Giám đốc sàn giao dịch BĐS “mất tích”, hàng chục tỷ đồng bay hơi
Thông qua sàn giao dịch BĐS BIC (BIC), hơn 50 khách hàng đã ký kết hợp đồng góp vốn mua căn hộ chung cư tại tòa nhà Greenlife Tower (khu căn hộ kiểu mẫu bán đảo Linh Đàm) của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD). Những tưởng số tiền mình đã nộp cho sàn giao dịch đã được chuyển tới HUD. Song những khách hàng này như đang “ ngồi trên đống lửa” khi nhận được thông báo nộp tiền của HUD. Hỏi đến sàn giao dịch BIC thì bà giám đốc lặn mất tăm. Giờ đây mỗi khách hàng đang phải đối mặt với nguy cơ bị mất trắng gần nửa tỷ đồng đã nộp thông qua BIC. Vậy hàng chục tỷ đồng đã đi đâu
Sàn thu tiền, chủ đầu tư không biết
Được tung ra thị trường năm 2011 và hạn bàn giao nhà vào quý II-2013, dự án Greenlife Tower – Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội được xem là khu chung cư cao cấp hiếm hoi của Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị xây dựng Hà Nội (HUD). Greenlife Tower nằm ở một vị trí đẹp, được bao quanh bởi mặt nước hồ Linh Đàm, kết nối với trung tâm Hà Nội và các khu vực lân cận bởi đường Giải Phóng và đường Vành đai 3. Bởi vậy, dự án này từng gây sốt trên thị trường bất động sản khu vực phía Nam Hà Nội.
Cuối năm 2012, sau khi tham quan căn hộ mẫu thuộc dự án Chung cư cao cấp Greenlife Tower A xây dựng trên lô đất NO-VP4, ông Đỗ Tiến Dũng cùng vợ đã quyết định mua một căn hộ tại đây thông qua BIC với giá 2.569.503.000 đồng. Được nhân viên BIC tư vấn, lần đầu tiên, ông đã đặt cọc 50.000.000 đồng cho BIC. Số tiền này ông Dũng nộp cho một nhân viên đến tận nhà ông để thu. Lần thứ 2, ông nộp tiếp 200.000.000 đồng cho BIC ngay tại căn hộ mẫu VP4. Cả hai lần này ông Dũng đều được nhận phiếu thu của công ty.
Theo ông Dũng cho biết thì ngày 28-12-2012, ông đến trụ sở của BIC tại tầng 2, tòa nhà Rainbow, đường 19 tháng 5 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội nộp tiếp 200.000.000 đồng. Đáng chú ý, sau khi nộp số tiền này, ông được BIC yêu cầu nộp lại 2 phiếu thu tiền của 2 lần trước và nhận lại một giấy xác nhận đã hoàn thành giao dịch qua sàn – không ghi cụ thể số tiền đã nộp (450.000.000 đồng). Trên giấy cũng chỉ có dấu treo của Công ty BIC Việt Nam. Lúc này ông Dũng được hướng dẫn ký hợp đồng góp vốn số A064/HĐMB-GL-HUD. Sau khi ký hợp đồng, ông Dũng đã nộp 770.851.000 đồng vào tài khoản của Tổng Công ty HUD. Tổng số tiền mà ông cũng như gần 50 khách hàng đã nộp thông qua BIC để nộp thẳng vào tài khoản của HUD là 1.220.851.000 đồng. Những tưởng số tiền đó đương nhiên sẽ được sàn giao dịch chuyển sang cho HUD nhưng thật bất ngờ, ngày 20-5-2013, ông cùng nhiều khách hàng nhận được thông báo nộp tiền với xác nhận mới chỉ đóng 770.851.000 đồng của HUB. Số tiền 450.000.000 đồng đã đóng trước đó HUD chưa hề nhận được.
Ông Dũng cùng nhiều hộ dân đã liên hệ làm việc trực tiếp với HUD và được trả lời: Ngày 29-11-2012, tổng HUD đã có công văn về việc yêu cầu thanh lý hợp đồng dịch vụ bán hàng tại dự án Greenlife Tower bán đảo Linh Đàm với công ty cổ phần BIC Việt Nam. Theo đó, phí dịch vụ mua căn hộ tại tòa nhà VP4 thông qua BIC đã được ban quản lý dự án số 2 chi trả sau khi bàn giao. Tháng 4-2013, HUD cũng đề nghị BIC Việt Nam chấm dứt mọi giao dịch (mua bán, thu hồi công nợ) tại dự án NO-VP2 và NO-VP4 Bán đảo Linh Đàm kể từ ngày 17-4-2013.
