Giám đốc Viện Khổng Tử ở Brussels bị cấm nhập cảnh Bỉ và 26 nước châu Âu vì cáo buộc hoạt động gián điệp
Hồi đầu năm ngoái, truyền thông Bỉ đã đưa tin: trường Đại học Tự do Brussels (Vrije Universiteit Brussel, VUB) đã nhận được cảnh báo của cơ quan tình báo nước này rằng Viện Khổng Tử tại trường có thể có gián điệp hoạt động.
Giờ đây, ông Giám đốc Viện Khổng Tử Tống Tân Ninh (Song Xinning) đã bị chính quyền Bỉ từ chối cho nhập cảnh.
Ông Tống Tân Ninh, Giám đốc Viện Khổng Tử trường VUB bị cấm nhập cảnh Bỉ và 26 quốc gia khối Schengen vì hoạt động gián điệp.
Trang web Deutsche Welle tiếng Trung ngày 31/10 cho biết, chính quyền Bỉ hôm thứ Tư (30 tháng 10) thông báo, ông Tống Tân Ninh, Giám đốc Học viện Khổng Tử tại Đại học Tự do Brussels (VUB), đã bị từ chối nhập cảnh.
Tống Tân Ninh nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, lý do ông ta bị cấm vào Bỉ là do bị buộc tội hoạt động gián điệp. Trong một email gửi Reuters, ông Ninh nói rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Bỉ đã cáo buộc một cách sai trái rằng ông hợp tác với các cơ quan tình báo Trung Quốc ở Bỉ và ông đã kháng cáo việc bị từ chối nhập cảnh.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Bỉ Dominique Ernould nói, Tống Tân Ninh đã bị từ chối trở lại Brussels và giấy phép làm việc của ông ta tại Viện Khổng Tử Đại học Tự do Brussels đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, nhà chức trách từ chối cung cấp thêm thông tin với lý do vụ việc liên quan đến quyền riêng tư cá nhân.
Tống Tân Ninh nói với Reuters rằng lệnh cấm này của Bỉ cũng có nghĩa là ông sẽ bị cấm vào tất cả 26 nước châu Âu khác.
Trường Đại học VUB, Bỉ – nơi đặt Viện Khổng Tử mà Tống Tân Ninh là Giám đốc
Đương sự kêu oan
Theo thông tin công khai, Tống Tân Ninh hiện là thành viên của Ủy ban Học thuật của Học viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ông cũng kiêm nhiệm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Châu Âu Trung Quốc, Phó Hội trưởng Hội Nghiên cứu Anh Quốc, Ủy viên học thuật của tạp chí “Nghiên cứu Châu Âu” và Ủy viên biên tập tạp chí tiếng Anh xuất bản ở 6 khu vực châu Âu. Từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2010, ông là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện UNU-CRIS (Bỉ).
Cơ quan liên quan của Bỉ đã từ chối đơn xin gia hạn thị thực làm việc mới của Tống Tân Ninh và đã ban hành lệnh cấm và ông ta không được phép vào nước này trong vòng 8 năm. Bộ an ninh Bỉ coi Tống Tân Ninh là một mối đe dọa và cáo buộc ông ta hoạt động gián điệp.
Video đang HOT
Một nguồn tin nói, Tống Tân Ninh đã liên lạc với các học giả nổi tiếng trong giới học thuật thông qua các học giả quen thân. Ngoài việc truyền bá quan điểm của Trung Quốc, ông ta còn lập ra một mạng lưới tình báo. Có bằng chứng cho thấy ông ta làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc và tuyển mộ người trong sinh viên và doanh nhân Trung Quốc.
Tống Tân Ninh nói với Reuters qua e-mail rằng ông nghi ngờ vấn đề ông bị Bỉ cấm cửa là do ảnh hưởng bởi Mỹ. Ông tiết lộ mình đã từ chối yêu cầu “hợp tác với cơ quan tình báo Mỹ” của một nhà ngoại giao Mỹ. Lệnh cấm hiện tại của Bỉ có lẽ là “hậu quả của việc không hợp tác”.
Tống Tân Ninh kể lại: “Trong trí nhớ của tôi, ông ta đã nói rất thẳng thắn: Tôi biết ông có hợp tác với cơ quan tình báo Trung Quốc. Ông có thể hợp tác với chúng tôi không?” – nhà ngoại giao Mỹ đã đưa ra yêu cầu trên, nhưng ông đã từ chối. Thời điểm ông từ chối vào khoảng đầu tháng 4, khi ông chờ giấy phép làm việc và gia hạn visa.
Tống Tân Ninh nói, ông đã có được giấy phép làm việc trước đó, nhưng ngày 30/7, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bỉ nói với ông, vì ông “hỗ trợ các hoạt động tình báo của Trung Quốc”, nên visa sẽ không được gia hạn. Ngoài ra, vào tháng 9 năm nay, Tống Tân Ninh đã được Đại sứ quán Bỉ tại Trung Quốc thông báo ông bị cấm nhập cảnh tất cả các nước Schengen.
