Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM phải làm việc với Trường Việt Úc về bức xúc của phụ huynh
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM làm việc với Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) về kiến nghị của phụ huynh trường này.
Sau khi tiếp nhận đơn kiến nghị của phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) ngày 15-4 về mức thu học phí học phần 3 và 4 năm học 2019-2020, Văn phòng UBND có văn bản gửi Giám đốc Sở GD-ĐT về việc giải quyết đơn kiến nghị của Hội phụ huynh học sinh VAS. Theo đó, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT làm việc với VAS và các trường dân lập quốc tế để có biện pháp giải quyết, trả lời phụ huynh học sinh theo thẩm quyền.
Ngày 5-5 gần 300 phụ huynh VAS đến trường yêu cầu đối thoại
Vào đầu tháng 4, VAS gửi thông báo với nội dung thu 100% học phí học phần 4, vấp phải sự phản đối của nhiều phụ huynh.
Nhiều phụ huynh đã có đơn kiến nghị gửi lên Sở GD-ĐT TP HCM và UBND TP HCM để làm rõ về vấn đề này.
Sau đó, trường này đã có thông báo giảm 70% học phí bậc tiểu học và trung học trong thời gian nghỉ, thời gian học trực tuyến, miễn 100% học phí đối với bậc mầm non. Trường cũng đưa ra bảng thống kê chi tiết học phí phải đóng, nhưng phụ huynh tiếp tục phản ứng, không đồng tình với cách tính của trường, yêu cầu đối thoại trực tiếp từ nhà trường.
Ngày 5-5 và ngày 15-5, hàng trăm phụ huynh đến trường, căng băng rôn, biểu ngữ phản đối và đề nghị được đối thoại với nhà trường.
Vấn đề mâu thuẫn học phí học trực tuyến, học phí trong thời gian nghỉ dịch cũng xảy ra ở các trường quốc tế như Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan (VFIS), hệ thống Trường EMASI (trường EMASI), Trường Sao Việt (VstarSchool)…
Phụ huynh "kêu cứu", trường quốc tế VFIS khẳng định không dạy bù, hoàn phí
Phụ huynh Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS) phản đối và gửi đơn cầu cứu khi trường không hoàn trả học phí, dạy bù thỏa đáng. Trường khẳng định không thể đáp ứng theo yêu cầu của phụ huynh.
Phụ huynh tha thiết mong học bù hoặc hoàn phí
Sáng 8/5, nhóm 17 phụ huynh Trường Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS) đã có buổi đối thoại với nhà trường về vấn đề họ phản ứng thời gian qua về việc học phí hoặc dạy bù thỏa đáng trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.
Trước đó, vào ngày 25/4, 50 phụ huynh VFIS gửi đơn cầu cứu lên Chủ tịch UBND TPHCM, Sở GD&ĐT TPHCM, đồng thời gửi Bộ GD&ĐT liên quan đến việc chất lượng dạy online, học phí trong mùa dịch.
Video đang HOT
50 phụ huynh Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan chức năng về việc trường không hoàn phí, không dạy bù như phụ huynh mong muốn trong thời gian nghỉ dịch Covid-19.
Theo phụ huynh, học online học tại nhà không có các thiết bị, học cụ hỗ trợ, chất lượng đường truyền kém, môi trường học tập ở nhà không như ở trường. Học sinh (HS) rất khó tiếp thu, đặc biệt là ở lớp 1, 2, 3.
So với thời gian học ở trường 8h mỗi ngày, hay 40h/tuần thì việc học online quá ít, chỉ 20 phút/tiết, mỗi tuần từ 5 - 9 tiết, tổng thời gian học chỉ 1,5h-3h/tuần. Việc dạy online cũng chỉ thực hiện ở một số môn học.
"Trường nói rất nhiều về khó khăn của nhà trường, của giáo viên trong việc dạy online. Trong khi phụ huynh, những người không có chuyên môn cũng vô cùng vất vả "đánh vật" để học cùng con. Nhưng phụ huynh chúng tôi hiểu, lúc khó khăn ai cũng phải cố gắng hết sức mình", một phụ huynh Trường VFIS.
Phụ huynh đề nghị trường xem xét học bù ít nhất 2/3 thời gian nghỉ hoặc nếu không thể dạy bù thì cần có chính sách hoàn trả học phí hợp lý.
Theo phụ huynh, trường không hề có một thông báo hay sự thỏa thuận nào với phụ huynh về việc tính học phí online. Họ đơn phương chọn cách không hoàn phí trong thời gian nghỉ dịch, nghĩa là tính 100% học phí như bình thường trong thời gian nghỉ dịch.
Sau đó, trường thông báo học bù 2 tuần, miễn phí khóa hè 3 tuần dành cho các HS hiện tại của trường. Nhiều phụ huynh thắc mắc, trường có nguồn lực có thể tổ chức khóa hè tiếp nhận cả HS bên ngoài, có thu phí chứ không muốn dùng thời gian khóa hè này để tổ chức học bù.