Lúc này những khách hàng đã nộp tiền cho Công ty cổ phần BIC mới tá hỏa đến làm việc với BIC yêu cầu bà Hoàng Thị Thanh Vân – Giám đốc Sàn giao dịch BĐS BIC viết xác nhận số tiền 450.000.000 đồng mà các hộ đã nộp cho sàn BIC. Tuy nhiên, bà Vân chỉ đưa ra tờ xác nhận mà không có dấu đỏ của công ty với lý do sàn BIC không có dấu, phải liên hệ với Tổng Giám đốc Lục Thị Mai Trang. Tuy nhiên sau nhiều ngày hẹn gặp và chờ đợi, bà Trang vẫn không tiếp các khách hàng mà chỉ thông báo giao lại cho bà Vân giải quyết sự việc trên. Ông Dũng cho biết: “Tới ngày 26-6-2013, bà Lục Thị Mai Trang trả lời chúng tôi: “Đã kiểm tra nguồn thu tài chính của công ty nhưng không thấy có khoản thu. Giám đốc sàn BIC Hoàng Thị Thanh Vân đã biến mất, không liên lạc được”. Như vậy số tiền hàng chục tỷ đồng khách hàng nộp qua sàn BIC cũng bay hơi cùng bà Giám đốc sàn Hoàng Thị Thanh Vân.
Video đang HOT
Giám đốc biến mất vì bị… đau tim
Cuối tháng 6 vừa qua, ông Dũng cùng gần 50 khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp Greenlife Tower (thông qua BIC) đã đồng loạt gửi đơn tố cáo tới Tổng Công ty HUD, CAP Văn Quán, CAQ Hà Đông để nhờ sự can thiệp. Trả lời khách hàng, đại diện Tổng Công ty HUD cho biết, đến thời điểm tháng 6-2013, HUD mới thu của khách hàng 770.851.000 đồng. Trong dự án này, HUD cũng đã thanh toán toàn bộ phí giao dịch với BIC Việt Nam. Số tiền 450.000.000 đồng các khách hàng đã đóng không hề có trong bất cứ khoản thu nào của HUD. Số tiền này do BIC tự đứng ra thu, HUD không hề biết về việc này. Trao đổi với phóng viên báo ANTĐ Cuối tuần, đại diện HUD cũng khẳng định những thông tin như đã trả lời khách hàng trong sự việc trên. Về phía BIC Việt Nam, công ty này cho biết, toàn bộ số tiền mà sàn BIC đã thu, Công ty BIC Việt Nam không hề hay biết. Kiểm tra các nguồn thu chi đều không có các khoản tiền này. Cho đến nay sàn BIC vẫn hoạt động bình thường nhưng tất cả những khách hàng mua căn hộ chung cư cao cấp tại Greenlife Tower không thể liên lạc được với những người có trách nhiệm…
Ông Phạm Mạnh Cường, cũng mua căn hộ tại Greenlife Tower thông qua sàn BIC cho hay: “Gia đình tôi có mua 2 căn hộ tại dự án này và vẫn đóng tiền đầy đủ theo thông báo góp vốn của HUD nhưng giờ bỗng dưng phải đóng thêm 900.000.000 đồng. Số tiền đó không hề nhỏ, có hàng chục người cùng chung hoàn cảnh như tôi, như vậy số tiền mà bà Vân và sàn BIC thu của chúng tôi lên tới hơn hàng chục tỷ đồng. Hiện tại tôi vẫn cẩn thận giữ lại những giấy tờ có liên quan, có dấu của sàn giao dịch. Tôi đã liên lạc nhiều lần với BIC nhưng cho tới nay vẫn chưa nhận được phản hồi về vấn đề này. Có thông tin cho biết, bà Vân đợt vừa rồi “biến mất” vì phải đi cấp cứu do bị lên cơn đau tim. Trong lúc chờ đợi một câu trả lời từ sàn BIC, tôi cũng như nhiều người khác vẫn phải sống thấp thỏm lo âu. Chúng tôi đang rất hoang mang và chờ đợi một sự giải thích hợp lý”.
