Giám đốc Pfizer tiết lộ chuyện hậu trường bán vắc xin cho các nước
Pfizer dự kiến sẽ sản xuất thêm 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong năm nay, cam kết sẽ chuyển phần lớn cho các nước đang phát triển.
Tổng thống Joe Biden lắng nghe CEO Albert Bourla của Pfizer phát biểu ngày 10-6 – Ảnh: AFP
Cách đây 1 năm, Pfizer là một trong nhiều công ty dược trên thế giới chạy đua phát triển vắc xin ngừa COVID-19. Đến hôm nay, sản phẩm vắc xin dùng công nghệ mRNA do Pfizer hợp tác với BioNTech của Đức là một trong những loại vắc xin hiệu quả cao nhất và được dùng rộng rãi.
Pfizer đã chuyển giao hơn 700 triệu liều vắc xin COVID-19 đến 101 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 179 triệu liều được sử dụng ở Mỹ. Hãng đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới.
Sau đây là cuộc phỏng vấn của ông Albert Bourla – CEO Pfizer – với tạp chí Fortune , trong đó ông tiết lộ nhiều thông tin hậu trường về đàm phán vắc xin, về tình hình sản xuất và phân phối vắc xin cho thế giới. TTO lược dịch :
Fortune: Pfizer có trong tay một trong những loại vắc xin COVID đầu tiên của thế giới. Chắc hẳn nhu cầu của các nước rất cao, trong khi các ông chỉ có từng ấy nguồn cung. Ông có thể tiết lộ về quá trình thương lượng mua bán?
Ông Bourla: Tôi tránh không tham gia thương lượng trực tiếp, chúng tôi có sẵn quy trình cho chuyện này. Chúng tôi xây dựng chính sách giá theo thang bậc. Nếu anh là nước thu nhập cao – như châu Âu, Mỹ và Nhật Bản – giá vắc xin sẽ tương đương một bữa ăn. Nếu là nước thu nhập trung bình, giá sẽ bằng một nửa, và nếu thu nhập thấp, giá sẽ phi lợi nhuận.
Chúng tôi thông báo rõ cho tất cả chính phủ trong tháng 5 và 6-2020, sau đó những ai quan tâm thì tham gia đàm phán.
Tôi chỉ can thiệp sớm cho một số nước không chịu đặt hàng, vì tôi thấy lo ngại. Tôi có gửi thư đến vài nước vì tôi thấy các nước thu nhập cao gom phần lớn vắc xin. Tôi chỉ can thiệp đến chừng đó.
Sau đó, khi vắc xin được thông qua vào tháng 12-2020, khi mọi người thấy được hiệu quả của nó, và sau khi một vài công ty khác gặp trục trặc, lúc này những nước không kịp đặt hàng mới gọi cho tôi để cố mua nhiều hơn.
Tôi không thương lượng nữa nếu không có lý do đặc biệt, nhưng tôi luôn trả lời tất cả cuộc điện thoại, giải thích tình hình cho họ một cách lịch sự.
Fortune: Nội dung các cuộc gọi đó ra sao?
Video đang HOT
Ông Bourla: Anh có thể không tin, một vài người gọi chỉ để nói cảm ơn, tôi rất cảm kích điều đó. Tất cả họ đều lịch sự, nhưng vài người hỏi thêm “liệu chúng tôi có thể nhận thêm hàng không vì dịch bệnh nhiều quá?”; hoặc nếu chưa đặt hàng thì họ nói “chúng tôi đã sai lầm, chúng tôi nghĩ sẽ theo một phương án khác nhưng không được. Tôi biết đó là lỗi của chúng tôi, liệu chúng ta có thể thay đổi gì không?”.
Fortune: Pfizer ưu tiên các đơn hàng ra sao, các ông quyết định nước nào nhận hàng khi nào và bao nhiêu ra sao?
Ông Bourla: Chúng tôi ký thỏa thuận cung cấp với nhiều quốc gia, thỏa thuận đầu tiên là với Anh, rồi đến Mỹ, rồi đến Liên minh châu Âu. Thỏa thuận đi kèm với lịch giao hàng – ví dụ quý 1 là bao nhiêu, quý 2 bao nhiêu… Những ai đặt hàng đều đã được lên lịch.
Cảm ơn trời là chúng tôi bắt đầu sản xuất được nhiều hơn dự liệu ban đầu. Có thêm hàng thì chúng tôi có thể hoàn thành thêm các hợp đồng mới.
Bên trong nhà máy sản xuất vắc xin của Pfizer ở Bỉ – Ảnh: Brusselstimes
Fortune: Ông cho thể cho biết thêm làm cách nào Pfizer tăng sản xuất vắc xin?
