Giám đốc rút 16 tỷ đồng tiền bán hàng chơi chứng khoán
Huỳnh Văn Tuông đã sử dụng phần lớn khoản tiền khách hàng mua sắt thép trả nợ cho việc chơi chứng khoán bị thua lỗ.
Ngày 21-7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án hình sự về Huỳnh Văn Tuông, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long (Chi nhánh Hạ Long) tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Tuông về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 281 BLHS.
Kết luận điều tra nêu rõ, chi nhánh Hạ Long thuộc Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long ( Công ty thủy sản Hạ Long) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 100% vốn nhà nước.
Chi nhánh này do Huỳnh Văn Tuông làm Giám đốc từ tháng 10-2008 đến tháng 6-2016 đã xảy ra một số chuyện tiêu cực, gây thất thoát tài sản. Ngày 27-9-2016, lãnh đạo Công ty Hạ Long đã có công văn gửi Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ và xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Văn Tuông theo quy định pháp luật và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Quá trình điều tra xác định trong các năm 2013, năm 2014, Huỳnh Văn Tuông đại diện cho chi nhánh ký 11 bản hợp đồng và 43 phụ lục hợp đồng mua bán sắt thép, trị giá trên 96,3 tỉ đồng với Công ty TNHH một thành viên Sản xuất thương mại Dũng Đại Phát do ông Vương Đức Dũng làm giám đốc.
Theo thông lệ mua bán giữa 2 bên, việc thanh toán hợp đồng sẽ thực hiện qua chuyển khoản. Tuy nhiên, Huỳnh Văn Tuông đã yêu cầu ông Vương Đức Dũng trả bằng tiền mặt. Tính đến 30-6-2016, ông Vương Đức Dũng đã thanh toán hơn 31 tỉ đồng mua sắt thép nhưng ông Tuông chỉ chuyển về chi nhánh hơn 14,7 tỉ đồng, còn lại khoản tiền hơn 16,3 Tuông sử dụng vào mục đích cá nhân.
Video đang HOT
Theo quy định của Công ty thủy sản Hạ Long, hàng quý các chi nhánh phải có báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh. Để che giấu việc ém nhẹm tiền bán hàng, Huỳnh Văn Tuông đã nhờ ông Vương Đức Dũng ký xác nhận công nợ theo sổ sách kế toán thể hiện Công ty của ông Dũng vẫn đang nợ tiền mua thép của chi nhánh Hạ Long.
Từ tháng 6-2015, ông Vương Đức Dũng đã đề nghị Tuông làm rõ tại sao đã trả nhiều tiền mua thép nhưng vẫn báo là công nợ của ông vẫn còn nợ nhiều. Lúc này Huỳnh Văn Tuông mới nói cho Dũng biết đã sử dụng phần lớn khoản tiền để trả nợ cho việc chơi chứng khoán bị thua lỗ và tiếp tục nhờ Dũng ký tiếp vào các văn bản xác nhận để đối với với công ty.
Để ông Dũng yên tâm, Tuông cũng đã làm thêm một văn bản xác nhận dư nợ thức tế với Công ty Dũng Đại Phát. Do cả nể nên ông Dũng đã ký vào các biên bản xác nhận dư nợ theo sổ sách của chi nhánh Hạ Long.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ, Huỳnh Văn Tuông mở tài khoản và giao dịch tại Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sacombank từ tháng 2-2007, tính đến cuối tháng 5-2012, số tiền thua lỗ do mua bán cổ phiếu thể hiện trên tài khoản của ông Tuông là hơn 7,5 tỉ đồng.
Riêng việc kinh doanh cổ phần trên thị trường OTC không xác định được vì không được theo dõi trên hệ thống của công ty chứng khoán.
Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân
Viện KSND tối cao yêu cầu làm rõ vụ Hồ Duy Hải
Ngay 6/7, Viên Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao có Thông báo số 151/TB-VKSTC yêu cầu Viên KSND cấp cao tại TPHCM kiểm tra lại và báo cáo rõ môt sô nôi dung liên quan tơi tư tu Hô Duy Hai.
