Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Làm rõ dao, thớt và dấu vân tay tại hiện trường
Sáng 7/5, Hội đồng Thẩm phán TANDTC tiếp tục xét xử vụ án Hồ Duy Hải, làm rõ những nội dung kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC nhận định có mâu thuẫn.
Mâu thuẫn trong tiêu thụ thời gian
Theo Quyết định kháng nghị, mặc dù cơ quan điều tra đã tiến hành kiểm tra thời gian, quãng đường từ nơi ở của Hồ Duy Hải đến Bưu điện Cầu Voi, nhưng chưa giải quyết được triệt để những mâu thuẫn về tiêu thụ thời gian vào các hoạt động của bị cáo và thời điểm bị cáo xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi. Bản án kết luận Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi lúc 19h30 là không có căn cứ, vì theo các nhân chứng, khoảng hơn 19g anh Hồ Văn Bình đến gửi xe đã thấy một thanh niên ngồi phía trong Bưu điện Cầu Voi, đến 19h30 anh Bình quay lại vẫn thấy thanh niên ngồi đó. Theo kết luận điều tra, anh Đinh Vũ Thường đến bưu điện gọi điện về Cà Mau lúc 19 giờ 39 phút 22 giây, có nhìn thấy một thanh niên ngồi trong Bưu điện. Nhưng cũng theo kết luận điều tra, lúc 19 giờ 13 phút 39 giây, Hải đang có mặt tại hiệu cầm đồ rồi quay về nhà bà Len… Hải không thể có mặt tại Bưu điện Cầu Voi trước 19 giờ 39 phút 22 giây như đã kết luận.
Thảo luận về nội dung này, đại diện cơ quan kháng nghị xin sửa lại là những mốc thời gian đã nêu trong kháng nghị là “vào khoảng”, không chính xác như đã ghi.
Các thành viên Hội đồng Thẩm phán đặt ra nhiều câu hỏi cho cơ quan điều tra và đại diện VKSNDTC xung quanh đánh giá trên đây của kháng nghị?
Theo đại diện VKSNDTC, với hành trình đến các địa điểm trước khi gây án, Hải đi hết khoảng 26 phút, nên không thể có mặt ở Bưu điện Cầu Voi như kết luận điều tra và các bản án đã xác định.
Trả lời cơ sở nào để VKSNDTC đưa ra con số 26 phút, trong khi quãng đường chỉ có 7,5km, theo tính toán là chỉ 11 phút, đại diện VKSNDTC trả lời là có nhịp thời gian, theo quan điểm là toán có lợi nhất cho bị cáo, nên đưa khoảng thời gian 26 phút.
Hội đồng cho rằng: Như vậy, đây cũng là con số VKSNDTC tính toán ước lệ.
Điều tra viên trả lời là cơ quan điều tra xác định khoảng 19 giờ, bị can Hồ Duy Hải xuất hiện tại hiện trường. Trước đó, Hải đi cầm đồ nhận, đi xe Wave về nhà để trả cho dì Út đi chợ, rồi đi xe Dream của dì Rưỡi đến cây xăng… sau đó đến Bưu điện Cầu Voi. Thực nghiệm điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên đi xe mô tô theo lộ trình của Hồ Duy Hải trình bày thì kết quả quãng đường 7,5 km với tốc độ 40km/g, đi hết 15 phút. Kết hợp với việc giao dịch cầm đồ, đổi xe, dừng xe… thì khoảng 19g 30 Hải có mặt tại Bưu điện Cầu Voi là có căn cứ. Ngày 27/6/2008, tại BL96 Hải khai phải về trả xe cho dì đi chợ, nên đi nhanh. Sau khi đổi xe thì đi chậm hơn. Điều tra viên đã tính toán hết sức chi ly, chính xác nên khẳng định là có cơ sở khoa học vững chắc.
