Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai nói về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông
Vào 2 giờ chiều nay, Bệnh viện Bạch Mai tiến hành họp báo về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông.
Liên quan đến vụ cháy tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, trao đổi với PV, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: Sau vụ cháy, đơn vị đã cử cán bộ đến từng hộ dân để thăm hỏi và khảo sát về sức khỏe.
Đến nay, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị ảnh hưởng đến sức khỏe do ảnh hưởng của vụ cháy nhà máy Rạng Đông.
Sau vụ cháy tại nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vừa qua, thông tin môi trường có thể bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm độc thủy ngân trong không khí, đất, nguồn nước khiến không ít người dân lo lắng
Để giải đáp về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau sự cố cháy nổ tại Công ty Phích nước Rạng Đông, 2 giờ chiều nay, BS Nguyễn Trung Nguyên (giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai) đã chia sẻ một số thông tin như sau:
1. Các nguy cơ thường gặp ở các vụ cháy
Nguy cơ thường gặp nhất tại các vụ cháy là khói kích ứng đường hô hấp, khí CO gây ngộ độc, hơi nóng nguy hiểm gây bỏng…
Trong vụ cháy tại công ty Rạng đông, vấn đề đáng quan tâm là về thủy ngân. Hiện chưa có thông tin chính thức từ đơn vị chuyên môn nhưng có thể phân tích như sau:
- Thủy ngân chứa trong bóng đèn, nếu có vỡ nguy cơ rất thấp, khi cháy bốc hơi gây nguy cơ với người hít.
- Dễ ngộ độc thủy ngân trong các trường hợp: Ở trong không gian khép kín, Thời gian tiếp xúc (tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm), chiều gió (xuối chiều gió thì tiếp xúc nhiều hơn), tuổi của nạn nhân… Trong hoàn cảnh, những người hoạt động mạnh như lính cứu hỏa thì sẽ hít thở nhiều hơn.
Về phía chuyên môn y tế, những người có nguy cơ cao bị ngộ độc thủy ngân nên đi ktra:
Người tham gia trực tiếp tại môi trường cháy, người dân chạy vào hít phải hơi nóng, khói.
Người có biểu hiện bất thường: Cảm thấy khó thở, ho, tức ngực, đau bụng, nôn mửa, run chân tay…
Bên cạnh đó, Người ở khoảng cách xa ko hít hơi nóng, khói có nguy cơ thấp hơn, không nhất thiết đi kiểm tra 1 lúc vì tốn kém không cần thiết, đồng thời giảm quá tải.
2. Sau khi hít bao nhiêu lâu biết có thủy ngân trong người?
- Ngộ độc, nhiễm độc thủy ngân có nhiều dạng tùy theo dạng thủy ngân, ví dụ thủy ngân ở chất vô cơ hay hữu cơ… Sau khi hít phải sẽ có triệu chứng tức ngực, khó thở, ho, khó chịu, sốt, tê chân tay, đi tiểu ít dần…
Video đang HOT
Khi một người bị nhiễm độc thủy ngân cấp cần xử lý như sau:
- Đưa ra môi trường thoáng khí.
- Dùng nước lọc, nước giếng rửa sạch mặt, mắt…
- Đưa đến BV kiểm tra nhiễm độc thủy ngân bằng xét nghiệm thủy ngân trong máu, kết quả sẽ cho chuẩn xác.
3. Trong khi chờ đợi, người dân có thể làm gì để thải độc?
Không có cách gì thải được theo tự nhiên tại nhà. Tại cơ sở y tế sẽ có thuốc giải độc thủy ngân.
4. Bị nhiễm độc thủy ngân có để lại di chứng gì?
Ở giai đoạn ngộ độc cấp: Mới xảy ra 1 -2 ngày, không được điều trị sẽ chuyển sang mãn tính. Tuy nhiên nếu điều trị sớm sẽ hết sớm.
5. Có khuyến cáo người dân không nên sử dụng rau, thịt ở khu vực quanh đó, vậy ảnh hưởng của thủy ngân trong bán kính bao nhiêu?
Người dân không phải quá lo ngại về điều này. Chúng ta ở Hà Nội, ăn rau ở nơi khác mang đến, nước từ nhà máy. Giờ hết cháy rồi nên ít có khả năng ảnh hưởng.
6. Địa chỉ cụ thể người dân có thể đến xét nghiệm ngộ độc thủy ngân?
Người dân có thể đi khám tại các cơ sở y tế sau đó các BS sẽ đưa ra gợi ý xét nghiệm tại cơ sở nào để có kết quả chính xác nhất.
7. Ngoài thủy ngân còn có lưu huỳnh, liệu lưu huỳnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Lưu huỳnh khi cháy gây kích ứng đường hô hấp nhanh, cay mắt, cay mũi… Nếu không có biểu hiện này thì người dân không cần phải quá lo sợ.
8. Có cần di dời người dân khỏi khu vực gần đám cháy không?
Nguy cơ nhiễm độc nhiều nhất là khi đang cháy vì thủy ngân đang bốc hơi. Còn khi đã cháy xong rồi thì không cần thiết di dời.
9. Thủy ngân gây ra những ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe?
- Về hô hấp: Những vấn đề về tim phổi, khó thở.
- Về thận: Có thể dẫn đến suy thận.
Nhưng đây là nhiễm độc cấp, nếu có nhiễm độc, chúng ta chủ động điều trị được.
Theo afamily
Từ vụ cháy ở công ty Rạng Đông: Người dân cần biết dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm độc thủy ngân và cách giải độc thủy ngân
Liên quan đến vụ cháy Nhà máy phích nước Rạng Đông, rất nhiều người lo lắng mình bị nhiễm độc và mong muốn có giải pháp giải độc thủy ngân. Vậy, bạn có thực sự nhiễm bệnh và cần làm gì ngay để ngăn chặn thủy ngân tấn công sức khỏe?
