Giám đốc tình báo hải quân Chile thừa nhận hoạt động ở Peru
Tờ La Exitosa của Peru ngày 29/3 đã đăng lại nội dung cuộc nói chuyện được cho là của Giám đốc tình báo hải quân Peru với người đồng cấp Chile, trong đó phía Santiago đã thừa nhận tiến hành hoạt động tình báo tại nước láng giềng.
Nội dung cuộc nói chuyện qua đường tin nhắn ứng dụng WhatsApp được một nữ nhà báo nổi tiếng Peru đăng lại và khẳng định nguồn tin này đã được kiểm chứng ở cấp cao nhất. Nguồn tin cũng cho biết đoạn hội thoại đã được gửi tới Tổng thống Peru Ollanta Humala.
Hôm 7/3, Peru đã triệu hồi Đại sứ tại Chile chỉ ít ngày sau khi ông Humala cáo buộc Chile tiến hành các hoạt động tình báo quân sự tại nước này, đồng thời hối thúc Chính phủ của Tổng thống Michelle Bachelet tiến hành điều tra.
Sau khi thông tin này được đăng tải, các nhà chức trách Peru không lên tiếng khẳng định cũng không phủ nhận, mặc dù có nhiều người tỏ ra hoài nghi bởi những người đứng đầu ngành tình báo quốc gia 2 nước lại liên hệ qua mạng tin nhắn ứng dụng. Peru đã gửi công hàm phản đối, yêu cầu lý giải vụ việc và phải chính thức xin lỗi. Tuy nhiên, Chính phủ Chile đã bác bỏ mọi cáo buộc.
Trước đó, nhiều vụ việc tương tự cũng đã xảy ra. Trong giai đoạn 2005-2012, Peru từng bắt giữ ba sĩ quan của lực lượng hải quân nước này với tội danh cung cấp thông tin mật cho Chile và hai trong số họ đã bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc./.
Theo Vietnam
Bao giờ Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc?
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Trung Quốc ngày càng làm tới trong "chiến thuật khiêu khích".
Trung Quốc leo thang chiến lược khiêu khích
Video đang HOT
"Tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước liên quan ở Biển Đông gây nên căng thẳng với tất cả các nước trong khu vực. Tôi quan ngại về điều đó. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề đáng lo ngại với tất cả chúng ta", Economictimes của Ấn Độ dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói hôm nay.
Ông Harris cho rằng cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông mang tính "khiêu khích" và có chiến thuật bài bản. Đô đốc cho rằng tất cả các nước quan ngại về tự do hàng hải cần chú ý tới những gì Trung Quốc đang thực hiện ở khu vực này.
"Việc bồi đắp gây tác động lớn. Nó khiến thay đổi hiện trạng ở Biển Đông", ông nhấn mạnh.
Trung Quốc đang theo đuổi song song hai hình thái ở Biển Đông, một mặt tăng cường các động thái thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, mặt khác lên tiếng biện bạch cho những hoạt động đó.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ
Hôm 23/2, truyền thông của Trung Quốc trích bài đăng trên trang mạng của quân đội Trung Quốc với nội dung "tăng cường giám sát phòng không biển, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu." Đây là khẩu lệnh của quân đội nước này trong buổi luyện tập hôm 23/2 ở Đá Châu Viên - nơi Trung Quốc coi là "căn cứ số một tại Biển Đông.
Đây là "sự thừa nhận bất thường" và vô cùng ngang ngược của Trung Quốc trong việc cải tạo gây tranh cãi của mình trên các đá ở Biển Đông, nơi một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.
Ngoài đá Châu Viên, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo ở 6 rạn san hô khác thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Công nhân đang xây dựng cảng, kho chứa nhiên liệu và đường băng ở 6 đá này.
Trang mạng của quân đội Trung Quốc cũng cho biết, trong dịp Tết, binh lính đồn trú tại đá Châu Viên đã diễn tập chống độ bộ, chống hạ cánh và bảo vệ công tác san lấp cải tạo rạn san hô ở đây.
Trong khi đó, hồi 28/2, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng hoạt động trên các bãi cạn và vùng biển xung quanh ở Trường Sa là "hợp lý, chính đáng và hợp pháp", và thái độ của Bắc Kinh là "kiềm chế và có trách nhiệm".
Ảnh vệ tinh chụp đá Châu Viên tháng 11/2014
Thông tin mà ông Hồng Lỗi đưa ra nhằm biến báo cho các cáo buộc mà tình báo Mỹ đã thông tin, rằng Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông để tạo bến đỗ cho tàu thuyền và có thể xây dựng các sân bay, trong nỗ lực "hung hăng" nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền.
Trung Quốc đẩy Mỹ vào thế mất kiên nhẫn
Trước việc Trung Quốc hung hăng, khiêu khích như vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm gì, và khi nào Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc?
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain trong buổi họp hôm 26/2 cũng đưa ra những hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc tiến hành hoạt động mở rộng đá Gaven, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong năm qua. Động thái này của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh triển khai các loại vũ khí, bao gồm phòng không và các khả năng khác.
Đồng thời, Thượng nghị sĩ John McCain cũng chỉ trích rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang khiến Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông và cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nếu không muốn để Bắc Kinh tiếp tục lộng hành.
Có thể thấy rằng không chỉ John McCain mà rất nhiều quan chức của chính quyền Washington liên tiếp đưa ra các chỉ trích, cáo buộc với chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hạm đội 7 - Hạm đội phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay Mỹ sẽ chuyển 60% thiết bị quân sự hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020, trong kế hoạch tái cân bằng ở châu Á.
Vừa qua, hải quân Mỹ cũng tuyên bố năm 2015, họ sẽ điều tuần dương hạm cỡ lớn lớp Ticonderoga - USS Chancellorsville đến đồn trú tại Nhật Bản. Và đồng thời, máy bay P-8A Poseidon của không quân hải quân Mỹ cũng bắt đầu bay tuần tra Biển Đông và chia sẻ dữ liệu thông tin thời gian thực cho Philippines.
Có thể thấy rằng, song song với rất nhiều điểm nóng và các cuộc xung đột trên thế giới, Washington vẫn dành một sự quan tâm chiến lược đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bảo đảm quyền lợi cho các đồng minh ở cả Biển Đông và Hoa Đông.
Những hành động của Trung Quốc là khiêu khích, và sẽ không ngoại trừ các kịch bản leo thang căng thẳng mà Washington buộc phải lựa chọn đối đầu nếu họ thực sự muốn chuyển trục định hướng châu Á - Thái Bình Dương được hiện thực hóa và thực thi hiệu quả.
Theo Đỗ Phong (tổng hợp)
Đất Việt
Người phụ nữ nói nhanh nhất thế giới Khả năng nói nhanh như gió của người phụ nữ này sẽ khiến bạn chóng mặt. Video người phụ nữ nói nhanh nhất thế giới Fran Capo sinh ra và lớn lên tại thành phố New York, Mỹ. Cô đã được sách kỷ lục Guinness công nhận là "Người phụ nữ nói nhanh nhất thế giới". Nói chuyện với người phụ nữ này...