Giảm giá nhưng thị trường sắt, thép vẫn chưa hạ nhiệt
Những ngày gần đây, giá sắt, thép trên thị trường đột ngột giảm mạnh. Điều này khiến người tiêu dùng, DN xây dựng kỳ vọng từ nay đến hết năm 2021 giá sắt thép sẽ hạ nhiệt.
Sản xuất thép tấm tại Công ty TNHH Siam Steel Viet Nam. Ảnh: Hải Linh
Giá sắt, thép đồng loạt giảm : Từ cuối năm 2020 đến nay, sau nhiều lần tăng giá, ngày 9/6 các công ty sản xuất sắt thép đồng loạt thông báo giảm giá bán. Cụ thể thép Hòa Phát báo giá ở mức 17,2 triệu đồng/tấn thép cuộn CB240, thép vằn D10 CB300 giá 17,05 triệu đồng/tấn. Còn các loại thép vằn D12, D14 giá dao động 16,85 – 16,9 triệu đồng/tấn. So với thời điểm giá thép “lập đỉnh” sát mức 18,3 triệu đồng/tấn cách đây gần một tháng, hiện mỗi tấn thép cuộn Hòa Phát giảm hơn 1 triệu đồng; Thép thanh cũng hạ 500.000 – 700.000 đồng/tấn. Tương tự, thép cuộn Việt Đức cũng lùi về còn 17 triệu đồng mỗi tấn, giảm 960.000 đồng/tấn so với thời điểm đầu tháng 6. Các mặt hàng thép thanh (D10, D12 và D14) của thương hiệu này cũng về dưới ngưỡng 17 triệu đồng/tấn, hiện được bán với giá từ 16,65 – 16,85 triệu đồng/tấn, hạ gần 800.000 đồng so với ngày 2/6.
Lý giải nguyên nhân khiến giá sắt thép giảm giá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Đỗ Xuân Chiểu nêu rõ, giá thép trong nước vài ngày gần đây hạ nhiệt do giá nguyên liệu như quặng sắt, phôi, than cốc… chiếm 70 – 80% giá thành đang trong xu hướng giảm. Giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên (Trung Quốc) ngày 8/6 giảm xuống mức thấp nhất so với đầu tháng 6, hiện chỉ còn 173,03 USD/tấn.
Hợp đồng quặng sắt giao tháng 7 tại thị trường Singapore cũng còn 190 USD một tấn, giảm 2%. Ngoài quặng, giá các nguyên liệu sản xuất thép khác như than cốc cũng giảm 0,5 – 1,3%, tuỳ loại. Nhờ đó, giá thép giao kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm về còn 5.119 nhân dân tệ/tấn. “Nhu cầu thép tại thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại kéo theo giá thép trên các sàn giao dịch của Trung Quốc đều đang giảm nhiệt. Tại sàn Thượng Hải, thép thanh giảm 2,4%, thép cuộn mất 2,2% so với thời điểm ngày 1/6″- ông Chiểu nêu ví dụ.
Video đang HOT
Báo cáo mới đây của cơ quan xếp hạng tài chính quốc tế Fitch Solutions dự đoán trong ngắn hạn, giá thép toàn cầu sẽ đạt mức trung bình 800 USD/tấn vào 6 tháng cuối năm, tăng lên 140 USD/tấn so với dự báo trước đó (660 USD/tấn), nguyên nhân là sự mất cân đối trong cung – cầu khiến giá vật liệu này tiếp tục tăng cao. Fitch Solutions thông tin, trong 6 tháng cuối năm 2021, giá thép sẽ giảm không đáng kể, nguyên nhân là sản lượng thép cung ứng ổn định trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Dự kiến phải đến năm 2022 giá thép sẽ giảm về mức trung bình 600 USD/tấn.
Theo các chuyên gia kinh tế để chặn đà tăng giá thép đòi hỏi các DN sản xuất cần tiết giảm chi phí sản xuất, bảo đảm giá bán hợp lý để bình ổn giá cả thị trường trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Đa nêu rõ, các nhà sản xuất cần ưu tiên nguồn phôi thép để dùng sản xuất trong nước. Để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các DN sản xuất phôi tạm thời hạn chế xuất khẩu, ưu tiên thị trường nội địa, qua đó hạn chế sự tăng giá thép xây dựng.
Tại buổi làm việc với các DN ngành thép mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh. Cùng với đó, từng bước hình thành quỹ đầu tư bằng ngân sách nhà nước, sự đóng góp của các DN trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất những mặt hàng thép đặc biệt, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác.