Điều tra viên cũng cho biết: Chủ nhật, Bưu điện Cầu Voi làm việc bình thường. Chị Hiếu có rủ chị Hồng, chị Vân đi chơi nhưng hai chị này nói phải làm việc không đi chơi được.
Đại diện VKSNDTC lấy lời khai của Hồ Văn Bình khai hơn 19h đến Bưu điện Cầu Voi nhìn thấy một xe mô tô… nhưng không có tài liệu, chứng cứ vững chắc, chỉ là khoảng thời gian, nên lấy một lời khai không có căn cứ xác đáng để bác kết luận của Cơ quan điều tra là không có căn cứ.
Các thành viên Hội đồng.
Tài liệu do Luật sư Phong cung cấp có được xem xét?
Chủ tọa phiên giám đốc thẩm đặt vấn đề, ông Trần Hồng Phong trình cho Hội đồng một tài liệu được cho là lời khai của anh Đinh Vũ Thường, ông Phong là luật sư nhưng không phải là người bào chữa cho Hồ Duy Hải trong quá trình giải quyết vụ án, nên không được mời đến với tư cách luật sư. Xin hỏi quan điểm của VKSNDTC về chứng cứ ông Phong cung cấp? Và anh Đinh Vũ Thường đã được cơ quan điều tra thẩm vấn chưa? Nội dung thẩm vấn so với chứng cứ ông Phong cung cấp hôm qua có trùng nhau không? Tại sao anh Thường nói không được mời tham dự phiên toà?
Video đang HOT
Đại điện VKSNDTC nêu quan điểm: Tài liệu ông Phong cung cấp về nhân chứng Thường không nhận dạng được Hồ Duy Hải đã có trong hồ sơ, tuy nhiên tài liệu này là mới đối với VKSNDTC vì VKSNDTC không nhận được tài liệu này.
Về vấn đề nhân chứng, Đinh Vũ Thường khẳng định không được Tòa án mời tham dự phiên tòa thì Thẩm phán xét xử sơ thẩm cho biết: Tòa đã mời nhưng ông Thường vắng mặt, tuy nhiên khi xét xử Tòa đã có công bố lời khai cho bị cáo Hải và mọi người cùng nghe. Do đó, không có mặt nhân chứng Thường tại phiên tòa không ảnh hưởng gì đến ảnh hưởng đến chất lượng xét xử vụ án.
Cơ quan điều tra đã thẩm vấn Đinh Vũ Thường, trong đó anh Thường khai nhận thấy nam thanh niên ngồi trong ghế sa lon tại Bưu điện trò chuyện với Hồng, tóc rẽ ngôi, mặc áo xanh hoặc đen có sọc trắng, cúi đầu sử dụng điện thoại hắt ánh sáng lên… Dù không biết đó là ai nhưng lời khai của người nhà Hải thì mô tả đúng như thanh niên anh Thường đã thấy. Người bán trái cây cũng khai hôm đó đã bán cho chị Vân nhiều loại trái cây hết 40 ngàn đồng. Chị Vân có nói là có khách, và khách đưa tiền đi mua… Khi đó chưa biết thủ phạm là ai, những khai rất khách quan. Sau này Hải cũng khai khớp như vậy, khi ngồi ở sa lon, Hải có lấy điện thoại chị Hồng để kiểm tra phím bấm.
Đại diện VKSNDTC cho rằng đó là những chứng cứ gián tiếp chưa đủ khẳng định người thanh niên đó là Hải.
Hội đồng nhận định: CQĐT chứng minh việc thời điểm Hải có mặt tại hiện trường, có nhiều căn cứ, từ list điện thoại, thực nghiệm điều tra phù hợp, nhận dạng như anh Thường khai không chính xác nhưng mô tả là tương đồng với Hải, có chi tiết cầm điện thoại rồi Vân đi mua trái cây, người bán khai phù hợp là Bưu điện có khách…Tổng hợp nhưng tình tiết rời rạc đó thì thấy xác định thanh niên đó là Hải là rất phù hợp với thực tế khách quan.
