Giảm giá vé cho hành khách bay nửa đêm về sáng
Ngày 13-1, tại cuộc họp với Cục Hàng không, lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) cho biết sân bay này sẽ tăng cường các chuyến bay đêm, phục vụ bay 24/24 dịp cao điểm Tết Nguyên đán.
Ông Đặng Tuấn Tú, giám đốc Cảng hàng không quốc tế TSN, cho biết ngoài tăng cường các chuyến bay nửa đêm về sáng, sân bay TSN đã mở rộng thêm các khu vực check-in tự động, soi chiếu an ninh, các lối đi lên khu vực cách ly… để giảm thiểu tắc nghẽn cho các khu vực này.
Ông Hoàng Xuân Hiệp, đại diện Vietnam Airlines (VNA), cho biết dịp cao điểm tết, tại TSN, hãng này tăng cường hơn 740 chuyến bay. VNA đã thuê toàn bộ số quầy hiện có tại nhà ga và trang bị thêm các kiôt check-in ở cả khu vực nội địa và quốc tế.
“Chúng tôi khuyến khích hành khách nên sử dụng các hình thức check-in ở nhà qua điện thoại và máy tính để giảm tải tại sân bay” – ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, vào tất cả các khung giờ cao điểm, VNA ưu tiên bố trí các loại máy bay thân rộng như Boeing 787, Airbus A350 để tăng sản lượng vận chuyển trên số lần hạ cất cánh.
“Ngoài bay ngày, hãng bố trí bay từ sau 22h cho tới 5h sáng để hành khách có nhiều lựa chọn và nhằm giảm tải cho hạ tầng sân bay vào ngày cao điểm” – ông Hiệp nói.
Một số hãng hàng không khác cũng bắt đầu công bố việc giảm giá vé cho hành khách bay nửa đêm về sáng.
Theo đó, Vietjet cho biết hãng này tăng thêm các chuyến bay đêm, đồng thời giảm tới 40% giá vé cho các chuyến tăng thêm này. Cụ thể là giảm giá vé các chuyến bay từ ngày 20-1 (23 tháng chạp) đến ngày 7-2 (11 tháng giêng). Vé được bán từ ngày 12-1.
Video đang HOT
Theo Cảng vụ Hàng không miền Nam, dịp Tết Nguyên đán, sản lượng và tần suất chuyến bay sẽ tăng khoảng 19,6% so với tết 2016.
Theo đó, từ ngày 24 đến 25-1 (27-28 tết) có 776 lượt chuyến, tăng 141 lượt chuyến với lượng hành khách đạt 112.745 người, tăng 14.500 hành khách so với ngày cao điểm nhất trong dịp tết 2016…
(Theo Tuổi Trẻ)
Đề xuất xây cáp treo vào Tân Sơn Nhất để giảm kẹt xe
Doanh nghiệp đưa ra ý tưởng xây tuyến cáp treo dài hơn 1 km từ Công viên Gia Định tới Tân Sơn Nhất, công suất 3.000-4.500 hành khách mỗi giờ, để giảm ùn tắc các tuyến đường quanh sân bay.
Giám đốc doanh nghiệp ở Sài Gòn cho biết, do TP HCM đang nghiên cứu làm tuyến metro từ Công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay Tân Sơn Nhất dài 2 km, tốn gần 250 triệu USD, nên ông nghĩ ra ý tưởng làm cáp treo. Như vậy kinh phí sẽ rẻ hơn rất nhiều, khoảng 550 tỷ đồng và thời gian thi công chỉ mất khoảng 10 tháng.
"Cục Hàng không cũng có ý định cho hành khách làm thủ tục check-in ở công viên. Nếu sử dụng cáp treo, khi làm thủ tục xong hành khách lên cabin cáp treo vào sân bay. So với vận chuyển bằng xe buýt, đi cáp treo sẽ giúp giảm lượng xe trên đường, giảm ùn tắc giao thông hiệu quả hơn", ông nói.
Ông phân tích, mỗi cabin có thể chứa 8-10 người, tốc độ khoảng 25km/h, mỗi giờ có thể vận chuyển 3.000 khách, kinh phí khoảng 550 tỷ đồng. Nếu thiết kế theo công nghệ hiện đại hơn có thể đạt 4.500 lượt khách, song chi phí sẽ cao.
Về góc độ kỹ thuật, tác giả ý tưởng cho rằng, cáp treo có thể đi dọc đường Hồng Hà. Giữa tuyến có thêm trụ lớn, đường kính khoảng 2 m và hành lang an toàn nền móng là 5x5 m.