Có dấu hiệu lừa đảo
Trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô Cuối tuần, luật sư Hoàng Văn Dũng, Công ty Luật Hợp Danh Bros và cộng sự cho rằng: “Vụ việc có nhiều dấu hiệu cho thấy bà Vân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng mua nhà do sàn BIC môi giới. Bởi, bất kỳ một sàn giao dịch bất động sản nào khi hoạt động cũng phải có dấu. Kể cả sàn giao dịch trực thuộc công ty. Bởi vậy, việc bà Vân trả lời sàn không có dấu là khó chấp nhận. Có dấu hiệu lừa đảo. Bên cạnh đó, cũng cần phải khuyến cáo người dân nên tìm hiểu kỹ lộ trình góp vốn, yêu cầu đầy đủ các giấy tờ khi giao nhận tiền bởi đó là những chứng cứ có giá pháp lý khi phải đưa ra giải quyết tranh chấp tại tòa. Về phía chủ đầu tư, nên có thông báo đầy đủ, giúp đỡ khách hàng chứ không phó mặc cho các công ty môi giới, sàn giao dịch”.
Cho đến nay, 50 khách hàng trên vẫn thấp thỏm lo lắng như ngồi trên đống lửa vì không biết khoản tiền 450.000.000 không biết đang ở đâu này. Trong khi đó, bà giám đốc sàn giao dịch BIC vẫn bặt vô âm tín trong khi sàn giao dịch này vẫn hoạt động bình thường. Có mặt tại trụ sở của BIC tại tầng 2, tòa nhà Rainbow, đường 19 tháng 5 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, phóng viên An ninh Thủ đô Cuối tuần ghi nhận sàn vẫn làm việc bình thường, tuy nhiên khi liên hệ gặp bà Vân – Giám đốc sàn, chúng tôi nhận được câu trả lời bà Vân không đến làm việc, những người trực tiếp liên quan đến việc môi giới, tư vấn mua căn hộ thuộc tòa nhà Greenlife Tower đều không có mặt. Vấn đề đặt ra là, sự việc đã xảy ra nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, trách nhiệm thuộc về ai. Được biết, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra. Hy vọng sẽ sớm có câu trả lời.
Tùng Liên
Theo ANTD
Tiền thưởng 180 tỷ cho cầu cạn lún trích từ quỹ dự án
Đại diện Ban quản lý dự án Thăng Long khẳng định, số tiền thưởng 180 tỷ đồng nếu được Bộ GTVT duyệt sẽ được trích từ quỹ của dự án cầu cạn. Số tiền này được vay bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
Tuy đưa vào hoạt động chưa đầy 10 tháng, cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam đã xuất hiện những vết lún. Ban quản lý dự án Thăng Long giải thích những vết lún này là do xe quá tải. Ảnh: Bá Đô
Ngày 15/8, VnExpress.net phản ánh cây cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam vừa đưa vào hoạt động chưa đầy 10 tháng đã xuất hiện những vết lún kéo dài tại gói thầu số 1 vượt tiến độ 18 tháng. Ngay trong chiều cùng ngày lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long đã gửi văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về sự việc này và cho rằng sự xuất hiện của vết lún này là do xe quá tải.
Gần nửa tháng sau, trên các trang báo đăng tải thông tin Ban quản lý dự án Thăng Long gửi để xuất Bộ Giao thông Vận tải thưởng cho hai nhà thầu, trong đó có nhà thầu thi công đoạn đường bị lún nêu trên 180 tỷ đồng vì đã vượt tiến độ tới 18 tháng, khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngày qua.
Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này, ông Đỗ Quang Minh, giám đốc dự án cầu cạn vành đai 3 (Ban quản lý dự án Thăng Long) cho biết, "việc thưởng này, căn cứ vào quy định trong những điều khoản ký kết với nhà thầu trước khi thực hiện dự án, hơn nữa, căn cứ vào luật Xây dựng, Nghị định 48/2010 của Chính phủ về việc thưởng cho nhà thầu thi công do rút ngắn tiến độ trong hợp đồng đã quy định rõ mức thưởng".