Ngoai ra, Viện KSND tối cao cũng yêu cầu hai đơn vị của Viện gồm Cơ quan điều tra (Cục 1) và Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6) vào cuộc kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Viện về những điểm mâu thuẫn trong vụ án nêu trên.
Tư tu Hô Duy Hai
Theo văn bản này, vụ án Hồ Duy Hải giết hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xảy ra ngày 13/1/2008 đã được đưa ra xét xử. Tòa án đã tuyên phạt Hồ Duy Hải mức án tử hình. Hồ Duy Hải đã có quyết định thi hành án nhưng sau đó được tạm hoãn thi hành án vì có đơn kêu oan.
Trươc đo, luật sư Trần Hồng Phong (người hỗ trợ pháp lý cho Hồ Duy Hải) và bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Hồ Duy Hải) đã có đơn đề nghị các cơ quan tố tụng làm rõ việc hồ sơ của vụ án có dấu hiệu bị làm sai lệch.
Cụ thể, hồ sơ rút bỏ kết luận giám định về dấu vân tay và diễn giải sai lệch về kết quả giám định dấu vân tay - trong khi đây chính là tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải. Tự ý sửa, thay đổi kết quả nhận dạng (về "chiếc xe máy" và "người thanh niên") của nhân chứng Đinh Vũ Thường. Tự ý sửa lời khai của nhân chứng về kích thước con dao (được xác định Hồ Duy Hải đã dùng để cắt cổ hai nạn nhân). Rút khỏi hồ sơ những tình tiết liên quan đến một nhân chứng đặc biệt quan trọng, có dấu hiệu liên quan đến cái chết của hai nạn nhân...
Theo đơn tố cáo, sau khi Hồ Duy Hải bị bắt giam, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định 4 tang vật: dấu vân tay, lông tóc, máu và than tro. Nhưng cơ quan điều tra chỉ sử dụng duy nhất 1 trong số 4 kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự kết luận về "than tro" thu được tại nhà Hải. Tuy nhiên, phần sử dụng này lại cắt bỏ phần nội dung quan trọng nhất: "Không đủ yếu tố kết luận có thành phần các nguyên liệu làm ra dây thắt lưng, quần áo và simcard".
Điều này cho thấy chưa thể kết luận Hồ Duy Hải đã đốt thắt lưng, quần áo, simcard sau khi gây án để che giấu hành vi tội phạm (như quan điểm của cơ quan điều tra). Thế nhưng, trong kết luận điều tra và cáo trạng, cơ quan điều tra và Viện KSND đã cắt bỏ phần kết luận quan trọng nhất, đồng thời lại mô tả là "phù hợp" với lời khai của Hồ Duy Hải vì "có thành phần vải và nhựa polyter".
Trong khi đó, các kết luận giám định còn lại (máu, lông tóc) thể hiện không có sự liên quan đến Hồ Duy Hải thì không được đưa vào. Tại bản kết luận giám định số 158 ngày 11/4/2008 kết luận: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.
"Như vậy, với việc dấu vân tay của hung thủ thu được tại hiện trường không trùng với dấu vân tay của Hồ Duy Hải, phải chăng các cơ quan tố tụng đã rút khỏi hồ sơ tình tiết ngoại phạm của Hồ Duy Hải?" - luật sư Phong đặt nghi vấn.
Từ những căn cứ pháp lý trên, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét đơn này để làm rõ bản chất vụ án.
Từ những mâu thuẫn nên trên, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình Hồ Duy Hải có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến Viện KSND tối cao. Vì vậy, Viện KSND tối cao yêu cầu các cơ quan liên quan cần kiểm tra, làm rõ và báo cáo lãnh đạo Viện để theo dõi.
Xuân Duy
Theo Dantri
Nguyên Phó tổng giám đốc Vinacafe hầu tòa vì "rút ruột" hàng tỷ đồng Ngay 14/6, TAND TPHCM mơ phiên toa xet xư bi cáo Nguyễn Công Hoàng (sinh năm 1961, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam, kiêm Giám đốc Trung tâm XNK Vinacafe) về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng bị truy tố về tội...