Giám đốc trung tâm chống ngập ‘quên’ kê khai nhà và căn hộ
Ông Nguyễn Ngọc Công, Giám đốc điều hành chương trình chống ngập TP.HCM vừa bị Chủ tịch UBND TP ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật vì vi phạm trong kê khai tài sản.
Sáng nay (30.11), Chánh văn phòng UBND TP.HCM, Võ Văn Hoan cho biết, ông Nguyễn Ngọc Công, có hành vi vi phạm khi chưa kê khai tài sản là 1 căn nhà và 1 căn hộ.
Theo người phát ngôn TP, lãnh đạo, viên chức đều phải chấp hành quy định trong việc kê khai tài sản.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh VP UBND TP.HCM.
“Việc này đang được Hội đồng kỷ luật xem xét. Tôi chưa biết nguồn gốc tài sản thế nào. Một là tài sản hợp pháp không kê khai, hoặc là không hợp pháp. Công chức như ông Công buộc phải kê khai theo quy định. Tài sản trên 50 triệu, kể cả tiền sổ tiết kiệm đều phải kê khai…”, ông Hoan nói.
Video đang HOT
Ông Hoan cũng cho biết điểm yếu nhất hiện nay là kê khai nhiều nhưng kiểm soát chưa được tốt. Có nhiều hình thức như kiểm soát công khai, khi cần thiết sẽ kiểm tra. Về vi phạm không kê khai tài sản, ông Hoan cho hay, nếu tài sản của mình từ nguồn thu hợp pháp thì không vấn đề gì, lỗi cũng là nhẹ, nhưng tài sản từ nguồn không hợp pháp thì phải xem xét.
Ông Nguyễn Ngọc Công, GĐ điều hành chương trình chống ngập TP.HCM vi phạm kê khai tài sản.
Về xử lý, ông Hoan cho biết, nếu tài sản hợp pháp thì có thể là khiển trách, cảnh cáo hoặc nhắc nhở. Nếu không hợp pháp thì thanh tra kiểm tra, thậm chí là điều tra.
“Với trường hợp anh Công thì chưa biết nguồn gốc như thế nào nên chưa trả lời được. Hội đồng kỷ luật sẽ xem thành phần, mức độ, tính chất của tài sản thế nào. Qua kiểm điểm nếu chỉ thấy ở mức độ tài sản hợp pháp không kê khai thì xử lý nhẹ hơn. Nếu không hợp pháp thì sẽ xử lý nặng hơn”, lời ông Hoan.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã ký quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật trường hợp ông Nguyễn Ngọc Công. Hội đồng gồm 5 thành viên, do Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm làm chủ tịch.
Theo Văn Bình (Vietnamnet)
CSGT không chức vụ làm việc trên quốc lộ vẫn dễ tham nhũng
"Kê khai tài sản chỉ nên tập trung vào những người có chức, có quyền trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và những người làm việc ở những nơi "nhạy cảm" dễ tham nhũng. Tôi ví dụ như lĩnh vực hải quan, thuế, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông làm việc ở quốc lộ, tỉnh lộ", đại biểu (ĐB) Phạm Văn Hòa nói.
ĐB Phạm Văn Hòa. Ảnh: VPQH.
Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phát biểu tranh luận với các ý kiến ĐB phát biểu trước, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng: Việc kê khai tài sản không nên mở rộng đối tượng như phạm vi hiện nay (hiện hàng năm có trên 1 triệu bản kê khai tài sản, thu nhập -PV), bởi đưa nhiều đối tượng phải kê khai tài sản sẽ quản lý không xuể.
"Kê khai tài sản chỉ nên chỉ tập trung vào những người có chức, có quyền trong cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và những người làm việc ở những nơi "nhạy cảm" dễ tham nhũng. Xin lỗi những vị ngồi đây, tôi ví dụ như lĩnh vực hải quan, thuế, cảnh sát khu vực, cảnh sát giao thông làm việc ở quốc lộ, tỉnh lộ", ĐB Hòa nói.
Ông cũng dẫn chứng những lĩnh vực người công tác ở đó không có cơ hội tham nhũng thì không nên phải kê khai tài sản.
ĐB Hòa cho biết thêm, nên có quy định trách nhiệm của những người làm kiểm toán, thanh tra sau khi vào làm việc ở những cơ quan đơn vị không phát hiện ở đó có tham nhũng, sau đó đoàn thanh tra, kiểm toán khác hoặc báo chí lại phát hiện ở đơn vị đó có tham nhũng. "Trường hợp như vậy phải xử lý trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã thanh tra, kiểm toán trước", ĐB Hòa bày tỏ.
Cũng phát biểu tranh luận, ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) đặt vấn đề, hành vi sở hữu tài sản có nguồn gốc không hợp pháp, đó là tài sản bất minh, dự Luật có coi đó là tài sản tham nhũng không? Ông cho rằng dự luật cần bổ sung vấn đề này. Có như vậy chúng ta mới đi đến chuyện giải quyết hai vấn đề quan trọng, đó là trao thẩm quyền cho cơ quan chức năng kiểm soát có quyền truy đến cùng nguồn gốc của các loại tài sản, thứ hai là trách nhiệm giải trình của người sở hữu tài sản.
ĐB Sơn cho biết thâm, việc chuyển dịch quyền sở hữu, xác lập quyền sở hữu tài sản ban đầu của những khối tài sản lớn, đặc biệt lớn lại không vấp phải hành động kiểm soát nào từ phía các cơ quan nhà nước. Do đó việc này trở thành nơi trú ẩn, sự lựa chọn tốt nhất để người tham nhũng cất giấu tài sản. Đây chính là trở ngại cho công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiều năm qua.
Theo ĐB Sơn, trách nhiệm giải trình tài sản nghĩa là trách nhiệm chứng minh tài sản của người kê khai hợp pháp. Nếu người kê khai không chứng minh được đó là tài sản hợp pháp thì nhà nước nhân danh xã hội tịch thu.
"Việc chứng minh tài sản do phạm tội mà có do cơ quan tiến hành tố tụng là trong lĩnh vực hình sự. Còn việc trong phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng trách nhiệm chứng minh nguồn gốc tài sản hợp pháp phải là của chủ sở hữu tài sản, còn anh không chứng minh được thì nhà nước nhân danh xã hội sẽ tiến hành thu hồi", ĐB Sơn nói.
Cũng đề cập đến vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng, mọi công dân có quyền sở hữu tài sản hợp pháp và tài sản mọi công dân đều phải minh bạch chứ không phải chỉ có quan chức. Hiến pháp bảo vệ tài sản của công dân nhưng không bảo vệ tài sản bất minh. Tuy nhiên với tài sản bất minh ở cấp độ nào đó, ở tình huống nào đó thì mới xem xét, còn quá nhỏ thì thôi.
Theo Danviet
Trị "dịch" tham nhũng, chưa bốc được thuốc đặc hiệu, sao còn pha loãng ra? "Tham nhũng như một dịch bệnh, cần bốc thuốc đúng liều, cho thuốc đặc hiệu mà lại cứ pha loãng ra thì không ăn thua. Nếu cứ làm tràn lan thì cuối cùng chính con cá to ta lại không bắt mà chỉ tóm được cá nhỏ" - đại biểu Dương Trung Quốc tham gia ý kiến trong phiên thảo luận sửa luật...