Sau buổi đối thoại với nhà trường sáng 8/5, chị N.T.L. cho biết, trong cuộc họp này, có phụ huynh đã bật khóc vì mong muốn con được học bù hoặc hoàn phí phù hợp đều không thể thực hiện.
Theo chị, trong cuộc họp, phía nhà trường nói rất nhiều về vất vả của giáo viên (GV) đằng sau 20 phút online mỗi ngày. Với người lớn, có chuyên môn còn như vậy thì có thể hiểu với HS, phụ huynh ở nhà phải "đánh vật" để cùng con học online, in bàn tập, chụp bài, up lên gửi các cô...
Quá trình học cả cô trò, phụ huynh đều quá vất vả. Nhưng theo chị L., cần nhìn thẳng sự vất vả này không có kết quả tốt như mong muốn, để khắc phục chứ không thể nhìn vào quá trình học vất vả mà nhà trường khẳng định chất lượng học online cao để không có chính sách học bù hay hoàn phí hợp lý.
Chị cho rằng, phụ huynh tha thiết con được học bù, trường hợp không thể dạy bù 2/3 thời gian nghỉ dịch thì mới tính đến giảm 70% học phí thời gian nghỉ không thể gọi là yêu cầu quá đáng.
Hiệu trưởng nói gì?
Bà Seija Nyholm, Hiệu trưởng Trường VFIS cho biết, việc học online là một giải pháp tình thế, cả người học người dạy đều rất vất vả. Bản thân trường không muốn đóng cửa và cũng không phải trường muốn tổ chức dạy online mà vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng việc dạy học trực tuyến cũng tạp ra sức ép, thử thách buộc chúng ta phải có một bước nhảy vọt trong dạy học.
Bà Seija Nyholm, Hiệu trưởng Trường VFIS
Sau khi cân nhắc mọi tình huống, cùng nhau giảm bớt những áp lực do cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh, trường quyết định đưa ra một số chính sách gồm:
Miễn phí khóa hè 3 tuần hoàn toàn bằng tiếng Anh tổ chức vào tháng 7/2020 cho HS hiện tại của trường. Phí ăn và xe buýt học kỳ 2 được hoàn trả, bất kể HS quay lại học bao nhiêu ngày trong học kỳ 2, các bữa ăn và xe buýt đều được miễn phí.
Trường giữ nguyên mức học phí năm học 2020-2021 thay vì tăng 5-7%. Thời hạn chính sách giảm thêm 10% học phí năm học mới 2020-2021 nếu đóng trước ngày 15/5 có thể được gia hạn thêm.
Về gia hạn năm học, bà Seija Nyholm cho biết, trường đã nỗ lực để kéo dài thêm 15 ngày. Ngoài việc cố gắng đáp ứng mong đợi của phụ huynh, trường buộc phải tôn trọng các quy định đã cam kết với nhân sự người nước ngoài.
Trường cũng điều chỉnh chương trình học để HS có thể học các môn tiếng Anh, tiếng Việt, Toán, Khoa học, Nghiên cứu xã hội, Đạo đức nhiều hơn bình thường.
Bà Seija Nyholm bày tỏ, thời gian nghỉ tránh dịch, trường và đội ngũ rất nỗ lực trong việc duy trì chương trình giáo dục, các hoạt động của nhà trường. Trường không thể cắt giảm một nhân sự nào từ tài xế, nhân viên vệ sinh, bảo vệ... cũng như cân nhắc đưa ra các chính sách trên, nên rất mong phụ huynh nhìn nhận những nỗ lực này.
Trường không dạy bù, hoàn phí như phụ huynh mong muốn
Về việc trường không thể thực hiện dạy bù và hoàn phí trong thời gian nghỉ dịch học online như mong muốn của một số phụ huynh, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng VFIS cho biết việc học online không thể chính tính số giờ online meeting với GV. Nên nhà trường không đồng ý với ý kiến phụ huynh chỉ tính thời gian học online meeting với HS là thời gian cung cấp bài học.
Về việc dạy học online tại trường, từ khi nghỉ dịch đã được đổi liên tục, dùng mọi cách để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho HS.
Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan.
Ngay từ đầu đợt nghỉ, ngày 4/2, GV đều đặn gửi, đăng bài giảng qua email và Google classroom cho HS. Từ ngày 17/2, chuyển sang hình thức online tương tác qua Google meet và Google hangouts giữa GV và HS diễn ra đều đặn theo thời khóa biểu.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tham gia chỉ đạt 60-70%, tùy lớp. Đến khi Bộ GD&ĐT thúc đẩy việc học online, trường mới thông báo bắt buộc phải tham gia.
