Giảm giá để cứu xăng E5?
Vừa qua, Công ty Saigon Petro đã đề xuất Bộ Công Thương cho phép bán lại xăng A92 – vốn đã ngừng cung cấp từ ngày 1.1.2018. Xung quanh vấn đề này, dư luận lại “dậy sóng”, khi nhiều ý kiến cho rằng xăng E5 không hiệu quả bằng xăng A92.
Doanh nghiệp bán E5 ít lãi
Lý do đề xuất cho xăng A92 quay lại thị trường, là sản lượng tiêu thụ xăng E5 của các doanh nghiệp (DN) có tăng lên so với năm 2017, nhưng tỷ trọng chiếm rất thấp. Tham khảo những đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn có hệ thống phối trộn xăng E5, xăng E5 chỉ khoảng 30% trong tổng số xăng tiêu thụ, còn lại là xăng A95 chiếm khoảng 70%. Trước đó, xăng A92 chiếm hơn 65%, các DN không có hệ thống phối trộn chỉ kinh doanh thuần tuý xăng A95, nên tỷ lệ xăng E5 nói chung trên toàn thị trường còn thấp.
Tỷ lệ hoa hồng bán A92 cao hơn bán E5, nên doanh nghiệp luôn muốn bán trở lại xăng A92. Ảnh: T.G.T.T
“Hy vọng chuyện xăng E5 giống như câu chuyện mũ bảo hiểm. Tức ban đầu ai cũng phản đối, nhưng sau thấy lợi. Có được việc đó là nhờ mũ bảo hiểm giờ không đắt như khi mới ra, và hơn cả là truyền thông, đã cho dư luận thấy rõ vì lợi ích của việc đội mũ”. Ông Quý – quản lý một cây xăng ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM
Theo số liệu về sản lượng xăng A92, mức tiêu thụ bình quân từ năm 2017 trở về trước là 500.000m3/tháng. Nếu tính lượng tiêu thụ xăng E5 chỉ bằng 50% A92, 50% A92 còn lại chuyển sang A95 và mức chênh lệch giá giữa E5 và A95 là 1.600 đồng/lít, chỉ riêng trong tháng 1 và 2.2018 mức lãng phí xã hội do các phương tiện sử dụng xăng A95 không cần thiết lên tới 400 tỷ đồng/tháng. Bởi vì, hiện xe máy có nhu cầu sử dụng xăng A92/E5 nhiều và không cần thiết phải sử dụng xăng A95.
Để kiểm chứng thông tin, sáng 12.3 – ngày đầu tuần – có mặt ở cây xăng ngã tư Trương Định – Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM, chúng tôi nhận thấy con số mà DN trên đưa ra có vẻ không hợp với thực tế. Cụ thể, trong khoảng 1 giờ đồng hồ ghi nhận ở cây xăng trên, lượng người đi xe máy vào đổ xăng được chia đều cho E5 và A95. Ngoài lực lượng chạy xe ôm truyền thống với các loại xe số, không ít người chạy xe tay ga đắt tiền cũng chọn E5. “Tôi thấy có cái gì đó không ổn ở việc chúng ta cứ bàn cãi suốt về việc xăng E5 dễ gây hỏng cái này, cái kia, nhưng nói thực sự dùng vài tháng qua xe tôi vẫn chạy tốt, chứ máy có yếu đi tí nào đâu” – chị Hoa, nhân viên của một công ty bất động sản ở quận 3, chủ chiếc xe Vespa đời mới, nói.
Video đang HOT
Cũng theo chị Hoa, lẽ thường khi một sản phẩm tung ra thị trường không ổn, người phản ứng đầu tiên phải là khách hàng. Nhưng lần này “chủ hàng” phản ứng thật là điều lạ. Giải thích, chủ một cây xăng ở Phú Nhuận (xin giấu tên) cho rằng đọc kỹ phản ứng của công ty xăng dầu trên, rõ ràng họ vì họ là chính. “Mà ai kinh doanh cũng vậy thôi” – chủ cây xăng nói và cho biết thêm: Quay lại thời cho bán 2 loại xăng là A92 và E5, tỷ lệ hoa hồng bán A92 cao hơn bán E5, nên DN luôn muốn lợi nhiều nhất.
Người tiêu dùng cần gì?
Theo ông Quý, quản lý một cây xăng ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM, lượng E5 bán ra đạt tỷ lệ hơn 60%. Ông cho rằng có thể do địa bàn huyện Bình Chánh nhiều xe số, với lại đa phần là công nhân và lao động nhập cư, nên nhiều người chọn xăng E5 vì giá rẻ hơn. Ông Quý đề xuất để người tiêu dùng chọn xăng E5 ngày càng nhiều hơn, các cơ quan quản lý nhà nước cần làm được hai việc. Đó là đánh tan tâm lý hoài nghi của dư luận và đưa giá xăng E5 về mức giá cạnh tranh hơn nữa so với xăng A95, bởi mức chênh lệch 8% không thấm vào đâu so với những người tiêu dùng khá giả hơn.
Nói là phải “đánh tan” tâm lý nghi ngại, theo ông Quý là vì thực tế cho thấy nhiều hãng xe máy và ôtô đã khẳng định xăng E5 không khác biệt về mức tiêu hao nhiên liệu và công suất so với xăng A92, và việc sử dụng xăng E5 không ảnh hưởng đến chế độ bảo hành xe. Thế nhưng, trên không ít tài khoản facebook của người tiêu dùng lại viết với nội dung kiểu như: “Xe mình chạy cảm giác yếu đi, vượt xe khác khó hơn so với khi đổ A92 hay A95″, hay “xăng E5 thấy đi tốn và không thoát máy lắm”. Thông tin khoa học phải được cơ quan chứng minh nào đưa ra, sau khi tiến hành những thí nghiệm cụ thể trên một quy mô lớn.