Hội đồng thảo luận về tính hợp pháp của văn bản Luật sư Phong cung cấp tại phiên khai mạc, đã kết luận: Tài liệu Luật sư Phong cung cấp là một bản phô tô chữ viết tay, không có xác nhận, không biết chữ viết, chữ ký của ai, nên không xem xét đó là chứng cứ đó, tuy nhiên nội dung đó thì Hội đồng đã xem xét, và nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án đã xem xét đầy đủ.
Động cơ gây án và các vết máu
Đại diện VKSNDTC đặt vấn đề về động cơ gây án của đối tượng, kết luận điều tra cho rằng Hải đi mua báo, vì muốn quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng bị chống cự dẫn đến bực tức mà sát hại chị Hồng, sau đó giết chị Vân để bịt đầu mối. Giết hai nạn nhân xong Hải mới nảy sinh ý đồ chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm lại nhận định rằng do thua cá độ bóng đá nên có ý đồ cướp tài sản, như vậy động cơ gây án là gì?
Chủ tọa yêu cầu Thẩm phán trả lời vấn đề VKSNDTC nêu ra.
Thẩm phán sơ thẩm nói: Chúng tôi khái quát hóa tội phạm. Thẩm phán phúc thẩm thì nói: Do diễn biến vụ án, Hảo có ý định quan hệ tình dục nhưng trước đó Hải có thanh toán còn tiền cá độ, có nợ nên nảy sinh ý định cướp.
Chủ tọa kết luận: Như vậy quan điểm của VKSNDTC là đúng, đây là lỗi nhận định của Tòa án trong các bản án, tuy vậy lỗi đó không làm thay đổi bản chất vụ án là giết người xong mới lấy tài sản.
Đại diện VKSNDTC nêu quan điểm, kết luận điều tra, cáo trạng và hai bản án đều kết luận Hải sau khi cắt cổ hai nạn nhân xong đã ra nhà tắm mở vòi rửa tay cho sạch nhưng dấu vân tay trên lavabo thu được lại không phải của Hồ Duy Hải và nếu sau đó Hải trèo cổng sau để ra cổng trước, tại sao không có vết máu trên cổng?
Điều tra viên cho biết Hải đã khai là hôm đó mặc áo gió, khi đến Bưu điện đã cởi áo gió nên không có vết máu ở áo gió, và sau khi gây án đã rửa vết máu nên khi trèo cổng không có vết máu.
Cơ quan điều tra thu được 7 dấu vân tay, trong đó có hai dấu của nạn nhân Vân. Hải không để lại dấu vân tay do khi rửa nước đã làm trôi dấu vết.
Hải ra rửa tay, dao, quần áo thì vân tay không để lại do nước.
Hội đồng đặt câu hỏi: Cơ quan điều tra đã so sánh với tàng thư chưa? Nhiều chỗ có thể có vân tay như cốc, dao thớt, cổ nhạn nhân… sao lại không thu được dấu vân tay Hồ Duy Hải? Những vân tay còn lại thu thập chỗ nào?
Đại diện VKSNDTC cũng chất vấn: đây án truy xét nên thu mẫu vân tay, là bắt buộc, rất quan trọng và khả thi. Truy quét vân tay ở đâu? Tài liệu về thu giữ vân tay nêu ở bút lục nào? Không có tài liệu nào về vấn đề này. Kết quả truy nguyên 7 mẫu vân tay thu được như thế nào?
Cơ quan điều tra cho rằng đã quét máy xác định vân tay, không phát hiện được là của ai, việc so sánh với chứng minh thư toàn quốc thì chưa làm được.
Phiên tòa sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề liên quan trong buổi chiều.
Vụ Hồ Duy Hải: Điều tra viên nhận có sơ suất khi khám nghiệm
Chiều 6/5, phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải tiếp tục với phần tranh luận giữa đại diện Tòa án, Viện kiểm sát và điều tra viên.