Thấy học cả lớp không ổn, từ ngày 16/3, trường đã chia nhỏ lớp, mỗi lớp chỉ 5 - 7 em. Một lớp bình thường, giờ chia thành 4 lớp. Một bài học, GV phải dạy lại 3, 4 lần, có trường hợp dạy lại 5 lần, và ngoài GV thì mỗi lớp đều có một trợ giảng quản lý lớp. HS bỏ lỡ học nhóm này, có thể học nhóm sau.
Thời gian học là 20 - 25 phút vì các em còn nhỏ khả năng tập trung có hạn, không thể ngồi hàng giờ trước màn hình. Giờ học ít đi nhưng các em được học theo nhóm nhỏ, GV tương tác với HS nhiều hơn.
Với HS khó khăn trong học tập, được GV hỗ trợ thêm các giờ học trực tuyến. Với những gia đình không thể hỗ trợ con học online, trường đã in các tập tài liệu rất chi tiết và gửi về tận nhà cho HS (trong thời gian cách ly xã hội).
Đối với việc học bù 2/3 thời gian nghỉ như đề xuất của phụ huynh, bà Huyền cho biết, có những HS bắt đầu học online từ đầu, các em cần có thời gian nghỉ ngơi. Nhu cầu của từng phụ huynh cũng khác nhau, nhiều gia đình họ cũng có những kế hoặc riêng trong đợt hè như nghỉ hè, thăm ông bà, về nước...
Trường không thể có một lịch trình hoàn hảo cho tất cả mọi người, cũng không thể đưa ra một lịch trình chỉ phù hợp chỉ một số em mà không phải đại đa số.
Trường dựa trên quan điểm về giáo dục Sư phạm, tâm lý HS, tin tưởng 7 tuần đi học trở lại sẽ bù đắp được cho HS bằng nhiều cách khác nhau. Trước khi tham gia khóa hè (dự kiến từ ngày 13-31/7) và trước khi bước vào năm học mới vào ngày 17/8, theo bà Huyền, các em cần nghỉ ngơi, có sự chuẩn bị tâm thế, hào hứng cho năm học mới.
Vì sao trường không thỏa thuận học phí?
Thắc mắc, phản ứng của phụ huynh có con theo học trường quốc tế trong đợt nghỉ dịch không chỉ ở việc nhiều trường tính nguyên học phí mà họ đặt câu hỏi câu hỏi, vì sao các trường không thỏa thuận, thông báo từ trước.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền chia sẻ, tất cả chúng ta có ai biết là sẽ nghỉ dịch 3 tháng để tính ra công thức không? Không ai biết dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu và việc học online sẽ kéo dài bao lâu. Có phụ huynh cho con học online từ đầu, có người cho học từ tuần thứ 2, tuần thứ 3, 4,5...
"Bây giờ chúng ta hỏi lại nhau sao không thỏa thuận trước thì dễ nhưng trong quá trình không ai biết biết nghỉ bao lâu, nhà trường cũng biết đưa ra công thức nào để tính. Để đưa ra được sự đồng thuận giữa lợi ích của nhà trường và lợi ích của phụ huynh, theo tôi là cực kỳ khó. Nếu biết trước là nghỉ 3 tháng, chúng tôi đã làm", bà Huyền bày tỏ.
Ngoài việc nỗ lực trong triển khai dạy online, còn các vấn đề như tôn trọng hợp đồng với GV, HS nghỉ học nhưng tất cả nhân sự vẫn làm việc, không thể cắt giảm một ai... phía nhà trường cho hay, họ không thể đưa ra một công thức nào để tính được một ngày học online thì tính bao nhiêu % so với ngày thường.
Sau buổi họp sáng 8/5 với nhóm phụ huynh 17 người, nhà trường cho biết họ ghi nhận ý kiến, đề nghị của phụ huynh và thống nhất ngày 15/5 sẽ có câu trả lời.
Được biết, học phí tại Trường VFIS từ lớp 1 đến 5 giao động từ gần 235 triệu đến hơn 457 triệu đồng tùy chương khối, chương trình quốc tế hoặc song ngữ.
"Trong quá trình không ai biết biết nghỉ bao lâu, nhà trường không biết đưa ra công thức nào để tính, để thỏa thuận. Để đưa ra được sự đồng thuận được lợi ích của nhà trường và lợi ích của phụ huynh, theo tôi là cực kỳ khó" - bà Nguyễn Thị Thu Huyền
Cần sự minh bạch Những ngày qua, hàng trăm phụ huynh tại TP HCM kéo đến Trường Dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) phản đối về chính sách học phí bất hợp lý. Sự việc tiếp tục lan rộng đến Trường Song ngữ Quốc tế EMASI (quận 7), Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS)..., từ đó đặt ra câu hỏi về trách nhiệm,...