Cụ thể, cách thưởng sẽ được tính theo công thức, nếu nhà thầu cứ hoàn thành trước 28 ngày thì sẽ được thưởng 1.12% giá trị hợp đồng, "cứ như vậy nhân lên, hợp đồng của hai gói trên là khoảng 350 tỷ đồng, tuy vậy theo quy định, mức thưởng không được lớn quá 12% giá trị làm lợi, vì vậy, mức thưởng sẽ chỉ khoảng 179 tỷ đồng cho hai gói thầu", ông Minh giải thích.
Vị giám đốc dự án đường Vành đai 3 trên cao cũng cho hay, trong quy định của luật Xây dựng là có thưởng, tuy nhiên dường như từ trước đến nay, tại các hợp đồng giữa ban quản lý và các nhà thầu chưa bao giờ nhắc đến việc thưởng, mà ngược lại có tới 99% chỉ nhắc đến việc phạt. Vì vậy việc thưởng cho nhà thầu thi công vượt tiến độ tạo sự công bằng và nó tạo ra văn hóa mới trong cách hành xử hợp đồng giữa các đơn vị với nhau.
Việc sớm hoàn thành dự án không những tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách và thời gian vận chuyển hàng hóa, chi phí vận hành, mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế cho nhà nước gần 1.500 tỉ đồng. "Bình thường nếu không đưa mức thưởng vào trong hợp đồng thì nhà thầu không đẩy nhanh tiến độ thì đương nhiên sẽ không sinh ra số tiền trên", ông Minh lý giải cho việc thưởng nhà thầu số tiền 180 tỷ đồng cho hai nhà thầu trên là hoàn toàn hợp lý.
Trước băn khoăn của dư luận về việc số tiền thưởng trên được lấy từ nguồn nào, ông Minh cho biết: "Số tiền thưởng trên, đương nhiên sẽ được trích từ quỹ của dự án vì hiện nay việc vượt tiến độ của hai nhà thầu trên đã khiến dự án còn dư ra rất nhiều tiền. Số tiền này là vốn vay ODA từ chính phủ Nhật Bản, khi được Bộ chấp thuận, ban sẽ gửi hồ sơ và ngân hàng bên Nhật Bản sẽ trích và chuyển số tiền này từ quỹ trong dự án thưởng cho hai nhà thầu".
Phần được nhà thầu vá nham nhở, chưa được kẻ vạch sơn phân làn, và ở tại vết vá này xuất hiện lún nhẹ. Ảnh: Bá Đô
Giải thích về việc cầu đưa vào hoạt động chưa được 10 tháng đã xảy ra việc lún, nhưng Ban quản lý vẫn quyết định đề xuất thưởng cho hai nhà thầu, ông Minh cho rằng việc sụt lún chỉ là một trong những sự cố, sai số rất nhỏ trên tổng thể dự án vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu cũng như chất lượng của toàn bộ công trình.
Nguyên nhân chính của việc lún này là do xe quá tải gây ra, vì "mới đây Ban quản lý đã đặt cân trên khu vực cầu Thanh Trì gần một tuần và đã phát hiện có tới 70% xe quá tải chạy lên cầu".
Ông Minh cũng khẳng định, cầu cạn vẫn còn 2 năm bảo hành, việc xuất hiện những vết lún nhà thầu phải bỏ tiền ra khắc phục và hiện nay phần lớn những sự cố trên đã được sửa chữa, chỉ còn một vài điểm, trong một hai tuần tới nhà thầu cam kết sẽ khắc phục triệt để.
Đường trên cao vành đai 3 đoạn từ hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch được khởi công tháng 6/2010 và tháng 10/2012 được đưa vào sử dụng. Tuyến cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam này giúp phương tiện đi từ phía tây sang phía đông, nam thành phố và ngược lại mà không phải xuyên qua nội đô. Dự án cầu cạn dài 9 km, có tổng mức đầu tư là 5.547 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, trong đó Gói thầu số 1 có giá trị hợp đồng là 1.416 tỷ đồng và Gói thầu số 2 có giá trị hợp đồng là 1.079 tỷ đồng.
Bá Đô
Theo VNE
Mặt đường trên cao của Hà Nội biến dạng do đâu? Vừa mới thông xe toàn tuyến được gần 1 năm, đường trên cao đầu tiên ở Hà Nội dài 9km từ Mai Dịch - Linh Đàm đã bị lún bề mặt nhựa. Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long cho rằng, việc lún mặt đường là do xe quá tải gây ra. Chiều 15/8, Ban Quản lý dự án Thăng Long...