Thông tin từ Tuổi Trẻ: Điều hành phiên xét xử, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phân tích rõ thêm về 2 nội dung đã nêu trong kháng nghị.
Toàn cảnh phiên toà diễn ra sáng 6/5. Nguồn: TTXVN
Thứ nhất là mâu thuẫn về thời gian sau khi gây án. Ban đầu Hồ Duy Hải khai sau khi gây án thì về nhà cửa không khóa nên vào ngủ mà không ai biết. Sau đó, Hải khai tự lấy chìa khóa mở cửa vào nhà. Trong một bản cung khác, Hải lại khai khi về cửa nhà còn mở và tự dẫn xe vào nhà, kêu Nguyễn, con dì Út, đóng cửa hộ...
Thứ hai, nội dung kháng nghị nêu có sự mâu thuẫn rất lớn giữa kết quả khám nghiệm hiện trường với lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải. Bị cáo có nhiều lời khai về việc đập đầu, mặt chị H vào lavabo (chậu rửa mặt) nhưng kết quả khám nghiệm không thể hiện các dấu vết ở lavabo.
Tại phiên xử giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho rằng những lời khai này không nhất quán về hành động của Hồ Duy Hải sau vụ án, do đó Viện kiểm sát đã kháng nghị làm rõ.
Theo biên bản khám nghiệm hiện trường lúc 8h10 ngày 14/1/2008, trên bàn bếp có ly, tô, dĩa đã sử dụng chưa rửa; khu vực nền nhà tắm và lavabo khô ráo, mở vòi nước trên lavabo không có nước chảy.
Tuy nhiên trong hồ sơ vụ án, Hải lại có nhiều lời khai về việc đi ra nhà tắm mở vòi nước rửa tay, rửa dao cho sạch máu. Hải cũng khai về việc đập đầu, mặt chị H vào lavabo nhưng kết quả khám nghiệm không thể hiện các dấu vết ở lavabo.
"Tại sao trong biên bản khám nghiệm hiện trường lại thể hiện không để lại dấu vết trên lavabo?" - đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi với điều tra viên.
Điều tra viên Lê Thành Trung lý giải trong giai đoạn đầu của vụ án, do bị can Hồ Duy Hải sợ bị mức án cao nên khai thiếu một số tình tiết và thừa một số tình tiết để kéo dài thời gian điều tra.
Đến các bản hỏi cung ngày 27/6, 7/7, 11/7/2008 có điều tra viên và kiểm sát viên tham gia, bị can Hải đã khai toàn bộ tình tiết sự thật. Trong bản cung ngày 7/7, Hải cam kết: "Nếu lời khai hôm nay mâu thuẫn với những lời khai trước thì lời khai hôm nay là lời khai đúng".
Các biên bản này cũng giải trình tất cả mâu thuẫn trong các lời khai khác. Trong bút lục 98, Hải cũng khẳng định mình không đập đầu nạn nhân ở lavabo mà dùng thớt đập đầu ở cầu thang.
Điều tra viên đưa ra dẫn chứng rằng trong bản hỏi cung, Hải khai: "Tôi khai là đập đầu nạn nhân vào nắp lavabo trong nhà vệ sinh nhưng thực tế là đập bằng thớt ở chân cầu thang... Tôi chính là thủ phạm gây ra cái chết cho 2 nạn nhân, nhưng quá trình khai báo, do tư tưởng không ổn định, tôi cố tình khai thiếu hoặc thừa tình tiết để kéo dài thời gian điều tra...".
Từ trái qua: Em gái, mẹ và dì út của Hồ Duy Hải chờ đợi bên ngoài trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao ở Hà Nội. Nguồn: Tuổi Trẻ
Đại diện Viện kiểm sát tiếp tục chỉ ra những mâu thuẫn giữa các lời khai của Hải về cách thức tấn công nạn nhân. Tuy nhiên cơ quan điều tra, tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm chưa làm rõ những mâu thuẫn này.