Mặc dù đồng tình với những giải pháp chặn đà tăng giá thép mà Bộ Công Thương đưa ra nhưng chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, đây là nhóm giải pháp tổng thể cho ngành thép trong trung và dài hạn. Trong khi đó, đối với thị trường hiện nay, cần những giải pháp để phòng ngừa rủi ro cho DN, bao gồm cả DN sử dụng thép khi giá biến động lớn. “Giá bán do thị trường quyết định, Nhà nước không phải lúc nào cũng can thiệp, chỉ khi có bất ổn mới can thiệp. Các DN, đặc biệt là DN sử dụng thép xây dựng, phải chủ động nguồn cung qua đó hạn chế khó khăn khi giá tăng mạnh trong thời gian qua” – ông Vũ Đình Ánh nói.
Giá thép tăng nóng năm 2021, Hòa Phát trúng đậm quý I nhưng vẫn như `đứng đống lửa` vì Dung Quất 2
Dù trực tiếp hưởng lợi nhờ giá thép tăng phi mã thời gian dài, Hòa Phát vẫn "như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm" vì doanh nghiệp này cũng là một đơn vị sử dụng thép.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, các dự báo trước đó nói giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021. Nhưng trước tình hình hiện tại, nhiều dự báo điều chỉnh giá thép có thể tăng hết quý 3/2021 khi mọi thứ đang dần thay đổi.
Ở thời điểm hiện tại, ngày 03/05, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 giảm 0,4% xuống 5.391 CNY (833,19 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá thép cây tăng 1,7%.
Giá thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 5.688 CNY (878.63 USD)/tấn. Tính chung cả tuần giá thép cuộn cán nóng tăng 1,8%. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2021 tăng 0,1% lên 14.495 CNY/tấn. Trong khi đó, vào đầu tháng 4, giá mới đạt mức 795 USD/tấn và đầu tháng 3, con số chỉ dừng ở 710 USD/tấn.
Có thể thấy, giá thép có những kỳ tăng phi mã trên thị trường. Điều này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam "trúng lớn", trong đó có Tập đoàn Hòa Phát.
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG)
Trong quý I năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) công bố lợi nhuận hơn 7.000 tỷ, cao gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong cả năm 2020, tập đoàn của Chủ tịch Trần Đình Long báo lãi hơn 13.500 tỷ đồng, tăng 78% so với thực hiện năm trước và vượt 50% kế hoạch.
Theo phân tích của Chứng khoán HSC, giá thép xây dựng của Hòa Phát đã tăng 5 lần chỉ riêng trong tháng 4. Giá thép hiện nay cao hơn 11% so với đầu tháng 4 và 14,4% so với đầu năm 2021. Giá đơn hàng thép cuộn cán nóng (HRC) giao tháng 6 đã tăng 50% so với đơn hàng giao tháng 1, đạt tới 900 USD/tấn.
Tuy nhiên, dù là đơn vị trực tiếp hưởng lợi, Hòa Phát vẫn "như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm" vì doanh nghiệp này không chỉ là nhà cung cấp thép mà cũng là một đơn vị sử dụng thép. Trong các lĩnh vực bất động sản và sản xuất thép, chi phí của Hòa Phát cũng ít nhiều ảnh hưởng bởi việc giá thép tăng như với các doanh nghiệp xây dựng khác.
Giá thép tăng là con dao 2 lưỡi với Hòa Phát.
Trong lĩnh vực sản xuất thép, dự án Dung Quất giai đoạn 2 của Hòa Phát dự định đầu tư 85.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn cố định là 70.000 tỷ và vốn lưu động là 15.000 tỷ. Ước tính, một lượng thép khổng lồ sẽ bị tiêu tốn vào Dung Quất 2 trong quá trình xây dựng dự kiến kéo dài 36 tháng trước khi có thể sản xuất ra thép.
Vì vậy, việc giá thép tăng cũng sẽ khiến cho kinh phí đầu tư của Hòa Phát vào Dung Quất 2 thêm cao vì như Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long nhận định, "đầu tư cho Dung Quất thì có đến 70-80% là vào sắt thép. Máy móc thiết bị là sắt thép, nhà xưởng là sắt thép. Giá sắt thép tăng 40-50% thì 70.000 tỷ chưa chắc đã đủ".
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (KCN), Hòa Phát cũng đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật ba KCN yêu cầu khối lượng sắt thép khá lớn.
NKG báo lãi đạt 319 tỷ đồng, cao kỷ lục trong 10 năm qua Sau quý đầu năm, Thép Nam Kim đã thực hiện 30% kế hoạch doanh thu và 53% kế hoạch lợi nhuận. CTCP Thép Nam Kim (NKG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 cho thấy doanh thu thuần đạt 4.853 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Giá vốn tăng 89% nên kéo lãi gộp tăng đến 188% ghi nhận...