Giám đốc Huawei bị bắt, doanh nghiệp Mỹ dễ lao đao
Vụ bắt giữ giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Huawei Huawei Mạnh Vãn Châu phơi bày những rủi ro mà các hãng công nghệ Mỹ phải đối mặt khi làm ăn với Trung Quốc và gây ra lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại kéo dài.
Bà Mạnh, con gái của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập hãng điện thoại lớn thứ hai thế giới sau Samsung, bị bắt ngày 1/12 tại Vancouver, Canada, theo yêu cầu của chính phủ Mỹ vì nghi ngờ vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran.
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm tấn công vào các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc sau khi cấm cửa một hãng thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE vào đầu năm nay.
Một số chuyên gia cho rằng những bước đi đó khiến các hãng công nghệ Mỹ làm ăn với Trung Quốc cũng có thể phải hứng “bão”.
“Bạn có thể thấy diễn biến tăng dần từ vụ cấm ZTE…cho thấy Washington đang xử lý vấn đề vi phạm trừng phạt rất nghiêm túc”, báo SCMP dẫn lời bà Alma Angotti, giám đốc quản lý hãng tư vấn Navigant và là một chuyên gia về chống rửa tiền.
Đầu năm nay, Mỹ cấm ZTE mua bất kỳ linh kiện nào của Mỹ trong 7 năm sau khi hãng này bị cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ để bán sản phẩm cho Iran và Triều Tiên. Washington cho biết lý do trừng phạt ZTE là vì quan ngại an ninh quốc gia.
Bà Angotti nói rằng việc chính phủ Mỹ quyết liệt xử lý những vi phạm như của ZTE hay Huawei cũng làm tăng rủi ro mà các công ty Mỹ phải đối mặt.
Có khả năng Bộ Tư pháp Mỹ sẽ “muốn làm rõ liệu các nhà cung cấp Mỹ biết hay có lý do để biết sẽ xảy ra vi phạm hay không, hay liệu họ có kiểm soát hoạt động của mình để ngăn ngừa việc sử dụng những hàng hóa xuất xứ Mỹ sai mục đích, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ hay không. Đó là rủi ro rất lớn”, bà Angotti nói.
Không chỉ thế, việc tấn công vào các hãng viễn thông Trung Quốc cũng sẽ khiến các hãng công nghệ Mỹ khó khăn vì chuỗi cung ứng ngày nay đang kết nối mức độ cao.
“Tác động của điều này rất lớn vì mọi chuỗi cung ứng đều đi qua Trung Quốc”, ông Stacy Rasgon, một nhà phân tích tại hãng quản lý tài sản AllianceBernstein, đánh giá. “Dù khó đánh giá tác động trực tiếp, nhưng rõ ràng thị trường không thích những thứ không chắc chắn”, ông Rasgon nói.
Video đang HOT
Chỉ số công nghiệp Dow Jones sáng 6/12 giảm 760 điểm, tương đương 3%. Cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn của Mỹ có mua hoặc bán linh kiện với Huawei giảm mạnh ngay từ phiên giao dịch buổi sáng do lo ngại gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của Huawei sẽ tác động đáng kể lên chuỗi cung ứng của họ.
Vụ bắt bà Mạnh Vãn Châu xảy ra cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires để bàn các vấn đề thương mại.
Vụ bắt giữ này sẽ bị Trung Quốc coi là hành động tấn công và “bắt giữ con tin”, nhà báo Elliott Zaagman của BBC đánh giá.
“Trung Quốc nổi tiếng là sẵn sàng thỏa thuận nhưng sau đó không tuân thủ. Có ý kiến cho rằng vụ bắt giữ này là cách Washington buộc Bắc Kinh phải giữ lời”, ông Zaagman nói.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông John Bolton hôm qua nói trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh công cộng quốc gia rằng ông đã biết trước việc bắt bà Mạnh.
“Có vẻ đây là sự leo thang đáng kể của những tranh chấp hiện nay. Bà Mạnh bị bắt ngay vào lúc lãnh đạo hai nước đang gặp nhau. Cảm giác như đó là cái tát vào mặt”, ông Rasgon nói.
Một báo cáo của quốc hội Mỹ hồi tháng 6 chỉ mặt Huawei và ZTE là “những kẻ bất chính” Trung Quốc đang thâm nhập vào các cơ quan tình báo Mỹ và các cơ sở hạ tầng quan trọng bằng những linh kiện và hệ thống công nghệ thông tin.
Mùa hè năm nay, Quốc hội Mỹ thông qua luật để trao quyền lớn hơn cho Ủy ban đầu tư nước ngoài vào Mỹ (CFIUS), một cơ quan liên ngành có nhiệm vụ đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Dù luật mới không đề cập đến Trung Quốc nhưng rõ ràng đây là một mục tiêu.
Theo Tintuc
Mỹ - Trung mập mờ, châu Á lo ngại
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể đánh thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hiệu quả
Theo đà cổ phiếu ở Phố Wall (Mỹ) lao dốc trước đó một ngày, giá cổ phiếu ở châu Á hôm 5-12 cũng đồng loạt sụt giảm giữa lúc giới đầu tư lo ngại về nguy cơ kinh tế trì trệ và viễn cảnh không rõ ràng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục - được theo dõi sát sao do Bắc Kinh đang trực tiếp đối đầu với Washington - trượt dốc vào cuối ngày giao dịch. Các chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,61% và 0,484%. Số phận cổ phiếu ở các thị trường khắp châu Á cũng lâm vào tình cảnh tương tự, như chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 1,4%, Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,62%... Đáng chú ý là giá trị cổ phiếu các ngân hàng và công ty tài chính tại khu vực đều sụt giảm như ở Mỹ.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư tăng cường rót tiền vào trái phiếu và bán tháo cổ phiếu trong bối cảnh có nỗi lo rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đã đạt đỉnh. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 3,1% hôm 4-12, đánh dấu ngày tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ hôm 10-10. Thê thảm hơn, chỉ số S&P 500 giảm 3,2%, còn chỉ số Nasdaq Composte giảm 3,8%.