Ông Bourla: Đó là sự kết hợp nhiều thứ, bao gồm đầu tư tiền bạc và tìm ra cách nâng công suất nhanh chóng. Ví dụ thay vì chế tạo máy móc mới tốn hơn 1 năm, chúng tôi dùng các môđun có sẵn rồi chuyển chúng từ Texas đến Kalamazoo. Chúng tôi phải nhờ cảnh sát chặn luồng giao thông vì chúng quá to.
Thêm cái khác, các nhà khoa học của chúng tôi đã cải tiến quá trình sản xuất rất nhiều, một chu trình ban đầu mất đến 110 ngày thì nay giảm chỉ còn 60 ngày. Có nghĩa chúng tôi có thể tăng gấp đôi sản lượng với cùng một hạ tầng.
Nút thắt tiếp theo là nguyên liệu thô. Cho đến nay nguyên liệu thô là lý do chính tại sao tháng này chúng tôi không thể sản xuất nhiều hơn được, trong khi tháng sau thì có thể.
Fortune: Tại sao tìm nguyên liệu lại khó như vậy?
Ông Bourla: Hầu hết nguyên liệu thô là các thành phần hết sức đặc biệt. Một số nguyên liệu trên thế giới chỉ có 2-3 nhà sản xuất, số khác thì có vài chục. Mà cũng nhờ chúng tôi cung cấp vốn cho họ, chỉ cho họ cách bào chế ra các nguyên liệu đặc biệt đó.
Cũng vì không thể tìm đủ nhà cung cấp, chúng tôi đã bắt đầu tự sản xuất một vài nguyên liệu.
Fortune: Ông có thể cho vài ví dụ về nguyên liệu thô khó tìm?
Ông Bourla: Vắc xin dùng tất cả 186 nguyên liệu thô, từ lọ đựng đặc chế cho đến các thành phần cụ thể. Vài thứ khó nhất bao gồm loại lipid đặc biệt dùng để tạo ra hạt nano lipid – một phần quan trọng của công thức vắc xin. Chúng tôi cần rất nhiều thứ này.
Fortune: Hiện tại số người được tiêm vắc xin ở các nước giàu nhiều hơn nước nghèo. Ông có nghĩ về vấn đề công bằng trong phân phối vắc xin toàn cầu? Ông nghĩ có cách nào giải quyết được điều này không?
Ông Bourla: Tôi lo về điều này từ rất sớm, đó là tại sao tôi gửi thư đến một số nhà lãnh đạo. Tôi không đổ thừa cho ai vì lúc đó làm sao biết được loại vắc xin nào sẽ thành công. Vài quốc gia không đặt hàng vắc xin vì họ được hứa hẹn vắc xin nội địa. Nhưng hầu hết họ đều gặp trục trặc lớn nên không thành.
Vài nước thì chọn loại vắc xin khác vì mRNA là công nghệ chưa được kiểm chứng vào lúc đó. Chúng tôi chào hàng cho tất cả quốc gia với mức giá khác nhau, và nếu họ đặt hàng thì chúng tôi đã sẵn sàng. Đến mức chúng tôi làm phiền họ luôn cơ mà, “các ông hãy ký hợp đồng, hãy ký hợp đồng…”.
Tôi tin rồi tất cả mọi người sẽ được tiêm ngừa, vì chúng tôi sẽ sản xuất đến 3 tỉ liều trong năm nay. Nửa đầu năm chúng tôi chỉ làm được 1 tỉ liều – số này chuyển phần lớn cho các nước phát triển – nhưng trong vài tháng tới sẽ có thêm nhiều vắc xin. Phần lớn 2 tỉ liều trong nửa cuối năm nay sẽ dành cho các nước thu nhập trung bình và thấp.
Fortune: Vài người cho rằng cách tốt nhất để đảm bảo nguồn cung vắc xin COVID cho thế giới là chuyển giao công nghệ và bỏ bảo hộ bản quyền. Đây là điều ông không ủng hộ. Ông có thể cho biết vì sao và giải pháp nào là tốt hơn?
Ông Bourla: Giải pháp tốt nhất là những gì chúng tôi đang làm, tức là bán vắc xin với giá phải chăng. Chúng tôi đang xây dựng thêm năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu.
Hiện tại, nút thắt trong sản xuất vắc xin đối với bất cứ ai, kể cả Pfizer, không phải là bản quyền mà là thiếu nguyên liệu thô. Điều này sẽ không thay đổi kể cả có bỏ bản quyền hay chuyển giao công nghệ.
Thứ duy nhất ngăn cản chúng tôi bào chế 6 tỉ liều vắc xin trong 18 tháng tới là thiếu nguyên liệu thô. Nếu bỗng dưng vài công ty nào đó ở Nam Phi hoặc Ấn Độ bắt đầu tích trữ nguyên liệu thô.