Liên quan đến vụ cháy Nhà máy phích nước Rạng Đông, PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, vụ cháy không loại trừ khả năng có lượng thủy ngân bị thoát ra kèm theo khói bụi của vụ cháy. Đối tượng ảnh hưởng phải chịu nhiều thiệt hại nhất là những cư dân cư trú quanh khu vực. Ảnh hưởng của trận mưa bão tối qua còn làm cho thủy ngân có khả năng phát tán rộng ra những khu vực xung quanh của thành phố.
Chuyên gia cho biết: "Thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion. Hít phải thủy ngân độc hơn là nuốt phải. Thủy ngân không tan được trong nước, dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng".
Thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion.
Trước tình hình này, rất nhiều người lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Liệu mình có bị nhiễm độc thủy ngân hay không? Đâu là dấu hiệu nhận biết mình đã bị nhiễm độc thủy ngân? Bên cạnh đó phải làm thế nào để giải độc loại hóa chất siêu độc hại này?
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã bị nhiễm độc thủy ngân
Theo GS.TS Trần Hồng Côn, người bị nhiễm độc thủy ngân ở mức độ cấp tính có thể bị viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g ure/l), giảm clo huyết, nhiễm axit, viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp, có thể xuất hiện cảm giác đau lan tỏa hoặc bong da bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân cũng cảm thấy khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, thường tử cong trong vòng 24-36 giờ.
Đối với những người làm nghề liên quan đến thủy ngân, tiếp xúc với thủy ngân lâu năm với nồng độ thấp có thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa (viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi) và hệ thống thần kinh (run cố ý), ảnh hưởng đến đường hô hấp, đường tiết niệu...
Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân thường sẽ có biểu hiện mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ mặt luôn buồn bã.
Làm thế nào để giải độc thủy ngân khi khí độc này có nguy cơ phát tán mạnh?
Theo giới chuyên gia, ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện nhiễm độc thủy ngân, nhất là những người sinh sống gần khu vực nhà máy bị cháy, nên di dời chuyển chỗ ở sang nơi khác an toàn hơn, để tránh hít thêm nhiều hơn khí độc. Sau đó cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện lớn có khoa chống độc để nghiêm túc xét nghiệm và giải độc thủy ngân.
Đối với những người chưa có biểu hiện nhiễm độc thủy ngân cũng cần cảnh giác cao độ bởi lẽ thủy ngân có tính lan rộng ra ngoài không gian, chỉ cần hít thở phải đã nhiễm độc, thậm chí hít khí có thủy ngân đáng sợ hơn nhiều so với nuốt phải. Lúc này, mọi người khi ra ngoài đường cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp che chắn sau:
- Mặc áo quần dài tay, che chắn thật kín để loại trừ tối đa nguy cơ hóa chất có khả năng bám dính vào cơ thể.
Tốt nhất nên chọn những loại khẩu trang than hoạt tính được Bộ y tế chứng nhận thay vì khẩu trang vải thông thường.
- Đeo khẩu trang có khả năng lọc khí độc nhưng vẫn đảm bảo có thể hít thở dễ dàng. Tốt nhất nên chọn những loại khẩu trang than hoạt tính được Bộ y tế chứng nhận thay vì khẩu trang vải thông thường.
- Bổ sung những loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày để giải độc thủy ngân cũng như giải độc kim loại nặng hàng ngày. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), bạn có thể sử dụng những thực phẩm sau để giải độc thủy ngân:
Ăn 2-5 tép tỏi tươi mỗi ngày. Tỏi là một trong những loại gia vị có tính kháng sinh cực mạnh, giúp giải độc kim loại trong cơ thể cực tốt.
Thêm rau mùi làm rau sống ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống, thêm vào thành phần làm sinh tố... Đây là loại rau gia vị giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể cực tốt.
Rau mùi là loại rau gia vị giúp đào thải thủy ngân ra khỏi các cơ quan bên trong cơ thể cực tốt.
Ăn tăng cường các loại quả mọng như cam, chanh, bưởi. Thành phần pectin trong các loại trái cây họ cam quýt giúp đào thải kim loại nặng như thủy ngân ra khỏi cơ thể rất tốt.
Bổ sung mộc nhĩ vào chế độ ăn. Có thể sử dụng mộc nhĩ trong các món nấu, món xào... để vừa bổ máu, vừa loại độc tố kim loại nặng ra khỏi cơ thể do mộc nhĩ chứa nhiều pectin.
Ăn nhiều các loại rau lá xanh đậm vì loại rau này có đặc điểm thải kim loại nặng tích tụ trong ruột. Tuy nhiên cần chú ý khi mua rau, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, tránh ăn loại rau đang trong vùng ô nhiễm thủy ngân.
Ăn cà rốt vì hàm lượng chất kế dính cao trong cà rốt có khả năng kết dính thủy ngân và "tống cổ" loại kim loại nặng này ra khỏi cơ thể hiệu quả.
Theo afamily
Cách thải độc thủy ngân đơn giản mà hiệu quả Để bảo vệ bản thân và gia đình, phòng trừ độc hại do nhiễm độc thủy ngân, có thể áp dụng ngay những cách thải độc thủy ngân rất đơn giản... Hạn chế ra ngoài đường: Nên hạn chế việc đi ra ngoài đường, hạn chế qua khu vực có thể ảnh hưởng đám cháy nhà kho Công ty cổ phần bóng đèn,...