Giảm giá vé tàu khách cho người dân huyện đảo Lý Sơn
Việc giảm giá sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 24.8.2017.
Theo đó, 5/5 doanh nghiệp tham gia vận tải khách tuyến Lý Sơn – Sa Kỳ (đất liền) và ngược lại sẽ giảm với mức từ 10-20.000 đồng/vé/khách so với giá bán hiện tại.
Chiều 21.8, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì cuộc họp với sự tham gia của Sở Tài chính tỉnh, UBND huyện Lý Sơn và 5/5 doanh nghiệp vận tải khách tuyến đường thủy Lý Sơn – Sa Kỳ (đất liền) và ngược lại, để xem xét về việc giảm giá vé cho người dân huyện đảo Lý Sơn và cán bộ đất liền đang công tác tại đảo.
Tại cuộc họp, các thành viên tham gia đã thống nhất giảm giá vé cho người dân và cán bộ đang công tác tại đảo Lý Sơn.
Sau khi nghe trình bày của các doanh nghiệp vận tải khách, kiến nghị của chính quyền Lý Sơn, phân tích và đối chiếu của Sở Tài chính…, Sở Giao thông Vận tải và các thành viên tham gia đã thống nhất mức điều chỉnh giảm giá vé tàu khách cho người dân và cán bộ đất liền đang công tác tại đảo Lý Sơn.
Cảng đón trả khách tại đầu bến huyện Lý Sơn.
Cụ thể 3/5 doanh nghiệp, gồm Công ty Lữ hành Du lịch Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại-Xây dựng & Dịch vụ vận tải Biển Đông và HTX Vận tải Lý Sơn đồng ý giảm 15.000 đồng/vé khách. Doanh nghiệp Hồng Danh giảm 20.000 đồng/vé/khách. Riêng Công ty Chín Nghĩa, dù lần vừa rồi không điều chỉnh tăng nhưng vẫn giảm xuống chỉ còn 100.000 đồng/vé/khách (trừ giá vé tàu siêu tốc vẫn giữ nguyên là 150.000 đồng/vé/khách).
Video đang HOT
Như Dân Việt đã phản ánh hoạt động vận tải khách tuyến Lý Sơn – Sa Kỳ và ngược lại hiện có 11 phương tiện/5 doanh nghiệp, với sức chở là 1.528 khách mỗi chiều. Trong đó, tàu nhỏ nhất chở được 78 khách và tàu lớn nhất chở được 266 khách.
Từ ngày 15.7 vừa qua, trừ Công ty Chín Nghĩa, 4/5 doanh nghiệp tàu khách còn lại lần lượt điều chỉnh tăng giá vé tàu cao hơn so với trước từ 5.000 – 20.000 đồng/vé/khách. Việc tăng giá này bị người dân và chính quyền Lý Sơn phản ứng.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Huyện nhận thiếu sót về vụ việc tại Hang Câu
Chiều 11.5, sau 3 ngày đăng kí và chờ đợi, lãnh đạo chính quyền huyện Lý Sơn đã thu xếp và làm việc với PV báo Dân Việt để trả lời các vấn đề liên quan đến Di tích thắng cảnh Hang Câu mà báo đã nêu.
Tại buổi làm việc này, với mong muốn thông cảm vì nguyên nhân khách quan nên không thể thu xếp để làm việc sớm hơn, bà Phạm Thị Hương-Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn thẳng thắn trao đổi, giải thích cụ thể tất cả các vấn đề mà phóng viên hỏi, đặt ra.
Theo lãnh đạo chính quyền Lý Sơn thì do đặc thù là đảo nên việc triển khai xây dựng, chỉnh sửa... các công trình trên đảo nói chung phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết so với đất liền. Và Hang Câu cũng không ngoại lệ.
Việc đổ cát tại một số điểm thuộc khu vực Hang Câu bị dư luận phản ứng khi chưa được cấp thẩm quyền tỉnh cho phép.
