Giảm khai thác chặng TP.HCM – Hà Nội xuống dưới 2 chuyến/ngày
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chủ động điều phối, có thể giảm xuống dưới mức 2 chuyến/ngày đối với bay chặng TP.HCM – Hà Nội.
Ngày 10/8, Bộ GTVT có văn bản hồi đáp lại đề xuất dừng toàn bộ đường bay chặng TP.HCM – Hà Nội của Cục Hàng không Việt Nam.
Bộ GTVT cho biết ngày 21/7, bộ đã có công văn giao Cục Hàng không chịu trách nhiệm điều phối các chuyến bay theo phương án đã báo cáo Thủ tướng.
Theo đó, đường bay giữa TP.HCM – Hà Nội khai thác 2 chuyến khứ hồi/ngày. Các đường bay giữa Cần Thơ, Phú Quốc với Hà Nội sẽ được tạm dừng. Thời gian áp dụng từ 0h ngày 22/7.
Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất còn khai thác chặng bay Hà Nội – TP.HCM. Ảnh minh họa: Ngọc Tân.
Video đang HOT
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ để chủ động điều phối hoạt động vận chuyển hành khách phù hợp với tình hình.
Cục Hàng không phải ưu tiên phục vụ công tác công vụ, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh; hạn chế đến mức tối thiểu số lượng chuyến bay đến sân bay Nội Bài.
Riêng với đường bay giữa TP.HCM và Hà Nội, Bộ GTVT cho phép Cục Hàng không căn cứ nhu cầu thực tế, có thể giảm khai thác xuống dưới 2 chuyến khứ hồi/ngày.
Chuyến bay lúc 1h sáng mang theo 1.000 đơn vị máu chi viện TP.HCM
1.000 đơn vị khối hồng cầu kịp thời được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chuyển qua đường hàng không tới TP.HCM, chi viện cho kho máu của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Chuyến bay khởi hành lúc 1h sáng ngày 30/7 tại Hà Nội. Đến 4h sáng, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy đã nhận được máu, đưa về kho an toàn. Các đơn vị máu này có hạn sử dụng dài (đến đầu tháng 9/2021).
Trước đó, hai lần liên tiếp trong tháng 7, Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) phải phát đi lời kêu gọi hiến máu. Đến ngày 28/7, Trung tâm chỉ còn 1.700 đơn vị máu. Nếu không được bổ sung, lượng máu này chỉ đủ phục vụ điều trị trong chưa đầy một tuần.
Ngay sau trao đổi ngắn với Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy và Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã lập tức lên kế hoạch, phương án vận chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy dù số máu dự trữ tại Viện cũng đang rất hạn chế.
"Vài ngày qua, sau kêu gọi, lượng người hiến máu tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đã tăng lên. Khi vẫn có thể tiếp nhận máu, chúng tôi nghĩ cần phải làm gì đó để góp sức cùng miền Nam chống dịch. Nếu không giúp đỡ thì chỉ trong vài ngày nữa sẽ không còn đơn vị máu nào phục vụ nhu cầu điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 nặng", TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ.
1.000 đơn vị khối hồng cầu được đóng thùng cẩn thận, đảm bảo điều kiện nhiệt độ bên trong thùng trước khi chuyển tới sân bay Nội Bài
Các trung tâm Truyền máu trên cả nước đang lần đầu tiên đối mặt với tình hình hết sức khó khăn và căng thẳng, dù trước đó tình trạng khan hiếm máu đã xảy ra vài lần từ đầu năm 2020.
Nhiều địa phương không thể tổ chức hiến máu trong thời gian dài như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Cần Thơ..., lượng máu tiếp nhận giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu tại các bệnh viện tuyến Trung ương lẫn tuyến tỉnh vẫn rất lớn, gồm cả chế phẩm máu cho điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Nhiều nơi có thời điểm chỉ cung cấp được 50-70% nhu cầu máu (cả nhóm máu và chế phẩm tiểu cầu).
TS.BS Lê Hoàng Oanh, Giám đốc Trung tâm Truyền máu Chợ Rẫy cho biết, lượng máu dự trữ tại Trung tâm giảm mạnh, nhiều thời điểm gần chạm đáy.
"Chúng tôi không thể tiếp nhận máu lưu động, chỉ còn cách kêu gọi người dân trực tiếp đến Trung tâm hiến. Tuy nhiên, thành phố siết chặt Chỉ thị 16, người dân hạn chế ra đường cũng làm cho công tác tiếp nhận máu từ cộng đồng thêm nhiều thử thách", bác sĩ nói
Tình trạng khan hiếm máu tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM cũng tương tự khi có ngày chỉ đón tiếp 30 - 50 người đến hiến máu. Trong khi đó, mỗi ngày, Bệnh viện phải cung cấp 300 đơn vị. Lượng máu tiếp nhận chỉ đủ 1/10 lượng máu cần để cung cấp cho gần 150 bệnh viện trong thành phố.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM: Giám sát chặt các ca F0, F1 cách ly tại nhà Trong số nhiều nội dung chỉ đạo, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà. Bệnh nhân dương tính Covid-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản khẩn...