Ông Tống Tân Ninh cho rằng mình bị oan và sẽ kháng cáo lời buộc tội hoạt động gián điệp của cơ quan an ninh Bỉ.
Tống Tân Ninh nói, Cơ quan an ninh quốc gia Bỉ đã cáo buộc sai trái ông hợp tác với cơ quan tình báo Trung Quốc và ông đã kháng cáo lệnh cấm nhập cảnh.
Ngoài ra, theo AFP, lệnh cấm nhập cảnh của Tống Tân Ninh cũng đồng thời có hiệu lực tại 26 quốc gia Schengen trong thời gian 8 năm. Tống Tân Ninh bị nghi ngờ tham gia “hoạt động gián điệp” cho Trung Quốc, nhưng không được cung cấp thêm chi tiết về các cáo buộc. Điều đáng chú ý, việc Tống Tân Ninh bị cấm nhập cảnh 26 quốc gia Schengen là điều rất hiếm thấy.
Viện Khổng Tử gây tranh cãi khắp nơi
“Trung tâm Học viện Khổng Tử” hay Viện Khổng Tử là một tổ chức nhà nước của Trung Quốc thường được thành lập tại các trường đại học trên khắp thế giới với mục đích được cho là “nhằm quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc”. Thời gian gần đây, sự có mặt của các viện Khổng Tử trên khắp thế giới đã gây nên tranh cãi. Khi mối quan hệ giữa các nền kinh tế thế giới trở nên căng thẳng, một số học giả hoặc chuyên gia Trung Quốc cũng đã bị lôi cuốn vào và phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài ra, các tranh chấp quốc tế cũng đã kích thích tình cảm chống Trung Quốc ở một số cơ sở giáo dục hoặc nơi làm việc ở châu Âu và Mỹ, dẫn đến việc các học giả hoặc chuyên gia Trung Quốc bị liên lụy, và mức độ trung thành của họ trong các tổ chức không được tin tưởng.
Đại học Tự do Brussels (VUB) sử dụng tiếng Hà Lan làm ngôn ngữ giảng dạy chính. Viện Khổng Tử tại trường là sự hợp tác giữa VUB và Đại học Tứ Xuyên cùng Đại học Nhân dân ở Trung Quốc, được thành lập từ năm 2016. VUB cho biết mỗi năm họ được phía Trung Quốc chuyển cho 200 ngàn euro. Trên trang web của Viện Khổng Tử có hình ảnh của Giám đốc Học viện Tống Tân Ninh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Bỉ Charles Michel. Đại diện VUB nói với Reuters rằng tiến hành giao lưu với quốc gia như Trung Quốc phải cân nhắc rất thận trọng. “Nhưng VUB vẫn tin rằng nhân dân và xã hội chỉ có thể tiến lên thông qua đối thoại”.
Ông Sicco Wittermans, người chủ quản giữ liên lạc với truyền thông của VUB cho biết, nhà trường đại hiện đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan tình báo Bỉ để giải quyết các vấn đề liên quan đến Viện Khổng Tử. Ông nói: “Ví dụ, khi Viện Khổng Tử bổ nhiệm một giám đốc mới, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của cơ quan an ninh quốc gia”. Ông nói thêm rằng hợp đồng của Viện Khổng Tử sắp hết hạn vào năm tới và sẽ được xem xét một cách toàn diện xem có nên tiếp tục kéo dài hợp đồng hay không.
Một Viện Khổng tử đặt tại trường đại học của Mỹ
Bà Ingrid d’ Hooghe, nghiên cứu viên tại Leiden Asia Centre và Clingendael Institute ở Hà Lan, nói sự kiểm duyệt của châu Âu đối với giới học thuật Trung Quốc đang gia tăng.
Bà cho rằng trường hợp của Tống Tân Ninh cho thấy chính quyền châu Âu dường như đã được “Hoa Kỳ khuyến khích mạnh mẽ”.
Trong những năm gần đây, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu luôn tồn tại một “thuyết âm mưu” về các Viện Khổng Tử. Tháng 2 năm 2018, Thượng viện Mỹ đã công bố một báo cáo tuyên bố rằng Viện Khổng Tử “trong tình hình cơ bản không bị chính phủ Mỹ giám sát, đang mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, Ủy ban đang tìm kiếm lập pháp để hạn chế nó (các Viện Khổng Tử) và nếu nó không tiến hành cải cách thì nên đóng cửa”. Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận rằng không tìm thấy bằng chứng về Viện Khổng Tử “hoạt động gián điệp”.
Hiện nay, sự cảnh giác của Mỹ đối với Viện Khổng Tử đã tăng lên đến giai tầng ra quyết sách quốc gia. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2018, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 do Tổng thống Donald Trump ký đã quy định rõ ràng rằng Lầu Năm Góc không được tài trợ tài chính cho các chương trình tiếng Trung Quốc của các trường đại học Mỹ có lập Viện Khổng Tử.