Tôi cho là những cuộc tranh luận dạng này đều mang động cơ chính trị.
Pfizer thử liều vaccine COVID thứ ba, tăng miễn dịch gấp 20 lần phòng biến chủng mới
Mặc dù liệu trình 2 liều vaccine COVID-19 của Pfizer đã đạt hiệu quả phòng bệnh tới 95%, hãng vẫn đang xem xét việc tiêm liều thứ ba liệu có thể giúp ích trong đối phó các biến chủng mới của SARS-CoV-2.
Doses of the Pfizer-BioNTech coronavirus vaccine at CHIREC Delta Hospital in Brussels on Feb. 3.Yves Herman / Reuters file
Theo NBC News, ngày 25/2, Pfizer công bố đang nghiên cứu thử nghiệm liều vaccine bổ sung dành cho những người đã tiêm đủ hai liều từ hơn 6 tháng trước.
Trả lời phỏng vấn NBC News, CEO của Pfizer, Albert Bourla cho biết công ty hy vọng liều vaccine thứ ba sẽ tăng cường phản ứng miễn dịch cao hơn nữa, mang đến sự bảo vệ tốt hơn trước các biến thể mới của virus gây bệnh COVID-19.
"Chúng tôi tin rằng liều thứ ba sẽ tăng phản ứng miễn dịch gấp 10-20 lần", ông Bourla nói.
Nghiên cứu mới sẽ theo dõi sự an toàn và hiệu quả của liều vaccine thứ ba trong hai nhóm tuổi: từ 18-55 tuổi và những người từ 65-85 tuổi.
Người tham gia nghiên cứu này thuộc nhóm những người đầu tiên được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech: đó là những tình nguyện viên tham gia cuộc thử nghiệm giai đoạn 1/2 của Pfizer, bắt đầu từ tháng 5/2020.
Trong cuộc thử nghiệm đó, người tham gia được tiêm 2 liều vaccine cách nhau 3 tuần. Và trong nghiên cứu mới này, họ sẽ được tiêm thêm liều thứ ba, giống hệt như những gì đã được tiêm một năm trước.
Pfizer cũng lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm một phiên bản vaccine đã cải tiến để xem nó có hoạt động tốt chống lại biến thể virus từ Nam Phi hay không.
Các nhà khoa học cho rằng, khi virus SARS-CoV-2 biến đổi, các loại vaccine có thể cũng phải được điều chỉnh. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đầu tuần này đã ban hành hướng dẫn cho rằng các nhà sản xuất vaccine có thể dễ dàng tránh được những cuộc thử nghiệm lâm sàng kéo dài nhằm chứng minh độ an toàn và hiệu quả với những vaccine đã được nâng cấp để ngăn chặn biến thể mới.
Việc tiêm vaccine COVID đã điều chỉnh để phòng biến thể mới sẽ không khác gì cách tiêm phòng cúm thay đổi theo từng năm, nhằm ngăn chặn tất cả các chủng có khả năng lây nhiễm cao nhất cho mọi người.
CEO của Pfizer, Bourla nói rằng: "Hàng năm, bạn cần phải đi tiêm vaccine cúm. Điều đó cũng sẽ giống như vậy với COVID-19. Bạn sẽ phải đi tiêm phòng COVID hàng năm để được bảo vệ".
Điều đó cho thấy rằng ngay cả khi đại dịch kết thúc, bệnh COVID-19 có thể vẫn tồn tại. Các chuyên gia cho biết các nghiên cứu liên tục về nâng cấp vaccine là cần thiết để hiểu khi nào có thể cần đến vaccine tăng cường.
Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech hiện có vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, Brazil và Nam Phi.
CEO Bourla cho biết mục tiêu của công ty khi một biến thể mới xuất hiện là tập trung điều chỉnh vaccine hiện tại trong vòng 100 ngày.
Trong khi đó, Moderna, công ty sản xuất loại vaccine COVID-19 thứ hai được cấp phép tại Mỹ, hôm 24/2 cũng thông báo bắt đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của việc bổ sung một liều thứ ba vào phác đồ vaccine COVID-19 của mình, và đã phát triển một phiên bản vaccine được thiết kế nhằm ngăn chặn biến thể ở Nam Phi.
CEO Pfizer tiết lộ lý do chưa tiêm vaccine Covid-19 Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, cho hay ông chưa tiêm loại vaccine Covid-19 do hãng này phát triển vì không muốn giành ưu tiên của người khác. "Tôi chưa tiêm nó và chúng tôi đang thành lập một ủy ban đạo đức để xác định ai là người được tiêm", Albert Bourla, giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn...