Giám đốc FBI bị tố phạm luật vì tiếp tục điều tra bê bối email của Clinton
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện cho rằng giám đốc FBI “có thể phạm luật” liên bang khi công bố điều tra loạt email mới bị rò rỉ của ứng viên tổng thống Hillary Clinton.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Harry Reid. Ảnh: AP.
Harry Reid, lãnh đạo phe thiểu số đảng Dân chủ tại Thượng viện, ngày 30/10 cho rằng Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey có thể đã phạm luật liên bang khi ông thông báo điều tra loạt email mới bị rò rỉ của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton hôm 28/10.
“Văn phòng của tôi xác định hành động trên có thể vi phạm Đạo luật Hatch, cấm quan chức FBI dùng thẩm quyền của họ để tác động đến cuộc bầu cử”, Fox News dẫn thông tin ông Reid viết trong một bức thư.
Theo Reid, cách thức và thời gian Comey công bố thông tin “ảnh hưởng đến thành bại của một ứng viên đảng hoặc nhóm chính trị”. FBI chưa trả lời đề nghị bình luận về bức thư của Reid. Ông Reid sẽ rời Thượng viện vào cuối nhiệm kỳ này.
Trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, hạ nghị sĩ Cộng hòa bang Utah Jason Caffetz, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách Chính phủ Hạ viện, tỏ vẻ bất đồng với quan điểm của Reid.
“Giám đốc Comey đang cập nhật cho quá trình điều tra trước đó và ông ấy nên làm như vậy”, Chaffetz nói. “Hillary Clinton chỉ có thể tự trách mình vì bê bối này. Bà ấy tạo ra nó, không phải ông Comey”.
Các đảng viên Cộng hòa khác cũng có phản ứng tương tự. Thượng nghị sĩ bang Arkansas Tom Cotton gọi Reid là “sự hổ thẹn của chính trị Mỹ”. “Harry Reid là một sự hổ thẹn của chính trị Mỹ, nằm trong số những người kém cỏi nhất từng ở Thượng viện”, Cotton viết trên Twitter cá nhân.
Giám đốc Comey, trong bản ghi nhớ gửi các đồng nghiệp FBI ngày 28/10, cho biết ông hiểu nguy cơ bị hiểu nhầm nhưng ông cảm thấy có nghĩa vụ phải cập nhật cho quốc hội thông tin về những email mới. Ông Comey hồi tháng 7 thông báo kết thúc điều tra bê bối email của Clinton và không đưa ra cáo buộc với bà.
Video đang HOT
Bà Clinton ngày 29/10 cho rằng giám đốc FBI có hành vi “vô cùng đáng ngại” khi công bố điều tra loạt email mới bị rò rỉ của bà chỉ hơn 10 ngày trước cuộc bầu cử Mỹ nhưng tin kết luận cuối cùng sẽ không khác so với trước đó.
Tim Kaine, ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ, hôm qua hy vọng Comey vẫn giữ nguyên kết luận và cho rằng ông đã hành động quá giới hạn.
Reid kết thúc bức thư bằng lời trách giám đốc FBI. “Hãy nhớ rằng tôi từng là người ủng hộ ông bởi tôi tin ông là công chức có nguyên tắc”, Reid viết, nhắc đến việc ông từng giúp Comey vượt qua sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa. “Với sự hối tiếc sâu sắc nhất, tôi giờ cảm thấy mình đã sai”.
Như Tâm
Theo VNE
Chuyên gia Mỹ: 'Công bố điều tra thêm email của Hillary Clinton là bất công'
Chuyên gia cho rằng việc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) công bố điều tra thêm các email của Hillary Clinton là "không công bằng", nhưng khó "hạ gục" được bà trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Hillary Clinton. Ảnh: Reuters
"Việc Giám đốc FBI Comey tuyên bố công khai điều tra email mới là không công bằng, vì nó có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử khi thông tin chưa đầy đủ", Giáo sư Alan Dershowitz, Trường Luật Harvard chia sẻ với VnExpress. Giáo sư đánh giá FBI không thể có kết luận điều tra trước ngày bầu cử tổng thống.
Tiến sĩ Jim Butterfield, Đại học Western Michigan, cho rằng hiện chưa rõ nội dung các thư này là gì, nó có thể khiến các nhà bình luận tiếp tục cho rằng bà không phải luôn luôn trung thực.
James Comey, Giám đốc FBI, hôm 28/10 thông báo với các nghị sĩ rằng họ đang xem xét thư điện tử mới phát hiện, "dường như có liên quan" đến cuộc điều tra hòm thư của bà Clinton.
Theo đó, FBI tìm thấy những thư điện tử mới khi các thiết bị của cựu nghị sĩ Anthony Weiner và Human Abedin, trợ lý hàng đầu của bà Clinton, bị tịch thu. FBI đang xem xét liệu bất cứ thư điện tử mới bị phát hiện có chứa thông tin mật hay không và tác động ra sao đến cuộc điều tra về máy chủ cá nhân của bà Clinton, vốn đã khép lại trước đó. Các quan chức hành pháp cấp cao cũng chưa rõ liệu có thư nào được gửi từ máy chủ cá nhân của bà Clinton hay không. FBI cuối tuần qua đã nhận được giấy phép để tiến hành xem xét các email mới bị phát hiện liên quan tới cuộc điều tra máy chủ cá nhân của bà Clinton.