Vấn đề cốt lõi nhất khi người tiêu dùng quyết chọn xăng E5 ngoài chuyện vì môi trường, yếu tố quyết định là sự chênh lệch giá. Theo ông Quý, việc kéo giá E5 xuống thấp theo tính toán đề xuất của Saigon Petro lại hợp lý. Cụ thể, Saigon Petro đề xuất: Nên áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường trên giá trị tuyệt đối cho từng loại xăng. Bên cạnh việc tăng thuế bảo vệ môi trường, xăng A95 từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít, cũng cần xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường xăng E5 xuống thêm 500 đồng/lít, hoặc tính mức giảm thuế bảo vệ môi trường xăng E5, không tính thuế bảo vệ môi trường xăng E5 theo tỷ lệ ethanol như hiện nay. Mục tiêu là tạo ra chênh lệch giá bán lẻ giữa xăng E5 và A95 khoảng 2.000 – 2.500 đồng/lít.
Theo Danviet
Người Hà Nội bình thản trước việc dừng bán xăng A92
Từ 1.1.2018, trên thị trường không còn xăng A92 và được thay thế hoàn toàn bằng xăng E5. Tuy nhiên, qua khảo sát của phóng viên, nhìn chung, tâm lý của người tiêu dùng khá thản nhiên trước việc này. Nhiều người còn cho biết, họ không quan tâm mình đổ xăng gì mà chỉ cần xe chạy được là được.
Tại một cây xăng ở quận Ba Đình, người mua ra vào khá tập nập. Nhưng dường như việc xăng A92 ngừng bán không ảnh hưởng quá nhiều tới việc mua xăng của người dân, bởi hết thì người dân vẫn phải mua. Cây không bán xăng này thì họ mua xăng khác.
Với những người đi xe máy, việc đổ xăng chỉ là để xe chạy được chứ không quá quan trọng. Theo anh Phạm Trung Hiếu (Lê Trọng Tấn, Hà Nội): "Vài ngày gần đây tôi cũng có nghe nói tới việc ngừng bán xăng A92. Tôi cũng chưa tìm hiểu xem loại nào sẽ tốt hơn, nhưng loại nào rẻ và kinh tế thì tôi sẽ đổ."
Người tiêu dùng đi xe máy không quan tâm lắm tới việc chạy xăng nào.
"Vì chỉ người có ô tô mới quan tâm đến việc hại máy hay không, còn xe máy chỉ cần đi được là được. Chưa kể, 2030 là cấm xe máy, xe máy của tôi đi đến lúc đó hỏng là vừa", anh Hiếu chia sẻ thêm.
Cũng đổ xăng tại đó, anh Cù Minh Thông (Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Vốn là dân kĩ thuật lại nghe tivi đài báo nói khá nhiều về xăng E5 để lâu không dùng sẽ bị tách lớp. Nên khi thông báo dừng bán xăng A92 thì tôi đã chuyển luôn qua A95 từ thời điểm đó."
"Ô tô là tài sản lớn, nên tôi không đổ xăng E5. Vì đã phân tích như vậy rồi, sử dụng vào chẳng may hỏng hóc thì quá tội", anh Thông nói.
Người đi ô tô chuộng xăng A95 hơn.
Cùng quan điểm như anh Thông, anh Đinh Huy Linh cũng đã chuyển sang dùng A95 cho chiếc Crow đời cũ của nhà. Anh Linh cho biết: "Đắt hơn 200 đồng/lít nhưng vẫn yên tâm hơn. Thà chịu đắt một chút chứ lỡ xe có vấn đề gì, mang đi sửa cũng quá tội."
"Tuy nhiên, xe máy thì tôi đã đổ xăng E5 từ cách đây vài tháng. Vì xăng E5 rẻ và kinh tế hơn. Trong thời gian sử dụng thì cũng không có vấn đề gì", anh Linh nói.
Tại một cây xăng khác ở Gia Lâm, người bán hàng cho biết: "Cây xăng này đã bán xăng E5 từ tháng 12 năm ngoái. Lượng khách đổ A95 và E5 cũng ngang nhau."
"Khách chạy xe cơ quan hay taxi thì hay đổ E5, còn chạy xe gia đình thì hay đổ xăng A95. Đắt hơn một chút nhưng nhiều người cho rằng chạy tốt hơn E5", người bán hàng cho biết thêm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá dửng dưng với việc đổ xăng gì, PV có hỏi một khách hàng đi ô tô vào đổ xăng. Nhưng thực sự phải đến khi PV hỏi anh đang đổ xăng gì thì vị khách này mới ngước lên nhìn.
Qua khảo sát nhanh của PV, thì 10 người được hỏi thì có tới 6 người không quan tâm đổ xăng nào, miễn chạy được là được, 1 người chọn E5 và 3 người chọn A95. Những người đổ A95 hầu hết là đi ô tô.
Theo Thế Hưng (Dân Trí)
Chất lượng xăng E5 thường xuyên được kiểm tra bí mật Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khẳng định xăng E5 luôn được kiểm tra và phát hiện tình trạng buôn lậu, gian lận vẫn còn. Từ ngày 1/1, xăng sinh học E5 được bán đồng loạt trên toàn quốc, thay thế xăng khoáng A92. Người tiêu dùng đang quen dần với việc sử dụng loại xăng này. Tuy nhiên, không ít...