Đại diện Viện kiểm sát đặt câu hỏi: "Căn cứ vào đâu mà kết luận Hải dùng thớt đập vào đầu nạn nhân chứ không phải đập đầu vào lavabo?". "Có dấu vết ở nắp lavabo hay không?".
Điều tra viên cho biết trong bản cung ngày 7/7/2008, bị can khẳng định là dùng thớt đập đầu nạn nhân ở chân cầu thang chứ không phải dùng tay đập đầu vào nắp lavabo. "Lời khai phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường", điều tra viên nói.
Kết quả khám nghiệm tử thi cũng thể hiện nạn nhân H vùng đầu có nhiều vết tụ máu, vết rách... chứng tỏ vùng đầu, mặt của nạn nhân đã bị va đập, có vật cứng tác động.
Trả lời câu hỏi tại sao khám nghiệm hiện trường không thu được vật chứng cái thớt, điều tra viên nói: "Do sơ suất của điều tra viên trong khám nghiệm hiện trường, nhận định của điều tra viên còn hạn chế, chưa xác định rõ dấu vết, nhận định khả năng hung khí gây ra là dao nên trong quá trình khám nghiệm không chú tâm vào hung khí là thớt. Đây là thiếu sót của cơ quan điều tra, xin nhận khuyết điểm này".
Theo điều tra viên, căn cứ để kết luận điều tra dựa vào biên bản khám nghiệm hiện trường phản ánh có thớt ở vị trí vết máu, phù hợp với lời khai của bị can, phù hợp kết quả giải phẫu tử thi.
Theo hồ sơ vụ án, Hồ Duy Hải giết 2 nhân viên bưu điện bằng ghế, dao, thớt. Hơn 2 tháng sau khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra (CQĐT) thu giữ 1 chiếc ghế inox có mã số khác với mã số chiếc ghế trong bản ảnh và khác với mã số ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường; đối với vật chứng là con dao, hồ sơ thể hiện con dao gây án được một số người dọn dẹp hiện trường vụ án đem đi đốt, sau đó một trong những người này phải ra chợ mua một con dao khác để đưa vào hồ sơ vụ án.
Tương tự, tấm thớt được cho là vật chứng mà Hồ Duy Hải dùng để đập đầu nạn nhân N.T.A.H, cũng không được CQĐT thu giữ khi khám nghiệm hiện trường. Hơn 5 tháng sau, theo yêu cầu của CQĐT, ngày 24/6/2008, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của 2 nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác về nộp cho CQĐT để làm vật mô phỏng.
Như Dân Việt đã thông tin: Theo cáo buộc, Hồ Duy Hải thường đến Bưu cục Cầu Voi (xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An) đặt mua báo nên quen nữ nhân viên N.T.A.H (23 tuổi). Tối 13/1/2008, Hải đến nơi làm việc của cô này chơi, lúc đó còn có em họ của chị H là N.T.T.V.
Ngồi một lúc, Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với H nên đưa tiền cho V đi mua trái cây. Khi người này ra ngoài, Hải kéo chị H vào phòng ngủ nhưng bị cự tuyệt. Tức giận vì bị cô gái đạp ngã vào tường, Hải đã dùng dao và thớt gỗ để gần đó sát hại nữ nhân viên bưu điện.
Sợ sự việc bại lộ, Hải phục sẵn rồi tiếp tục giết V. Gây án xong, Hải lấy đi 1,4 triệu đồng, 40 SIM điện thoại, lột sạch nữ trang của hai nạn nhân.
Sau đó, TAND tỉnh Long An và tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đều tuyên Hải án tử hình.
Nguồn: Zing
Chủ tọa phiên xử vụ tử tù Hồ Duy Hải: 'Không làm oan sai, bỏ lọt tội phạm' Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra từ tháng 1/2008 khiến 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi tử vong, gây bức xúc dư luận. Ông khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm này là phải xem xét cẩn trọng,...