"Cáp treo phát huy hiệu quả nhất ở cự ly 2-5 km. Còn với khoảng cách tầm vài chục km thì metro sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Làm cáp treo sử dụng điện thân thiện với môi trường, người dân đi cũng nhẹ nhàng và ngắm cảnh. Tuổi thọ của hệ thống này cũng rất cao", ông nêu quan điểm.
Từ Công viên Gia Định đến sân bay Tân Sơn Nhất khoảng hơn 1 km. Ảnh: Google maps
Về đề xuất này, chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng "đây là ý tưởng táo bạo nhưng không khả thi".
"Nếu tốt, có hiệu quả và an toàn các nước phát triển đã làm chứ không phải chờ đến lúc chúng ta có ý tưởng. Cáp treo chỉ có thể áp dụng trong các địa hình hiểm trở, vùng núi cao, ít hoặc không có người bên dưới; tránh làm đường nhằm bảo tồn các di tích văn hóa, phục vụ du lịch, khai thác cảnh quan và phục vụ lượng người đi ít... chứ không ai làm cáp để giải quyết kẹt xe", ông Sanh nói.
Theo TS Phạm Sanh, dù chi phí giảm so với xây dựng tuyến Metro kết nối sân bay, song cáp treo phải bảo trì thường xuyên. Nếu dùng như tuyến giao thông thì mật độ sử dụng cáp treo dày hơn rất nhiều, dù làm bằng công nghệ hiện đại tốt nhất nhưng không ai dám bảo đảm nó an toàn tuyệt đối. "Thậm chí, nếu có cáp đung đưa trên đầu tại một đô thị đông dân, ai dám di chuyển ở bên dưới?", ông Sanh lo ngại.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM) cho rằng: "Ýtưởng này có vẻ mới nhưng không thực tế, bởi cảnh quan khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không thể làm cáp treo".
"Cáp treo đi qua khu vực nào thì bên dưới không thể xây dựng. Với không gian khu vực sân bay thì rất khó tìm được vị trí làm. Hơn nữa, mật độ giao thông cao như khu vực sân bay mà có cáp treo phía trên thì cũng tiềm ẩn sự nguy hiểm. Mà nếu có thật, chưa chắc khai thác hiệu quả vì không phải ai cũng đi vào sân bay từ hướng có cáp treo", ông Tống nói.
Hệ thống Metrocable tại Medellin, Colombia là tuyến cáp treo giao thông công cộng đầu tiên trên thế giới được hoàn thành vào năm 2004. Ảnh: Guardian.
TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM (HASCON) - đánh giá đề xuất xây cáp treo vào sân bay Tân Sơn Nhất là "thiếu thiết thực, không giải quyết bản chất vấn đề giảm kẹt xe tại khu vực".
Ông dẫn chứng, số liệu Cục Hàng không cho thấy giờ cao điểm nhất cũng chỉ có 42 chuyến bay lên xuống. Nếu tính mỗi chuyến bay có 150 hành khách thì tổng số khách đi lại và người đến đưa tiễn khoảng 19.000 người ra vào cửa Tân Sơn Nhất trong một giờ. Và đây cũng chính là số người lưu thông trên đường Trường Sơn - đường độc đạo vào Tân Sơn Nhất.
Trong khi đó, năng lực lưu thông của đường Trường Sơn là 170.000 người một giờ. Như vậy, Tân Sơn Nhất lúc tấp nập nhất cũng chỉ đóng 11% năng lực lưu thông của đường Trường Sơn.
"Rõ ràng đường Trường Sơn bị kẹt không phải do hành khách tăng lên mà do người dân thành phố đi lại qua khu vực nhiều", ông Phúc khẳng định.
Trao đổi với VnExpress về ý tưởng xây cáp treo giảm ùn tắc quanh sân bay, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết, Sở luôn hoan nghênh và trân trọng các ý tưởng, đề xuất, giải pháp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân cùng chung sức với thành phố giải quyết ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
"Thực tế cũng có một số nước trên thế giới đã sử dụng cáp treo như một phương tiện vận tải công cộng. Nhưng với đề xuất này chúng tôi chưa thể khẳng định được tính khả thi vì mới dừng ở bước ý tưởng. Cần phải nghiên cứu rất kỹ, toàn diện về phương án kỹ thuật, hiệu quả tài chính, khả năng ảnh hưởng đến các quy hoạch dọc tuyến, rồi những thuận lợi khó khăn khi khai thác vận hành nữa", ông Cường nói.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Biển người đón Việt Kiều ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc nửa đêm Khu vực chờ người thân tại ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất như "lò lửa" khi cả ngàn người đổ về đây để đón Việt Kiều về quê ăn Tết. Từ đêm 13 đến rạng sáng 14.1, cả ngàn người dân tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đổ về sân bay Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM) để chờ...