Phản ứng trước diễn biến này, bà Clinton tuyên bố bà tin cuộc điều tra sẽ không thay đổi kết luận trước đó. Hồi tháng 7, giám đốc FBI thông báo bà Clinton không bị cáo buộc hình sự vì sử dụng máy chủ cá nhân để gửi thư điện tử khi làm ngoại trưởng Mỹ.
Tuy nhiên, "trừ khi có điều gì đó cực kỳ gây điều tiếng bị phát hiện trong tuần tới, xu hướng của cuộc bầu cử sẽ không thay đổi, bà Clinton vẫn dẫn trước", Tiến sĩ Butterfield, nhận định.
90% cơ hội chiến thắng cho Clinton
Số liệu điều tra gần đây nhất cho thấy cựu ngoại trưởng Mỹ vẫn dẫn trước đối thủ và cơ hội thắng của bà lên đến 90%, chuyên gia Butterfield cho biết.
Tại các bang chiến trường, mục tiêu chính của bà Clinton lúc này là thu hút các cử tri độc lập và những người theo đảng Cộng hòa ở mức độ vừa phải và không ưa thích tỷ phú Trump. Có những người không ủng hộ cả hai ứng viên trong cuộc bầu cử này nên bà Clinton cần nỗ lực thuyết phục rằng "bà là lựa chọn tốt hơn".
Đồng tình với ý kiến này, Giáo sư Wayne cho hay hầu hết các bang chiến trường sẽ bỏ phiếu cho cựu ngoại trưởng và bà sẽ giành chiến thắng một cách dễ dàng. Về phía Trump, ông đang nỗ lực giữ người ủng hộ "phấn khích" bằng cách tạo nghi ngờ là cuộc bầu cử bị "đánh cắp" bởi người của đảng Dân chủ, bởi truyền thông và chính Tổng thống Barack Obama. Lúc này kể cả các trợ lý của ông Trump có nhận ra ông sẽ thua, họ cũng không thể nói điều đó ra một cách công khai.
Phó giáo sư Jeremy Mayer, Đại học George Mason, nhận định các bang chiến trường đang nghiêng về phía bà Clinton.
"Trong thời hiện đại, chúng tôi chưa từng thấy có khoảng cách lớn như vậy giữa hai ứng viên tổng thống", Mayer nói.
Lo ngại biểu tình bạo lực
Theo ông Butterfield, bản thân ứng viên Donald Trump có thể không làm được gì để phản đối kết quả bầu cử nếu bà Clinton giành chiến thắng. Mối lo chính là người ủng hộ của ông, một số cho biết họ sẽ không chấp thuận, họ sẽ rất giận dữ và có thể biểu tình, thậm chí bạo lực có thể xảy ra.
Chuyên gia người Mỹ lưu ý, những người ủng hộ tỷ phú Trump từng thể hiện "sự quá khích" với chính ứng viên của mình. Họ dành ưu ái rất lớn cho ông Trump khi ông không chần chừ nói ra những điều ông nghĩ, bình luận về hình thức phụ nữ, rằng người nhập cư từ Mexico là tội phạm, lên án người theo đạo Hồi. Tuy nhiên khi ông Trump "dịu giọng" hơn về chính sách nhập cư cách đây vài tháng, người ủng hộ ông đã rất giận dữ khiến tỷ phú phải quay trở lại quan điểm ban đầu và thể hiện sự nhất quán.
Nhắc đến việc ông Trump lấp lửng "công nhận kết quả bầu cử" trong cuộc tranh luận trực tiếp lần ba với bà Clinton, ông Butterfield cho biết tỷ phú có thể đệ đơn kiện ra tòa với lý do bầu cử có gian lận. Tuy nhiên ông khó có thể đưa ra chứng cứ.
Giáo sư Stephen Wayne, Đại học Georgetown thì cho rằng việc Trump "lớn tiếng" từ chối chấp nhận kết quả bầu cử chỉ đơn giản là cách để giữ người ủng hộ, "để đỡ mất mặt khi thua" và tiếp tục chiếm giữ hình ảnh trên các mặt báo.
Đánh giá về phát ngôn mới đây của ứng viên Trump đòi "dừng bầu cử và trao chức tổng thống cho ông", Tiến sĩ Butterfield không coi đây là điều đáng lo ngại, nó chỉ thể hiện con người "khác thường" của Trump.
"Cá tính của Trump là không nói gì theo kịch bản, ông ấy nói theo những gì ông nghĩ, và đó cũng là cách ông thực hiện chiến dịch vận động tranh cử, bất chấp thực tế các cố vấn nỗ lực rất lớn để giúp ông chuẩn bị tốt", ông Butterfield cho hay.
Việt Anh
Theo VNE
FBI có giấy phép điều tra email mới bị rò rỉ liên quan tới Clinton FBI đã nhận được giấy phép để tiến hành xem xét các email mới bị phát hiện liên quan tới cuộc điều tra máy chủ cá nhân của bà Clinton. Giám đốc FBI James Comey. Ảnh: AFP Giấy phép được ban hành hai ngày sau khi giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey tiết lộ về các email tìm...