Giám đốc Học viện Nông nghiệp bàn về sự “duy tình” của người Việt
GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án coi trọng nền tảng xã hội dân sự, coi trọng tập quán, truyền thống văn hóa của người Việt Nam, đó là “trọng tình” hơn là “trọng lý”, “duy tình” hơn là “duy lý”.
Phát biểu quan điểm về Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng: Theo quy định của luật pháp thì hiện nay tại Việt Nam có hòa giải ngoài tố tụng được Luật Hòa giải ở cơ sở điều chỉnh, hòa giải trong tố tụng được Bộ luật Tố tụng dân sự điều chỉnh, vậy khi Quốc hội thông qua Luật này với quy định về hòa giải cho thấy quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi trọng nền tảng xã hội dân sự, coi trọng tập quán, truyền thống văn hóa của người Việt Nam đó là “trọng tình” hơn là “trọng lý”, “duy tình” hơn là “duy lý”.
GS.TS.Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.
Người Việt không chỉ trong quan hệ gia đình mà các mối quan hệ họ hàng, “dây mơ dễ má” họ vẫn tìm ra cái lẽ để coi trọng như: “một giọt máu đào, hơn ao nước lã”; với người không có quan hệ huyết thống, họ lại có cái lẽ khác để yêu thương như: “bán anh em xa mua láng giềng gần” bởi “tối lửa tắt đèn có nhau”…
Với lẽ sống đó, người Việt coi “một trăm cái lý chẳng bằng một tí cái tình” nên khi có xung đột thường chọn cách giải quyết “chín bỏ làm mười” mà không chọn cách “đáo tụng đình”, cũng là để tránh “một đời kiện bằng chín đời thù”, giữ hòa khí lâu dài về sau.
Video đang HOT
Như vậy, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án với tinh thần coi trọng hòa giải của các bên cho thấy sự khuyến khích cách giải quyết phù hợp với văn hóa và tâm lý người Việt; lấy bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt làm cốt lõi, làm cơ sở giải quyết xung đột trong dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan chia sẻ, cá nhân bà tán thành văn bản luật mới này ngoài đề cập tới hòa giải còn đề cập tới đối thoại là xuất phát từ những xung đột dẫn đến khởi kiện hành chính hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là sự chưa thấu hiểu và sự thiếu niềm tin của người dân đối với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì đối thoại là giải pháp để các bên không chỉ “hàn gắn những bất đồng, rạn nứt” mà còn góp phần để hai bên xung đột thấu hiểu nhau, lấy lại và củng cố niềm tin.
Khi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có cơ hội và sẵn sàng đối thoại với người dân cũng cho thấy thái độ thân dân, trọng dân, gần dân, sẵn sàng nghe dân cũng là khẳng định chính quyền nhà nước Việt Nam là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, ở đó người dân là chủ một xã hội dân chủ.
Theo Danviet
GS.TS Nguyễn Thị Lan: Cần thiết thành lập Quỹ phòng chống thiên tai
Góp ý về dự thảo Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi, GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần thiết phải thành lập Quỹ phòng chống thiên tai trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.
Theo bà Lan, việc ban hành luật là vô cùng cần thiết bởi Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài trên 3.200km. Theo dự báo, chỉ tính riêng thảm họa thiên tai do nước biển dâng 1m thì 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến gần 30 triệu dân.
Luật phòng chống thiên tai, Luật đê điều và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai, quản lý đê điều. Tuy nhiên, theo bà Lan, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai và thực tiễn vận hành luật đã phát sinh một số quy định của Luật không còn phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan góp ý về dự thảo Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Vì vậy, bà Lan đồng tình với việc bổ sung một điều về khoa học công nghệ để tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ chuyên ngành, đóng góp nâng cao năng lực công tác phòng chống thiên tai.
"Nên bổ sung thêm quy định về thu hút nhân tài, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong phòng chống thiên tai. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để nâng hiệu quả kinh tế là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn của công tác phòng chống thiên tai" - bà Lan nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, bà Lan cho rằng, dự thảo Luật phòng chống thiên tai đã xác định lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong công tác ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả sau thiên tai cần bổ sung, xác định lực lượng xung kích phòng chống thiên tai với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức, đoàn thể khác ở địa phương. Tuy nhiên, trong số các lực lượng này, cần phải có lực lượng chủ trì để xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng tham gia.
Về nguồn tài chính và ngân sách Nhà nước cho phòng, chống thiên tai, theo bà Lan, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, Quỹ phòng chống thiên tai còn hạn hẹp thì việc huy động các nguồn khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết.
"Tôi đề nghị bổ sung quy định "Thủ tướng Chính phủ quyết định chi tiết về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai". Nội dung này là hết sức cần thiết vì trong thời gian qua việc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có trường hợp còn chậm, chưa sát với thực tế, có địa phương thiệt hại ít nhưng báo cáo nhiều hoặc là có địa phương bị thiệt hại nhiều nhưng Chính phủ hỗ trợ ít" - bà Lan nêu một thực tế.
Bà Lan cũng đồng tình việc thành lập Quỹ phòng chống thiên tai ở Trung ương là cần thiết và đề nghị Chính phủ khẩn trương sửa đổi Nghị định 94 nhằm khắc phục những bất cập, không chủ động, kịp thời trong việc sử dụng, điều hòa quỹ.
Đối với Luật Đê điều sửa đổi, bà Lan đồng tình với việc bổ sung hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều cần phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ NNPTNT để đảm bảo an toàn đối với các tuyến đê cấp I, cấp II, cấp III, cấp đặc biệt.
Theo bà Lan, Luật Đê điều (khoản 3 Điều 25) quy định hoạt động này phải được UBND cấp tỉnh cấp phép. Thực tế, việc cấp phép cho hoạt động này còn nhiều bất cập; một số dự án cấp phép trong phạm vi bảo vệ đê điều gây sạt, trượt, hư hỏng công trình đê điều, đe dọa đến sự an toàn tuyến đê.
Để đảm bảo thống nhất, khắc phục được những bất cập trong thời gian qua, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bà Lan đề nghị bổ sung nội dung: Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép quy định tại Điều 25 Luật Đê điều.
Theo Danviet
Cà Mau: Yêu cầu quan tâm giải quyết bức xúc của nông dân UBND tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh và hội viên, nông dân năm 2019. Buổi đối thoại có sự tham gia của hơn 100 hội viên, nông dân, lãnh đạo Hội Nông dân và các sở, ban ngành tỉnh. Chủ trì buổi đối thoại có...