Giám đốc Sở Nội vụ giải thích vụ công chức thành viên chức
Liên quan vụ việc nhiều lãnh đạo đang là công chức, nhưng sau điều động trở thành viên chức gây bức xúc, ý kiến trái chiều trong dư luận, PV Báo Dân Việt đã trao đổi với ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi xung quanh vấn đề này.
Ông Dụng cho biết: “Bản thân tôi cũng nhận thấy những trường hợp cán bộ đang là công chức, nhưng sau khi được điều động sang nhận nhiệm vụ mới tại các hội đặc thù nên trở thành viên chức chịu thiệt thòi (mất khoản phụ cấp từ 25-55% so với mức lương). Tuy nhiên đến thời điểm này, tôi chưa nghe và nhận được bất kỳ ý kiến, khiếu nại gì của số cán bộ rơi vào trường hợp trên”.
Theo vị Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi, việc thực hiện điều động cán bộ từ nơi này sang nơi khác là một quá trình, chứ không phải diễn ra trong một vài ngày. Trước khi điều động, cấp thẩm quyền đã gặp gỡ để giải thích và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ được điều động, sau đó mới ra quyết định. Việc công chức thành viên chức khi điều động là đúng quy định hiện hành, hoàn toàn không vi phạm luật.
Ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi.
Trả lời câu hỏi “Nếu cán bộ công chức được điều động “rớt xuống” thành viên chức nên họ không đồng ý thì sao?”, ông Đoàn Dụng – Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ: “Trường hợp này cấp thẩm quyền không thể điều động được. Lý do trong 3 năm liền cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu họ khiếu nại thì không thể điều động họ sang nhiệm vụ mới mà bị rớt xuống thành viên chức được”.
Video đang HOT
Theo ông Dụng thời gian qua, toàn bộ các trường hợp công chức được điều động và bị rớt xuống thành viên chức, sau khi được cấp thẩm quyền làm việc và giải thích, tất cả đều chấp nhận và không có ý kiến gì cả. Nếu họ không đồng ý thì cấp thẩm quyền phải tìm để điều động cán bộ khác.
Được biết gần đây nhiều cán bộ công chức lãnh đạo các cấp ngành Quảng Ngãi khi bị điều động sang công việc khác, bỗng dưng trở lại thành viên chức, thậm chí không còn được công nhận là viên chức, nên nhiều người ví gọi cán bộ không chức, gây nhiều bức xúc và tranh cãi trong dư luận địa phương.
Ông Nguyễn Sơn, hiện đang công tác tại BQL Cảng Sa Kỳ – Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi đã gửi đơn khiếu nại đến các cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Tiến sỹ Phan Văn Hiếu nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành (người được điều động sang Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi, để giới thiệu bầu vào chức Phó chủ tịch Hội này) bức xúc: “Để được bổ nhiệm vào ngạch công chức, mỗi viên chức phải nỗ lực và phấn đấu nhiều năm và vượt qua kỳ thi tuyển đầy khó khăn. Nhưng khi cấp thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội đặc thù (Chữ thập đỏ, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Liên minh HTX…) bỗng dưng không còn công chức, hay viên chức. Theo đó khoản phụ cấp thêm cho công chức làm việc khối chính quyền 25%; khối đảng và các tổ chức chính trị, xã hội là 55% so với mức lương đều bị cắt, điều này thật không công bằng”.
Theo Danviet
Kỳ họp thứ 9 HĐND Hà Nội sẽ chất vấn những vấn đề dân sinh bức xúc
HĐND TP. Hà Nội vừa ban hành Thông báo về nội dung, thời gian tổ chức và công tác chuẩn bị kỳ họp thường lệ giữa năm 2019 - kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Theo đó, thời gian tổ chức kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội dự kiến trong tuần từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2019.
Tại kỳ họp này, HĐND TP. Hà Nội xem xét 11 báo cáo, 1 nghị quyết thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2019 của TP. Hà Nội và 13 nghị quyết chuyên đề.
Trong đó, một số nghị quyết chuyên đề quan trọng như Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện "Năm kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách hành chính trên toàn TP từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay".
Kỳ họp thứ 9 HĐND TP. Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 dự kiến trong tuần từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2019. (Ảnh minh họa: T.An)
Nghị quyết về mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội và mức thu học phí đối với Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long, Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội năm học 2019-2020...
Nghị quyết về phê duyệt danh mục cơ sở nhà đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường; Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đáng chú ý, HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016-2020 của TP. Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách TP năm 2019...
Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND TP. Hà Nội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và những vấn đề dân sinh bức xúc mà đại biểu HĐND TP và đông đảo cử tri Thủ đô quan tâm.
Trước kỳ họp, HĐND TP tổ chức tiếp xúc cử tri trong tuần từ 13/6 đến 20/6/2019 tại các đơn vị bầu cử.
Trước đó, vào tháng 4.2019, HĐND TP. Hà Nội khoá XV đã tổ chức kỳ họp thứ tám (kỳ họp bất thường) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền như: Kiện toàn 4 chức danh Trưởng, Phó Ban chuyên trách của HĐND TP Hà Nội; Bổ sung 1.972,5 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2019; Phê duyệt chủ trương đầu tư 25 dự án đầu tư công trung hạn; Giảm giá vé cho nhiều đối tượng hành khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông; Thông qua Nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
Theo Danviet
Lao động vẫn ngỡ ngàng về chính sách lương, thưởng Nhằm giúp người lao động hiểu rõ hơn về chính sách tiền lương và BHXH, nhiều quận, thị trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức các buổi tư vấn chính sách về vấn đề này. Điển hình là chương trình tư vấn tại huyện Đan Phượng, thu hút hơn 300 lao động tham gia. Quyền lợi sát sườn của công nhân Ông...