Nhà đầu tư Mỹ thất vọng vì giá cổ phiếu giảm mạnh hôm 4-12. Ảnh: REUTERS
Theo đài CNBC, tâm trạng nhà đầu tư còn chịu tác động bởi những điều không rõ ràng xung quanh thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ - Trung mới đạt được, như thời điểm bắt đầu đình chiến và nội dung chi tiết của thỏa thuận.
Tại cuộc gặp ở Argentina hôm 1-12, theo Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đã nhất trí tạm ngưng leo thang cuộc chiến thương mại để các cuộc thương thảo diễn ra.
Sau vài ngày im lặng, Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 5-12 thông báo ngắn gọn là Bắc Kinh và Washington sẽ thúc đẩy đàm phán trong 90 ngày tới, đồng thời tự tin rằng hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Hiện chưa rõ khi nào đàm phán Trung - Mỹ chính thức bắt đầu. Dù vậy, tờ The South China Morning Post đưa tin phía Trung Quốc đang chuẩn bị cử một phái đoàn 30 quan chức đến Washington vào cuối tháng này.
Ngoài ra, thông báo trên cho biết Bắc Kinh sẽ thực hiện càng sớm càng tốt các điều khoản cụ thể trong thỏa thuận đã được hai nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ nhất trí nhưng không nói rõ chi tiết.
Theo trang Bloomberg, Trung Quốc đã chuẩn bị nhập khẩu lại đậu nành và khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ. Cụ thể, giới chức Trung Quốc đã được yêu cầu có những bước đi cần thiết cho các thương vụ mua sắm này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu sự chuẩn bị vừa nêu có đồng nghĩa Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế suất trả đũa áp đặt lên các sản phẩm nói trên hay không. Ngoài ra, chưa có thông tin về thời gian các thương vụ diễn ra.
Đây được xem là tín hiệu đầu tiên xác nhận tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Trắng rằng Trung Quốc đã nhất trí mua một số sản phẩm của Mỹ "ngay lập tức". Không dừng lại ở đó, theo Nhà Trắng, Bắc Kinh còn cam kết dỡ bỏ tức thì các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong lúc bắt đầu thương thảo những thay đổi liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng Twitter cảnh báo có thể đánh thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu hai bên không đạt được thỏa thuận hiệu quả. Một loạt thông điệp này của ông chủ Nhà Trắng khiến các thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ do nhà đầu tư mất niềm tin vào sự bớt căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Thỏa thuận sai lầm
Thỏa thuận đình chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Cấp cao nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina cuối tuần rồi là một sai lầm có hại cho hệ thống thương mại toàn cầu.
Ông Adam Triggs, chuyên gia tại Trường ĐH Quốc gia Úc, đưa ra nhận định như trên với đài CNBC hôm 5-12, đồng thời tin rằng thỏa thuận không giúp giảm bớt thâm hụt thương mại của Mỹ. Không những thế, việc ông Trump quan tâm đến các thỏa thuận song phương khiến các nhà lãnh đạo G20 sao nhãng khỏi những vấn đề thật sự trong hệ thống thương mại toàn cầu mà họ cần giải quyết.
Theo ông Triggs, một tổ chức đa phương như G20 nên đứng ra tìm kiếm một thỏa thuận đa phương về những vấn đề như dỡ bỏ rào cản trong thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, ông Trump lẽ ra nên làm việc chặt chẽ với các đồng minh khác của Mỹ để gây sức ép lên những tập quán thương mại bị xem là không công bằng của Trung Quốc.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Trung Quốc đồng ý mua nông sản Mỹ ngay lập tức như là một phần của thỏa thuận đình chiến. Tuy nhiên, ông Triggs chỉ ra rằng đó là bằng chứng cho thấy thỏa thuận song phương của ông Trump tác động tiêu cực đến những nước khác bởi Trung Quốc có thể giảm mua nông sản của nước thứ ba để chuyển sang hàng Mỹ.
Trong khi đó, ông Stephen Nagy, chuyên gia tại Tổ chức châu Á - Thái Bình Dương (Canada), nhận định hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đều có lý do để tìm kiếm thỏa thuận "đình chiến" ngay cả khi nó thiếu các nhượng bộ cụ thể.
Tổng thống Trump cần một "chiến thắng chính trị" để mang về nhà trong bối cảnh cuộc điều tra nghi án chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với Nga nóng lên. Về phần mình, Bắc Kinh muốn có thêm thời gian để hiệu chỉnh chiến lược ứng phó với sức ép của Washington trong tương lai. "Sau 90 ngày đình chiến, căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục và có thể thêm nghiêm trọng" - ông Nagy dự báo.
Hoàng Phương
LỤC SAN
Theo PLO
Mỹ chính thức áp thuế 200 tỷ USD, Trung Quốc thề sẽ đáp trả Tổng thống Donald Trump đã chính thức thông báo lệnh áp thuế lên lượng hàng hóa có trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Phản ứng trước vụ việc, Bắc Kinh thề sẽ đáp trả Washington. Các container hàng được xếp tại một cảng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Theo RT, đòn thuế mới của Mỹ sẽ nhắm...