Theo báo chí Trung Quốc, tính đến tháng 9 năm 2018, Trung Quốc đã thành lập 530 Viện Khổng Tử và 1.113 Lớp học Khổng Tử tại 149 quốc gia và khu vực. Trong những năm gần đây, Viện Khổng Tử đã nhiều lần bị nghi ngờ bởi nhiều quốc gia.
Văn phòng Chất vấn Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (Government Accountability Office, GAO) hồi tháng 2 năm nay cũng đã công bố một báo cáo nói, các Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ lập ra giống như một phần mềm độc hại nhằm gây tác động đến tư tưởng của giới trẻ, các trường đại học Mỹ có Viện Khổng Tử có thể không tổ chức các hoạt động liên quan các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.
Dưới áp lực của chính phủ liên bang, hơn 10 trường đại học Mỹ như Đại học bang San Francisco, đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử, nhưng ở Mỹ hiện vẫn còn hơn 90 Viện Khổng Tử hoạt động.
Đồng thời, theo báo chí Australia, trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với chính trị Australia, nước này đã thông qua dự luật vào năm ngoái để ngăn chặn các lực lượng nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ. Chính phủ Australia đã mở một cuộc điều tra đối với 13 trường đại học có Viện Khổng Tử.
Ngoài ra, gần đây các Viện Khổng Tử ở Thụy Điển, Pháp, Hà Lan và Canada cũng đã bị đóng cửa vì nghi ngờ can thiệp vào các vấn đề chính trị của các nước này.
Theo viettimes/Deutsche Welle, Đa Chiều
Iran tử hình 1 gián điệp Mỹ và tuyên phạt tù 3 gián điệp khác
Tòa án Iran mới đây đã kết án tử hình đối với một người với tội danh làm gián điệp cho Mỹ.
Ngoài ra, còn có hai gián điệp Mỹ và một gián điệp Anh bị tuyên phạt 10 năm tù.
Hãng thông tấn Al Jazeera ngày 1-10, dẫn một nguồn tin tư pháp cho biết, tòa án Iran đã kết án tử hình một người với tội danh hoạt động gián điệp và tuyên án 10 năm tù cho ba người khác vì tội danh tương tự.
"Một người đã bị kết án tử hình vì làm gián điệp cho Mỹ ... nhưng người này đang kháng cáo." Hai người đàn ông khác đã nhận mức án tù 10 năm vì làm gián điệp cho Mỹ, phát ngôn viên tư pháp Gholamhossein Esmaili cho biết.
Các phán quyết được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tehran và Washington, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, hồi năm ngoái, tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp dụng các biện pháp trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran.
Trước đó, vào tháng 7, Iran tuyên bố đã bắt được một nhóm 17 người làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA. Hiện vẫn chưa rõ, liệu trong số ba người kể trên, có ai nằm trong nhóm điệp viên bị bắt giữ này không.
Một người khác cũng bị tuyên án 10 năm tù vì làm gián điệp cho Anh, Esmaili cho biết thêm.
Tehran từng tuyên bố bắt giữ và phạt tù nhiều điệp viên đang làm việc cho nước ngoài, bao gồm cả Mỹ và Israel.
Vào tháng 8, Tehran đã tuyên phạt hai người, bao gồm một công dân Anh, hơn 10 năm tù vì tội làm gián điệp cho Israel và nhận tiền bất hợp pháp. Hồi tháng 6, Iran cho biết họ đã xử tử một cựu nhân viên của Bộ Quốc phòng nước này với tội danh hoạt động gián điệp cho CIA. Trước đó, vào tháng 4, Iran công bố báo cáo cho biết, trong vòng 12 tháng, họ đã phát hiện 290 điệp viên CIA cả trong nước và ngoài nước.
Tờ Al Jazeera cho biết thêm trong gần hai năm qua, Iran đã truy tố bốn công dân có quốc tịch nước ngoài, trong đó có ba người mang hai quốc tịch, với những tội danh chưa xác định.
Một người trong số này là Nazanin Zaghari-Ratcliffe, một người phụ nữ mang hai quốc tịch Iran và Anh, đã bị tuyên phạt hơn hai năm tù. Cô này được báo cáo đã tuyệt thực để phản đối bản án đối với mình.
VĂN KIẾM
Theo PLO
Mỹ bắt viên chức TQ gian lận visa để chiêu mộ các nhà khoa học Viên chức chính phủ Trung Quốc bị cơ quan chức năng Mỹ bắt giữ với cáo buộc âm mưu gian lận visa cho các đồng nghiệp phụ trách chiêu mộ những nhà khoa học Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ nói ông Zhongshan Liu, 57 tuổi, là một phần trong âm mưu đưa viên chức chính phủ Trung Quốc đến Mỹ dưới vỏ bọc...