Giảm hình phạt tử hình: Nhân đạo hay tạo kẽ hở cho tội ác?
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng đề xuất bỏ án tử hình với 7 tội danh trong Bộ luật Hình sự sẽ tạo kẽ hở cho tội ác
Trong khi tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Với thực tế đó thì việc sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng giảm hình phạt tử hình đối với một số tội danh (đặc biệt là tội danh về ma tuý) là một trong những nội dung nóng, nhận rất nhiều ý kiến tranh luận trên diễn đàn Quốc hội, cũng như trong dư luận xã hội.
Việc duy trì án tử hình được coi là “biện pháp tự vệ” cần thiết nhưng sẽ hạn chế tối đa, chỉ áp dụng với một số tội danh đặc biệt nghiêm trọng.
Việc giảm hình phạt tử hình hay tử hình với cách thức “nhẹ nhàng” hơn là xu hướng của một số quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến lần này với định hướng đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình ở cả 3 phương diện: Giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình; quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng hơn đối tượng bị kết án tử hình nhưng không phải thi hành án tử hình.
Phần 2 của chương trình
Mặc dù đồng thuận với quan điểm hạn chế hình phạt tử hình, nhằm thể hiện sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, cũng như bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp mới năm 2013. Nhưng đặt vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay thì một số tội danh được đề xuất giảm hình phạt tử hình trong dự thảo Bộ Luật (sửa đổi) lại không nhận được nhiều sự đồng tình của đại biểu Quốc hội cũng như của xã hội.
Video đang HOT
Trước hết, với 7 tội danh được đề xuất bãi bỏ hình phạt tử hình trong dự thảo lần này gồm: Cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh. Nhiều ý kiến còn băn khoăn và cho rằng hầu hết các tội danh trên là những tội đặc biệt nguy hiểm, nếu như xảy ra thì hậu quả là khôn lường, đe dọa đến độc lập chủ quyền của quốc gia, đe dọa đến sự tồn vong của loài người. Những loại tội danh này cả nhân loại đều lên án và ra sức ngăn chặn, loại bỏ thì chúng ta phải càng phải đấu tranh mạnh mẽ hơn…/.
Truyền hình Quốc hội
Theo_VOV
Dự thảo Bộ luật hình sự trình Quốc hội: Bỏ án tử hình với 7 tội danh
Các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người...
Chiều 20/5, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày nội dung tờ trình Dự thảo luật Hình sự (sửa đổi).
Tại dự thảo này, hình phạt tử hình của 7 tội danh được đề nghị bãi bỏ. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh (các điều 167, 316, 407, 413, 436, 437, 438).
Nội dung kể trên nằm trong nội dung về "sửa đổi, bổ sung quy định về hình phạt tử hình (Điều 39) theo hướng tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế hình phạt tử hình được xác định tại các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ-TW và bám sát tinh thần nội dung Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân"-Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết.
Quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này, theo đó hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể:
Về đối tượng: Người phạm tội thuộc một trong các đối tượng là người tổ chức, ngươi phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, người thực hiện tội phạm một cách man rợ, dã man, tàn bạo hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng.
Án tử hình (ảnh minh họa)
Về loại tội: Xuất phát từ tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm cũng như đặc điểm nhân thân của người phạm tội; yêu cầu bảo vệ khách thể bị xâm hại và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như khả năng trấn áp tội phạm bằng các biện pháp ngoài tử hình, trên cơ sở cân nhắc thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước (như: Trung quốc, Nga, Ka-dắc-xtăng, ...) thì thấy rằng, hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xâm phạm tính mạng con người; tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BLHS quy định. Trên tinh thần đó, dự thảo Bộ luật bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh. Đó là các tội: cướp tài sản; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh (các điều 167, 316, 407, 413, 436, 437, 438). Đồng thời, dự thảo Bộ luật tách tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 của BLHS hiện hành) thành các tội danh độc lập và chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân (các điều 250, 251, 252, 253).
Bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình, đó là người từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Việc bổ sung đối tượng này vào diện không áp dụng hình phạt tử hình thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ - đối tượng được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước; được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội (khoản 2 Điều 39).
Mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế, theo đó, ngoài trường hợp người bị kết án là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi như quy định hiện hành thì bổ sung thêm hai trường hợp: 1) người bị kết án là người từ 70 tuổi trở lên; 2) người bị kết án tử hình không thuộc các đối tượng nêu trên nhưng sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn (khoản 3 Điều 39).
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra của UB Tư pháp của Quốc hội không đồng ý với nhiều sửa đổi của dự thảo Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có nội dung bỏ án tử hình.
Tham khảo các nước về án tử hình (nguồn: Tờ trình Dự thảo luật hình sự (sửa đổi))
Theo số liệu do Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) tại Hà Nội cung cấp thì tính đến thời điểm 30/6/2014 đã có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bãi bỏ án tử hình theo luật hoặc trên thực tế, trong đó:
- Có 100 nước đã bãi bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
- Có 55 nước có quy định hình phạt tử hình nhưng không áp dụng trên thực tế.
- Có 7 nước đã bãi bỏ hình phạt tử hình đối với "các tội thông thường", duy trì hình phạt tử hình đối với các tội ngoại lệ như một số tội theo luật quân sự trong hoàn cảnh đặc biệt.
- Có 37 nước và vùng lãnh thổ vẫn còn duy trì hình phạt tử hình đối với các tội phạm thông thường.
- Trong 10 nước thành viên ASEAN, có 2 nước đã bãi bỏ hình phạt tử hình (Căm-pu-chia và Phi-lip-pin); có 03 nước vẫn còn duy trì hình phạt tử hình hoặc có quy định hình phạt tử hình nhưng không áp dụng trên thực tế.
Theo Infonet
Hình phạt nào đang chờ kẻ bị tố tung ảnh sex ở Hải Dương? Những chuyên gia về luật hình sự đều khẳng định việc CA Hải Dương sớm vào cuộc là cần thiết. Nếu những tố cáo của chị L. là đúng, D. có thể sẽ lĩnh án rất nặng. Trước thông tin Công an TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mới đây đã triệu tập P.V.D lên trụ sở để làm rõ thêm những cáo...