Giảm ít nhất 10% đơn vị sự nghiệp công lập trước năm 2025
Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 thông qua với mục tiêu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021.
Chiều 12/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Với 92,18% đại biểu có mặt tán thành (bao gồm điểm cầu TP.HCM), Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Nghị quyết này gồm 5 điều, mục tiêu tổng quát nhằm hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Nghị quyết xác định 7 mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025. Trong đó, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.
Với 92,18% đại biểu có mặt tán thành (bao gồm điểm cầu TP.HCM), Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Video đang HOT
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm; nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 – 34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế. Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II.
Phát triển mạnh các loại thị trường. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 – 15 bậc so với năm 2019.
Hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai. Chỉ số Chất lượng đào tạo nghề trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 40 – 50 bậc; chỉ số Kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc so với năm 2019. Tỷ trọng chi cho khoa học công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 – 2025.
Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60 nghìn đến 70 nghìn doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế.
Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35 nghìn hợp tác xã, trong đó có trên 3 nghìn hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
Nghị quyết cũng đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế là tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị – nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy yếu tố tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Cũng tại Nghị quyết này, Quốc hội đề nghị Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, hoàn thành trước tháng 4/2022; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các địa phương để xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế nhằm khắc phục những ảnh hưởng, tác động, tranh thủ cơ hội mới, xu thế mới, đảm bảo đạt các chỉ tiêu cao nhất đóng góp cho tăng trưởng chung của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tình hình chung của đất nước sẽ phụ thuộc vào kết quả chống dịch, nếu kiểm soát dịch tốt, tăng trưởng năm 2021 có thể đạt từ 3,5 - 4%. Để đạt được mục tiêu này cần sự quyết tâm, nỗ lực của cả nước, trong bối cảnh năm 2022, có nhiều yếu tố mới, dịch bệnh kéo dài, khó lường. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đồng đều, các nước có độ bao phủ vaccine rộng thì sẽ sớm mở cửa trở lại.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, cần phải xây dựng, cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao sức chống chịu, tính tự chủ, khả năng ứng phó với mọi tình huống mới có thể xảy ra. Cùng với đó có các giải pháp thúc đẩy, phục hồi kinh tế nhanh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và có thể kéo dài; bắt kịp được với những xu hướng phục hồi kinh tế của thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.
Đồng thời, phải coi nội lực là cơ bản, mang tính chiến lược lâu dài và quyết định. Coi ngoại lực là quan trọng, cần thiết và đột phá; đồng thời, nỗ lực hơn, quyết tâm hơn trong công cuộc đổi mới, cải cách; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thực hiện tốt ba đột phá chiến lược đó là: khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giá trị văn hóa và con người Việt Nam, xây dựng hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phân tích và dự báo mục tiêu, xây dựng mục tiêu của năm 2022 với tốc độ tăng trưởng dự kiến trình Trung ương và Quốc hội là từ 6 - 6,5%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong những tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các tỉnh, thành phải thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến người dân và việc duy trì sản xuất. Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ giải pháp của Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022...
"Tuy nhiên, việc hỗ trợ quan trọng nhất là các địa phương phải đảm bảo thân thiện, đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong lúc khó khăn càng phải thể hiện tinh thần cao hơn, xây dựng niềm tin cho doanh nghiệp, cho xã hội", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; đồng thời, bám sát tình hình thực tế để thực hiện công tác dự báo về khả năng bố trí ngân sách của Trung ương, địa phương.
Cùng với đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi kinh tế của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng, tác động tranh thủ cơ hội mới, xu thế mới, đảm bảo đạt các chỉ tiêu cao nhất đóng góp cho tăng trưởng chung của đất nước.
Theo đó, các địa phương cần bám sát Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Hướng dẫn 4480/BKHĐT-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiếp tục cập nhật rà soát đánh giá dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022; đồng thời, xây dựng kế hoạch đầu tư phải phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, khả năng cân đối ngân sách năm 2022, xác định rõ mục tiêu cần đạt được của cả thời kỳ và từng năm để tránh dàn trải, bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên. Kế hoạch phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, định hướng của ngành, các công trình mang tính đột phá, lan tỏa.
Quan tâm hơn nữa đời sống tinh thần công nhân, lao động các khu công nghiệp Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Quan họ trúc xinh do Cung Văn hóa lao động TP Hồ Chí Minh tổ chức. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ hơn 14% dân số, 27% lực...