Vì vậy khi có cá nhân đến xin phép đầu tư bằng cách dọn vệ sinh, đổ cát bồi thêm nhằm tôn tạo tại một số vị trí ở khu vực Hang Câu cho đẹp hơn, lãnh đạo huyện đã xem xét và bạn bạc. Nhận thấy nhà đầu tư tuy có sự can thiệp, nhưng không tiến hành xây dựng hay có sự tác động gì lớn để có thể gây ảnh hưởng và làm thay đổi cảnh quang thắng cảnh này.
Một góc phía đông của đảo Lý Sơn
Quan trọng hơn là góp phần làm sạch môi trường thắng cảnh Lý Sơn nói chung-vốn là vấn đề mà lâu nay chính quyền địa phương vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm được.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm bắt đầu của mùa du lịch hàng năm ở Lý Sơn, nếu cho xử lý sớm môi trường tại thắng cảnh này sẽ tạo cho du khách sự hài lòng, yêu mến hơn khi đến tham quan trên đảo...
Ruộng bậc thang ở đảo Bé (xã An Bình), huyện Lý Sơn
Với những lý do nêu trên, nhận thấy cái được nhiều hơn nên chính quyền huyện mới đồng ý cho nhà đầu tư vừa triển khai thực hiện, vừa hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định.
"Không riêng gì Hang Câu mà tất cả các di tích và thắng cảnh khác của Lý Sơn cũng vậy, lãnh đạo các cấp ngành địa phương luôn ý thức phải làm sao giữ gìn nguyên vẹn bản gốc của nó khi cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào đây. Vì vậy dù có đổ tiền đống nhưng xét thấy sự đầu tư đó gây hại và làm ảnh hưởng, thay đổi đến cảnh quan của di tích, thắng cảnh thì sẽ không bao giờ chấp nhận", bà Hương bày tỏ.
Vẻ hoang sơ của một hang đá ở đảo Bé.
Trở lại vụ việc tại Hang Câu vừa qua, theo lãnh đạo chính quyền Lý Sơn thì do cách triển khai chưa đúng, đặc biệt là chưa có sự tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu rõ, dẫn đến một số bộ phận dư luận đã hiểu nhầm và phản ứng là không nên. Đây cũng là một bài học sâu sắc của các cấp ngành Lý Sơn trong việc triển khai đầu tư các dự án khác trên địa bàn trong thời gian tới.
Du khách đang tắm biển tại đảo Bé.
Qua sự việc này, bà Hương-PCT UBND huyện Lý Sơn cũng kiến nghị: "Trong thời điểm kêu gọi và thu hút đầu tư cho du lịch của huyện đảo không dễ như hiện nay, đối với một số dự án rất mong các cấp ngành của tỉnh xem xét, nghiên cứu để cho phép thực hiện, song song vừa làm, vừa hoàn tất thủ tục nhằm tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư khi đến với đảo".
Riêng đối với mức thu phí tại một số thắng cảnh, theo bà Hương-PCT huyện Lý Sơn, dù mới là chủ trương nhưng trước một số ý kiến không đồng tình như vừa qua, huyện chỉ đạo cho các bộ phận trực thuộc tiến hành tham khảo và lấy ý kiến của dân, du khách... Trên cơ sở đó sẽ chỉnh sửa và đề ra mức phí phù hợp hơn.
Báo Dân Việt xin hoanh nghênh sự tiếp thu, trao đổi thẳng thắn các vấn đề đã phản ánh tại thắng cảnh Hang Câu từ phía lãnh đạo chính quyền Lý Sơn. Tin rằng với nỗ lực và cầu thị như vậy, đồng thời với sự tạo điều kiện từ các cấp ngành của tỉnh, sẽ có nhiều doanh nghiệp, tổ chức... đến đầu tư tại Lý Sơn để đưa du lịch nơi đây phát triển ngày càng mạnh mẽ, bền vững hơn trong tương lai.
Theo Danviet
Xin hỗ trợ 370 tỷ đồng xây bệnh viện và hệ thống giữ nước mưa cho Lý Sơn Đó là một trong số những nội dung mà lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị với Đoàn công tác Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu về làm việc với địa phương vào chiều nay 16.7. Chiều 16.7, Đoàn công tác của Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đã...