu tiên.
Khách hàng giao dịch tại VPBank
Chia sẻ về chương trình, đại diện lãnh đạo VPBank cho biết: "Chương trình Cho vay siêu ưu đãi lãi suất sẽ mang đến nguồn vốn giá rẻ, hỗ trợ tích cực cho khách hàng có nhu cầu vay vốn trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Ngoài các ưu đãi về lãi suất, VPBank đang nỗ lực đơn giản hóa các thủ tục để hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách dễ dàng nhất. Qua đó, chúng tôi mong muốn tri ân những khách hàng đã, đang và sẽ đồng hành cùng VPBank, góp phần mang đến cuộc sống tiện nghi và hạnh phúc".
Với chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, thời gian qua, VPBank đã liên tục triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mại nhằm phục vụ nhu cầu tài chính rất đa dạng của khách hàng như: "Tiết kiệm tài lộc, Tết sum vầy", " Vay dễ dàng"...
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng tài sản của VPBank đạt trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 5.770 tỷ đồng. Bước sang năm 2013, VPBank tiếp tục cải tiến sản phẩm dịch vụ nhằm từng bước đưa VPBank trở thành 1 trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.
Theo vietbao
Lãi suất giảm ít ý nghĩa với doanh nghiệp Phản ứng khá tích cực sau thông tin lãi huy động còn 7,5%, nhưng các doanh nghiệp cho rằng, với sức mua kém trong giai đoạn hiện nay, dù lãi vay có hạ cũng khó giải quyết vấn đề. Sau 6 lần điều chỉnh từ tháng 8 năm 2011, lãi suất huy động hiện đã về 7,5%, giúp nhen lên hy vọng mặt...